Channel Avatar

PHẬT GIÁO THERAVĀDA VN @UCyj6QPW1P-W3aAM8Swz8WPQ@youtube.com

57.8K subscribers - no pronouns set

Namo Tassa Bhagavato Arahato Sammāsambuddhassa Theravāda là


PHẬT GIÁO THERAVĀDA VN
5 days ago - 43 likes

Lớp Giáo Lý Chuyên Sâu do Ngài Trưởng Lão Nodhinyana Sayadaw, Phó Hiệu Trưởng trường Quốc Tế Phật Học ITBMU giảng dạy; đề tài hôm nay: Viễn Ly & Độc Cư 🙏🙏🙏

Btc kính gửi thông tin lớp học:

Thời gian: 19h30 thứ 2 & thứ 4 hàng tuần

Meeting ID: 636 363 6366 - Pass: lopgiaoly

Zoom link: us02web.zoom.us/j/6363636366?pwd=WnFieFNvMlhCNngyW…

Live: youtube.com/live/E9fCtqE31vE?si=m0W0ARTf0WM08WTv

Quý vị vui lòng vào Zoom ổn định ít nhất 10’ trước giờ học, mở camera và tắt mic.

With metta! 🙏🙏🙏

PHẬT GIÁO THERAVĀDA VN
1 week ago - 123 likes

Việc thực hành Dhamma không phải là những cuộc đua hay sự cạnh tranh, càng không phải là những quảng cáo PR.. những vị đi theo con đường mà Đức Phật chỉ dạy là để diệt trừ những phiền não, đoạn tận khổ đau cần học, hiểu và thực hành hạnh Thiểu Dục (tham dục ít hoặc không tham dục), tránh xa 3 loại Ác dục, Đa dục và Tham dục vô độ, thái quá, cũng không nên khoe khoang về sự chứng đắc hay sự thực hành hạnh Dhutanga (Đầu Đà),…

Rất nhiều kiến thức giáo lý chuyên sâu cùng các ví dụ đơn giản dễ hiểu được Ngài Phó Hiệu Trưởng ITBMU Nodhinyāna Sayadaw giảng dạy trong buổi học tối hôm nay, btc xin gửi đến quý vị nội dung bài giảng ạ: theravada.vn/buoi-2-lop-giao-ly-chuyen-sau-kinh-tr…

Xin thành kính tri ân Ngài Nodhinyāna Sayadaw đã từ bi thuyết Pháp bảo, tri ân Sư Cô Phước Tuệ, Sư Cô Subhaddā và btc đã hỗ trợ lớp! Xin quý vị tuỳ hỷ phước báu ạ! 🙏🥰🌿📖

PHẬT GIÁO THERAVĀDA VN
1 week ago - 194 likes

Có những thời điểm chúng ta cảm giác như mất định hướng, ở ngoài đời làm ăn lúc thì thất bát bế tắc, lúc thì thuận lợi, tiền tài danh tiếng lên vù vù, nhưng tâm vẫn chới với bất an, sống đời sống cư sĩ không yên, muốn xuất gia cũng chưa đủ duyên, học Pháp thì hời hợt, thiền tập cũng vật vờ, giới hạnh cũng lơ tơ mơ.. những thời điểm ấy, chúng ta rất cần có thiện bạn hữu, có thầy bạn hoặc các Bậc Thiện Trí sách tấn, dù biết rằng chúng ta cần tự thắp đuốc, tự mình bước đi. Vậy nên ở nơi nên ở rất quan trọng, những nơi mà chúng ta có cơ hội gần gũi bạn lành, gần gũi Bậc Thiện Trí, có nhiều cơ hội làm các thiện pháp, tránh xa người xấu ác, tránh xa những năng lượng tiêu cực, tránh xa làm việc bất thiện, thường xuyên nghe Pháp, học các lớp giáo lý, thường xuyên suy nghiệm về Pháp, tham gia các khoá thiền dưới sự hướng dẫn của các vị Thầy có khả năng dạy thiền, làm các phận sự hàng ngày của người con Phật như sám hối, Quy Y Thọ Giới, niệm Ân đức Tam Bảo, trì tụng Kinh Hộ Trì Paritta, cúng dường phước báu lên Tam Bảo, cha mẹ thầy tổ, chia phước hồi hướng đến chúng sinh muôn loài, thực hành thiền định thiền tuệ mỗi ngày,.. với nguyện ước mạnh mẽ trong tử sinh luân hồi luôn luôn được gặp Chánh Pháp của Đức Phật chỉ dạy, được thân cận các Bậc Thiện Trí, các Thầy giỏi giảng dạy Chánh Pháp, được gặp bạn lành theo Chánh Pháp, nguyện chỉ thực hành theo Chánh Pháp và hướng đến Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn,.. còn lại, đừng quá lo lắng, hãy để Dhamma vận hành!

Nguyện chúc quý vị được an vui, được tấn hoá và luôn luôn được an lạc trong Dhamma! 🙏🥰🌿📖

P.s. Ngài Trưởng Lão Thiền Sư Beelin, viện chủ trung tâm thiền Panditarama tại Yangon và Bago cùng Chư Tăng đến thăm Vườn Thiền NB 06/2024.

P.p.s. Hàng ngày trên kênh Theravāda VN vẫn thường diễn ra các khoá học, quý vị có thể tham khảo ạ. Xin quý vị tuỳ hỷ với các thiện pháp chúng con đã làm! 🙏🥰

PHẬT GIÁO THERAVĀDA VN
1 week ago - 97 likes

Với nhiều người nhiều cộng đồng, bạn có thể là người giới hạnh trí tuệ đáng kính, đáng mến, đáng ngưỡng mộ, nhưng đôi khi bà hàng xóm bên cạnh chẳng ưa gì bạn, người thân bạn bè từ nhỏ chẳng ưa bạn, thậm chí còn bị coi là kẻ dị hợm khác người ngược đời.., không phải tất cả mọi người và có thể do nhiều nhân duyên, nhưng đôi khi đơn giản vì bạn không có giống họ.

Nhưng đó không phải là chủ đề một người trí nên quan tâm và bàn cãi, mà 10 chủ đề dưới đây mới là điều đáng để chúng ta thảo luận và nỗ lực thực hành, để đem lại lợi ích, tấn hoá và tăng trưởng trí tuệ:

- Câu chuyện về thiểu dục (Appicchakathā).
- Câu chuyện về tri túc (Santutthīkathā).
- Câu chuyện về viễn ly (Pavivekakathā).
- Câu chuyện về độc cư (Asamsaggakathā).
- Câu chuyện về tinh tấn (Viriyārambhakathā).
- Câu chuyện về giới (Sīlakathā).
- Câu chuyện về định (Samādhikathā).
- Câu chuyện về tuệ (Paññakathā).
- Câu chuyện về giải thoát (Vimuttikathā).
- Câu chuyện về tri kiến giải thoát (Vimuttiñāṇadassanakathā).

Chi tiết bài giảng btc xin gửi ạ! 🙏🥰🌿

youtube.com/live/LC3XR02ZQZ8?si=Tr1948Rv-cpY_yND

PHẬT GIÁO THERAVĀDA VN
3 weeks ago - 214 likes

Ngài Kim Triệu và Ngài Beelin (viện chủ trung tâm thiền Panditarama ở Yangon và Bago Myanmar) là các Bậc Thiện Trí hiếm có trên thế gian, tuổi hạ cao (hơn 70 hạ), có Pháp học Pháp hành Phật giáo, có tâm từ vô lượng.. thật hoan hỷ và phước lành cho những ai hữu duyên tại VN được cung nghinh đón rước đảnh lễ các Ngài, và đặc biệt được học Pháp, thực hành thiền dưới sự hướng dẫn và sách tấn từ các Ngài ạ 🙏🙏🙏

PHẬT GIÁO THERAVĀDA VN
1 month ago - 77 likes

“Chúng ta an lạc hay đau khổ, siêu hay đoạ nằm ở chỗ chế tác 6 trần; có những người 6 trần dù như ý hay bất toại, ngọt hay đắng, đối với họ đều là chất liệu nuôi dưỡng tâm linh; có người thì 6 trần cỡ nào cũng là độc tố cho đời sống tâm linh… cho nên khả năng chế tác trần cảnh rất là quan trọng! Cùng thấy cùng nghe.. nhưng chúng ta có bị 6 trần hút hay không; hút thường có 2 trường hợp, tiêu cực và tích cực; có người đời càng khổ họ tu càng tốt, học càng tốt, tư duy càng tốt, đạo hạnh càng tốt; có những người trước cái ngọt, cái đắng,.. họ bị sa đà, bị suy sụp,.. có, có trường hợp đó! Có người lạ lắm, họ đang rất tinh tấn, rất dễ thương, nhưng cái may mắn, cái ngọt nó đến họ tu không được nữa; có người họ đang tu rất tốt, nhưng gặp cái đắng cay họ tu không được nữa; cho nên quan trọng là khả năng chế tác, khả năng chế biến trần cảnh; chứ không phải mình mong đợi trần cảnh như ý mình mình mới tu được thì chết rồi, bởi vì thứ nhất, cái phiền não nó không dễ thoả hiệp với trần cảnh; thứ 2 là nguyên tắc vô ngã, đời không như là mơ; cái quan trọng là nó ra sao mình vẫn an lạc; cái nhà tiện nghi không bằng khả năng thích nghi; vạn sự như ý không bằng ý như vạn sự, tức là dòng đời như thế nào mình vẫn okay; cái đó là cái quan trọng! Tôi nói lại 1 lần nữa, cũng 1 pháp thoại, nhưng sẽ dìu chúng ta về 1 phương trời khác nhau.. tuỳ thuộc vào nền tảng, căn cơ, tâm địa mỗi người không giống nhau..” Sư Toại Khanh

Chi tiết bài giảng: youtube.com/live/ASWQJVBru2Y?si=pmtSHTLhhcCaPSAn 🙏🙏🙏

PHẬT GIÁO THERAVĀDA VN
2 months ago - 151 likes

Phiền não là gì? Cái nhìn của Bậc Thánh khác với phàm phu như thế nào? Buổi học 17 Lớp Giáo Lý Tìm Hiểu Phật Học do Sư Giác Nguyên giảng dạy

Thời gian: 19h (giờ Vn) thứ 5 ngày 18/4/2024

Địa điểm học: online qua zoom

👉🏻Mã id zoom: 636 363 6366
Mật mã: …

👉🏻Xin gửi quý vị link live buổi học đang diễn ra: youtube.com/live/38NW_AX0qmE?si=DWtV3w99Ic91XtQw

👉🏻Thời gian mở zoom 18h30 - đóng zoom 19h5

⭐️Đại chúng lưu ý trước khi vào zoom đổi tên zoom theo đúng cú pháp để được duyệt vào phòng học:
Mã học viên + Họ và tên

Kính thông báo! 🙏🥰

PHẬT GIÁO THERAVĀDA VN
3 months ago - 286 likes

Lần đó có người đến hỏi Ngài Lạt Ma Govinda rằng phải có thái độ thế nào trước quá nhiều truyền thống sai biệt nhau của Phật Giáo, Ngài Govinda đã trả lời rằng Giáo Pháp của Ðức Phật chẳng khác gì một hạt giống được gieo trên đất và từ đó đâm chồi nẩy lộc thành một cội cây có đủ gốc cành, thân, lá. Ðứng trước cội cây đó mỗi người một cách chọn lựa: Kẻ thích gốc, người thích cành… và dĩ nhiên nếu cứ vậy thì mỗi chọn lựa không khéo sẽ là những cái nhìn khiếm khuyết, ngộ nhận, bởi vì mỗi phần của cội cây đó đều có một giá trị riêng, ta không thể phủ nhận bất cứ cái nào cả.

Ðức Phật có dạy một giáo lý, thường được gọi là Thất giác chi hay bảy yếu tố giác ngộ. Bảy pháp môn nầy giống như những dòng nhựa nuôi sống cội cây giải thoát vậy. Chúng là những giá trị tinh thần được tựu thành từ công phu đào luyện nội tâm mà chính Ðức Phật cũng đã kinh nghiệm qua bằng chính sự tu tập của Ngài. Khi được thấu đáo, bảy pháp nầy sẽ đem lại cho chúng ta những kinh nghiệm nội tại trong sự tu tập. Chúng thực ra không phải là cái gì xa xôi trừu tượng cả, mà ngược lại là những mực thước để đo lường trình độ tu tập của chúng ta. Tu tập Thất giác chi, mối giao hòa giữa chúng ta với thế giới chung quanh sẽ trở nên sâu sắc hơn nhiều.

Thất giác chi bao gồm 3 pháp động, 3 pháp tĩnh, và một pháp trung hòa để cân bằng tất cả – đó là Chánh niệm giác chi. Hiểu biết về Thất giác chi là hiểu biết về phép gia giảm của một toa thuốc. Ðời sống tu hành cũng giống như một cuộc trị liệu. Có hiểu biết về Thất giác chi ta mới có thể điều hành nội tâm mình bằng những giá trị thiện pháp một cách tương ứng và hữu hiệu nhất để từ đó đạt tới giải thoát...

Chi tiết bài giảng về 7 Yếu Tố Giác Ngộ (Thất Giác Chi) do Sư Giác Nguyên (Toại Khanh) giảng: theravada.vn/thien-hoc-nam-truyen-that-giac-chi/

Chúc quý vị một tuần mới an vui! 🙏🥰📖

PHẬT GIÁO THERAVĀDA VN
3 months ago - 187 likes

Kính thông báo buổi học 15 Lớp giáo lý: Tìm Hiểu Về Sắc Pháp Đất Nước Gió Lửa theo Abhidhamma do Sư Giác Nguyên giảng

Thời gian: 19h00 (giờ Vn) thứ 5 ngày 4/4/2024

📖 Địa điểm học: online qua zoom
📖 Live: Youtube.com/c/THERAVADAVN

👉🏻 Thời gian mở zoom 18h30

⭐️ Quý vị lưu ý trước khi vào zoom đổi tên zoom theo đúng cú pháp để được duyệt vào phòng học: Mã học viên + Họ và tên;

⭐️ Nếu quý vị chưa đăng ký thành viên lớp zoom có thể theo dõi Live trên kênh Youtube Phật Giáo Theravada VN

Các bài giảng trong lớp Giáo Lý Căn Bản: youtube.com/playlist?list=PLQ...

Btc lớp học kính thông báo! 🙏🥰

PHẬT GIÁO THERAVĀDA VN
3 months ago - 313 likes

Từ thời con được ở gần Ngài Hộ Pháp năm 2014 trên Viên Không, Ngài không ĐT smart phone, không facebook, không social,.. không chuyện người chuyện ta, chủ yếu thời gian Ngài tập trung vào học Pháp, nghiên cứu Kinh sách, thực hành Pháp và phụng sự biên soạn sách về Pháp.. không ít lần Ngài la con do còn quá ngây ngô và phạm những sai lầm khi phụng sự.. nhưng con cảm nhận được tâm từ của Ngài khi Ngài la. Với nhiều vị Thầy uyên bác khác cũng vậy, các Ngài có mắng có la nhưng chúng con vẫn vô cùng tôn kính và ngưỡng mong các vị tiếp tục hoằng Pháp, tiếp tục cống hiến, tiếp tục la những đứa trẻ khờ dại ngây ngô trong Giáo Pháp như chúng con để chúng con có cơ hội nhận biết lỗi lầm của mình, tiếp tục sửa đổi và trưởng thành hơn trong Dhamma! Kính tri ân các Ngài! 🙏🙏🙏