Channel Avatar

ĐẠI HỌC HỌC ĐẠI @UCuFpuToEnvu4EcoBJ26waGg@youtube.com

23K subscribers - no pronouns :c

Đại học học đại là kênh youtube chuyên sâu về đề tài hướng n


Welcoem to posts!!

in the future - u will be able to do some more stuff here,,,!! like pat catgirl- i mean um yeah... for now u can only see others's posts :c

ĐẠI HỌC HỌC ĐẠI
Posted 1 year ago

TỐ CHẤT THEO ĐUỔI NGÀNH SƯ PHẠM.
Nhằm theo đuổi con đường sư phạm bạn có thể xem xét bản thân có sở hữu 1 số tố chất và phẩm chất quan trọng sau:
Trí thông minh ngôn ngữ: Đây là khả năng sử dụng ngôn ngữ để truyền tải thông tin và suy nghĩ đến người khác. Giáo viên có trí thông minh ngôn ngữ cao có khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, dễ hiểu và tạo được sự tương tác tốt với học sinh hoặc sinh viên.
Đam mê giảng dạy: Ngành sư phạm đòi hỏi sự nhiệt tình và đam mê cao trong công tác giảng dạy. Giáo viên cần có khả năng truyền đạt kiến thức, kỹ năng và tư vấn cho học sinh hoặc sinh viên một cách hiệu quả.
Kỹ năng giao tiếp, tương tác tốt với đám đông: Kỹ năng giao tiếp là yếu tố quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho học sinh hoặc sinh viên. Giáo viên cần có khả năng truyền đạt thông tin một cách dễ hiểu và rõ ràng, để học sinh hoặc sinh viên có thể tiếp thu một cách hiệu quả. Khả năng xử lý các tình huống khác nhau trong lớp học một cách thông minh và linh hoạt,ũng như tạo ra một môi trường học tập đáng tin cậy cho học sinh hoặc sinh viên.
Khả năng nhận biết tố chất của học sinh và không đưa ra sự áp đặt. Việc nhận biết tố chất của học sinh giúp giáo viên hiểu rõ và tôn trọng cá tính và năng lực của từng học sinh, từ đó đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp. Bên cạnh đó, việc không đưa ra sự áp đặt giúp giáo viên tạo dựng một môi trường học tập thoải mái và đáng tin cậy cho học sinh, giúp tăng khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. Nếu giáo viên đưa ra sự áp đặt, học sinh có thể cảm thấy bị ép buộc và không tự tin khi học tập, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển cá nhân.
Tổ chức và quản lý: Giáo viên cần có khả năng tổ chức và quản lý lớp học, thời gian và tài nguyên để đảm bảo các hoạt động giảng dạy được diễn ra m cách suôn sẻ và hiệu quả.
Kiến thức và kỹ năng chuyên môn: Sự hiểu biết sâu sắc về kiến thức môn học mình giảng dạy, cũng như sử dụng các phương pháp giả dạy hiệu quả.
Tố chất nhân cách: yêu trẻ em, có lòng trắc ẩn, sự kiên nhẫn, tình cảm và công bằng, để có thể đào tạo và đưa ra lời khuyên thích hợp cho các học sinh hoặc sinh viên.
Sáng tạo và linh hoạt: Giáo viên cần phải sáng tạo và linh hoạt trong việc thiết kế các kế hoạch giảng dạy, để đáp ứng nhu cầu và sự quan tâm của học sinh hoặc sinh viên, đồng thời tạo ra một môi trường học tập thú vị và độc đáo.

36 - 5

ĐẠI HỌC HỌC ĐẠI
Posted 1 year ago

NGÀNH VỀ KỸ NĂNG CỨNG VÀ NGÀNH VỀ KỸ NĂNG MỀM NÊN LỰA CHỌN NHƯ THẾ NÀO ?
Kỹ năng cứng là các ngành có kỹ thuật hay chuyên môn sâu vào 1 vấn đề đì đó. Ví như : bác sĩ, kỹ sư, thiết kế, kiểm toán ...
Kỹ năng mềm thì có 1 số ngành tiêu biểu như : quan hệ công chúng, quản lý nguồn nhân lực, hướng dẫn viên du lịch...
Ưu điểm khi lựa chọn các ngành kỹ năng cứng là nếu sau này cảm thấy không phù hợp và muốn làm trong lĩnh vực cần nhiều kỹ năng mềm hơn thì khá dễ dàng. Nhưng ở chiều hướng ngược lại để từ ngành kỹ năng mềm đổi sang kỹ năng cứng thì tương đối khó khăn.( không phải hoàn toàn là không được)
Vậy nên lựa chọn thế nào ?
Mình nghĩ nếu đã đủ thấy hiểu bản thân, thực sự đam mê và có mục tiêu rõ ràng thì bất kể là kỹ năng cứng hay mềm đều là 1 ngành đáng theo học.
Còn nếu vẫn mong lung thì có thể lựa chọn ngành thiên về kỹ năng cứng để có sự an toàn hơn 1 xíu. Tuy nhiên cũng có quá nhiều ngành về kỹ năng cứng và sự lựa chọn đưa ra vẫn rất khó khăn. Vì thế mà cách tốt nhất là dành nhiều thời gian để tìm hiểu, trải nghiệm và nghi nhận lại để tìm ra lựa chọn hợp lý nhất ( bất kể là kỹ năng cứng hay mềm). Đó mới là lựa chọn hợp lý nhất.

26 - 0

ĐẠI HỌC HỌC ĐẠI
Posted 1 year ago

Mình rèn luyện tính kỹ luật như thế nào?


Giữ lời hứa và cam kết: luôn luôn đúng giờ trong các cuộc hẹn cho dù là đi chơi, mình nghĩ việc đúng giờ và giữ đúng lời hứa với người khác là yếu tố đầu tiên để bản thân rèn luyện tính kỹ luật, bởi vì có lẽ giữ lời hứa với chính mình còn khó khăn hơn rất nhiều.
Thiết lập kế hoạch hợp lý: Một kế hoạch quá nặng nề sẽ khó để bạn duy trì và thực hiện điều đặng thay vào đó một kế hoạch cụ thể và hợp lý sẽ giúp bạn dễ dàng tuân thủ và giữ một lối sống có kỷ luật.
ĐƯa ra các mục tiêu đó đã được xác định trước: Xác định mục tiêu cụ thể cho mỗi ngày hoặc tuần và cố gắng hoàn thành chúng.
Tập trung vào một nhiệm vụ đến khi hoàn thành: Để tránh phân tâm và làm chậm tiến độ, bạn cần tập trung vào một nhiệm vụ và hoàn thành nó trước khi chuyển sang nhiệm vụ mới.
Thực hành giải quyết vấn đề: Nếu gặp phải khó khăn, bạn cần tập trung vào giải quyết vấn đề thay vì đơn giản là từ bỏ.
Ghi chép và kiểm tra tiến độ: Ghi lại tiến độ của mình và kiểm tra ngày hôm sau để đảm bảo tiến độ phù hợp.
Tự đánh giá và cải thiện: Tự đánh giá quá trình và đề xuất cải thiện cho chính mình để từng bước hoàn thiện tính kỷ luật.

23 - 0

ĐẠI HỌC HỌC ĐẠI
Posted 1 year ago

TỐ CHẤT THEO ĐUỔI NGÀNH SƯ PHẠM.



Nhằm theo đuổi con đường sư phạm bạn có thể xem xét bản thân có sở hữu 1 số tố chất và phẩm chất quan trọng sau:

Trí thông minh ngôn ngữ: Đây là khả năng sử dụng ngôn ngữ để truyền tải thông tin và suy nghĩ đến người khác. Giáo viên có trí thông minh ngôn ngữ cao có khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, dễ hiểu và tạo được sự tương tác tốt với học sinh hoặc sinh viên.

Đam mê giảng dạy: Ngành sư phạm đòi hỏi sự nhiệt tình và đam mê cao trong công tác giảng dạy. Giáo viên cần có khả năng truyền đạt kiến thức, kỹ năng và tư vấn cho học sinh hoặc sinh viên một cách hiệu quả.

Kỹ năng giao tiếp, tương tác tốt với đám đông: Kỹ năng giao tiếp là yếu tố quan trọng trong việc truyền đạt kiến thức và kỹ năng cho học sinh hoặc sinh viên. Giáo viên cần có khả năng truyền đạt thông tin một cách dễ hiểu và rõ ràng, để học sinh hoặc sinh viên có thể tiếp thu một cách hiệu quả. Khả năng xử lý các tình huống khác nhau trong lớp học một cách thông minh và linh hoạt,ũng như tạo ra một môi trường học tập đáng tin cậy cho học sinh hoặc sinh viên.

Khả năng nhận biết tố chất của học sinh và không đưa ra sự áp đặt. Việc nhận biết tố chất của học sinh giúp giáo viên hiểu rõ và tôn trọng cá tính và năng lực của từng học sinh, từ đó đưa ra phương pháp giảng dạy phù hợp. Bên cạnh đó, việc không đưa ra sự áp đặt giúp giáo viên tạo dựng một môi trường học tập thoải mái và đáng tin cậy cho học sinh, giúp tăng khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh. Nếu giáo viên đưa ra sự áp đặt, học sinh có thể cảm thấy bị ép buộc và không tự tin khi học tập, ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển cá nhân.

Tổ chức và quản lý: Giáo viên cần có khả năng tổ chức và quản lý lớp học, thời gian và tài nguyên để đảm bảo các hoạt động giảng dạy được diễn ra m cách suôn sẻ và hiệu quả.

Kiến thức và kỹ năng chuyên môn: Sự hiểu biết sâu sắc về kiến thức môn học mình giảng dạy, cũng như sử dụng các phương pháp giả dạy hiệu quả.

Tố chất nhân cách: yêu trẻ em, có lòng trắc ẩn, sự kiên nhẫn, tình cảm và công bằng, để có thể đào tạo và đưa ra lời khuyên thích hợp cho các học sinh hoặc sinh viên.

Sáng tạo và linh hoạt: Giáo viên cần phải sáng tạo và linh hoạt trong việc thiết kế các kế hoạch giảng dạy, để đáp ứng nhu cầu và sự quan tâm của học sinh hoặc sinh viên, đồng thời tạo ra một môi trường học tập thú vị và độc đáo.

27 - 0

ĐẠI HỌC HỌC ĐẠI
Posted 1 year ago

Cách tìm hiểu Nhu cầu của thị trường của các ngành nghề.
(Tìm hiểu về nhu cầu lao động, mức lương và tiềm năng phát triển của ngành nghề trong thị trường lao động hiện tại).


Theo dõi các trang web tuyển dụng và báo cáo tuyển dụng: Tìm các trang web tuyển dụng như VietnamWorks, Jobstreet, CareerBuilder, và LinkedIn để xem thông tin về các vị trí tuyển dụng và những yêu cầu kỹ năng, kinh nghiệm tương ứng với từng vị trí. Bạn cũng nên đọc các báo cáo tuyển dụng định kỳ của các công ty và hiệp hội để hiểu rõ hơn về tình hình tuyển dụng hiện tại và dự báo trong tương lai.
Trao đổi với những người đang làm việc trong lĩnh vực bạn quan tâm: Liên hệ với những người trong ngành để tìm hiểu về tình hình tuyển dụng hiện tại, mức lương, các tiêu chuẩn kỹ năng và kinh nghiệm yêu cầu, sự cạnh tranh trong thị trường tuyển dụng và xu hướng trong tương lai.
Điều tra thông tin về các công ty: tìm hiểu các công ty hoạt động trong ngành nghề bạn quan tâm để tìm hiểu về sự phát triển của các công ty này và chính sách quản lí nhân sự. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về điều kiện làm việc và cơ hội tuyển dụng trong những công ty này.
Đọc các báo cáo và nghiên cứu trực tuyến: Một số tổ chức chuyên về tuyển dụng và quản lí nhân sự sẽ công bố các báo cáo về tình hình tuyển dụng để giúp cho nhà tuyển dụng và những người tìm việc có cái nhìn chi tiết hơn về thị trường tuyển dụng.
Tìm hiểu về các chính sách nhà nước: Một số quyết định, chính sách và khung luật pháp có thể ảnh hưởng đến tình hình tuyển dụng của một ngành nghề. Những chính sách như đầu tư, thuế, đào tạo, phát triển kinh tế... có thể tác động phần nào đến thị trường tuyển dụng.
Tóm lại, để tìm hiểu về tình hình tuyển dụng bạn cần bao quát và tìm kiếm thông tin tại nhiều nguồn khác nhau để có cái nhìn tổng quan và chi tiết hơn về thị trường tuyển dụng của ngành nghề hoặc lĩnh vực bạn quan tâm.

Xem thêm tại www.facebook.com/daihochocdaichannel

28 - 0

ĐẠI HỌC HỌC ĐẠI
Posted 1 year ago

Học nhiều bằng đại học: Sự thay đổi và lựa chọn trong quá trình học tập


Sau những tháng ngày vất vả ôn thi, bạn đã thành công trong việc đậu vào chuyên ngành mà bạn ao ước. Giờ đây, bạn nghĩ rằng trong những năm tháng tiếp theo ở đại học, bạn sẽ cố gắng hết sức để hoàn thành các môn học, tốt nghiệp đúng thời hạn và sau đó có thể tìm được công việc mà bạn yêu thích. Tuy nhiên, khi bạn tiếp xúc với các môn học chuyên ngành và trải nghiệm công việc thực tế trong những năm tháng đại học, bạn nhận ra rằng sự thay đổi trong quá trình học tập là cần thiết.

Dưới đây là ba trường hợp phổ biến mà bạn có thể gặp phải:
Bạn muốn chuyển sang một chuyên ngành khác:
Trước đây, kiến thức của bạn về một ngành học chủ yếu là thông tin tổng quan và chưa đầy đủ. Khi bạn tiếp tục học và nghiên cứu tại đại học, bạn có thể nhận ra rằng chuyên ngành bạn đã chọn không phù hợp với bạn hoặc bạn khám phá ra đam mê của mình trong một chuyên ngành khác. Trong trường hợp này, bạn có thể phân vân liệu nên tiếp tục học chuyên ngành hiện tại hay quay lại học đại học để theo đuổi chuyên ngành mới mà bạn mong muốn. Nếu bạn tiếp tục theo đuổi chuyên ngành hiện tại mà bạn không còn hứng thú và đam mê, thì có khả năng bạn sẽ không thể theo đuổi nó đến cùng. Nếu bạn chuyển sang chuyên ngành khác, bạn sẽ phải bắt đầu lại từ đầu và không có đảm bảo rằng đây là lựa chọn tốt hơn cho bạn.

Học chuyên sâu hơn về một lĩnh vực:
Học một chuyên ngành tổng quan cho phép bạn tiếp cận nhiều kiến thức từ các chuyên ngành khác nhau. Tuy nhiên, vì tính tổng quan này, bạn có thể thiếu đi sự chuyên sâu trong một lĩnh vực cụ thể. Điều này có thể làm cho việc ứng tuyển vào các vị trí cụ thể trở nên khó khăn. Vì vậy, sau quá trình học tập, nếu bạn đã tìm thấy lĩnh vực mà bạn đam mê và muốn theo đuổi, học thêm một chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực đó sẽ giúp bạn bổ sung kiến thức và có đủ chuyên môn để phát triển trong tương lai. Ví dụ, nếu bạn học ngành Quản trị kinh doanh, bạn có thể tiếp xúc với các chuyên ngành như Kế toán, Tài chính và Marketing. Tuy nhiên, mức độ hiểu biết chỉ ở mức tổng quan. Nếu bạn tìm thấy đam mê và hứng thú trong lĩnh vực Marketing, bạn có thể học thêm chuyên ngành Marketing để có được kiến thức và chuyên môn sâu hơn, từ đó phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực này.

Bổ sung kiến thức từ lĩnh vực khác để hỗ trợ công việc:
Trong một số trường hợp, bạn nhận ra rằng kiến thức từ chuyên ngành hiện tại không đủ để bạn thực hiện công việc một cách hiệu quả. Để làm tốt hơn trong công việc sau này, bạn cần bổ sung kiến thức từ các lĩnh vực khác liên quan để có thể đáp ứng yêu cầu công việc một cách tốt nhất. Ví dụ, nếu bạn đã học ngành Tài Chính và muốn đảm nhận vai trò quản lý ở một phòng bạn hoặc một doanh nghiệp một cách hiệu quả, bạn có thể cần học thêm kiến thức từ các chuyên ngành như Quản lý nhân sự, Quản lý dự án hoặc Quản lý chiến lược để trang bị cho mình những kỹ năng cần thiết để đạt được mục tiêu trong vai trò quản lý. Một ví dụ khác, nếu bạn muốn điều hành doanh nghiệp theo đúng quy định pháp luật, kiến thức từ ngành Luật kinh tế sẽ giúp bạn hiểu rõ các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh và áp dụng chúng một cách đúng đắn.

Qua đó, mình xin nên một vài hướng để bạn có thể học thêm một chuyên ngành khác:
Học song ngành (Học cùng lúc hai ngành tại đại học):
Ở một số trường đại học, sinh viên có thể đăng ký học thêm một chuyên ngành. Đối với những môn học tương đương với những môn bạn đã học ở chuyên ngành chính, bạn có thể được miễn. Do đó, bạn sẽ chỉ cần học ít môn hơn so với sinh viên chính quy. Đây cũng là cách an toàn để thử nghiệm xem liệu bạn thực sự đam mê chuyên ngành mới hay không, vì nếu bạn thấy không phù hợp, bạn có thể dừng việc học hai chuyên ngành và tập trung vào chuyên ngành chính bạn đã chọn.

Học văn bằng hai (Học ngành thứ hai sau khi hoàn thành chuyên ngành đầu tiên):
Học văn bằng hai sẽ mở ra nhiều lựa chọn hơn cho bạn, khi bạn không bị giới hạn chỉ những ngành ở trường đại học hiện tại. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành đầu tiên, bạn có thể nộp hồ sơ vào các trường đại học tuyển sinh văn bằng hai cho chuyên ngành bạn muốn. Tiêu chí tuyển sinh có thể khác nhau tùy từng trường. Một số trường sẽ xét tuyển dựa trên thành tích học tập trong chuyên ngành đầu tiên, trong khi một số trường khác sẽ tổ chức kỳ thi tuyển riêng.

Tóm lại, con đường học vấn của mỗi người không phải lúc nào cũng là một con đường thẳng. Đôi khi, việc thay đổi và tìm hiểu thêm về các chuyên ngành khác có thể giúp bạn phát triển sự nghiệp và đạt được mục tiêu của mình. Nếu bạn hiện đang cảm thấy hoang mang về tương lai và có những điều bạn không thích về chuyên ngành hiện tại, hãy cân nhắc khám phá các chuyên ngành khác để tìm ra lựa chọn phù hợp với mình.

Xem thêm tại: www.facebook.com/daihochocdaichannel

18 - 0

ĐẠI HỌC HỌC ĐẠI
Posted 1 year ago

Các khía cạnh cần quan tâm và cân nhắc kỹ khi tìm hiểu 1 ngành nghề nào đó.


Tìm hiểu về một ngành nghề là một quá trình quan trọng và quyết định đó có thể tác động đến cả sự nghiệp trong tương lai. Việc đưa ra quyết định hợp lý đòi hỏi phải xem xét nhiều khía cạnh khác nhau. Sau đây là các khía bạn quan trong mà bạn cần tìm hiểu:


-Tính cách và tố chất cá nhân trong việc lựa chọn ngành nghề. Bạn cần đưa ra quyết định hợp lý dựa trên điểm mạnh và điểm yếu của mình trong kết hợp với yêu cầu của ngành. Ví dụ, nếu bạn là người có tính cẩn trọng, phản hồi nhanh và sẵn sàng làm việc dưới sự giám sát thì các ngành nghề như kế toán, tài chính hoặc luật sư có thể phù hợp với bạn. Tuy nhiên nếu bạn là người thích độc lập, thích sáng tạo và không thích đối mặt với áp lực thì bạn có thể phù hợp với các ngành nghề liên quan đến nghệ thuật, truyền thông hoặc thiết kế.
-Khả năng học: Xem xét những kỹ năng và kiến thức cần thiết trong ngành nghề đó và đánh giá khả năng của bản thân có thể học và thành công trong ngành này.
-Nhu cầu của thị trường: Tìm hiểu về nhu cầu lao động, mức lương và tiềm năng phát triển của ngành nghề trong thị trường lao động hiện tại.
-Thời gian và chi phí đầu tư: Xem xét chi phí và thời gian cần cho việc học và đào tạo trong ngành nghề đó để đánh giá xem có phù hợp với điều kiện và mong muốn của bản thân hay không.
-Những thách thức và cơ hội trong ngành: Tìm hiểu về các thách thức và cơ hội trong ngành nghề đó để đánh giá tính khó khăn hoặc tim năng thành công trong tương lai.
-Tiềm năng tương lai: Tìm hiểu về tình hình phát triển, xu hướng và tiềm năng tương lai của ngành nghề.

Để tìm hiểu về một ngành nghề, bạn cần xem xét sự cần thiết và tính ứng dụng của ngành nghề đó trong thị trường lao động hiện tại và tương lai, tiềm năng tương lai của ngành, khả năng học tập và đào tạo, cơ hội và thách thức, nhu cầu của thị trường, thời gian và chi phí đầu tư cũng như tố chất cá nhân và tính cách phù hợp với ngành nghề.Các yếu tố này sẽ giúp bạn đưa ra quyết định hợp lý và tìm kiếm được ngành nghề phù hợp với bản thân.

22 - 0

ĐẠI HỌC HỌC ĐẠI
Posted 1 year ago

BẠN ĐANG ĐỌC NHIỀU HAY ĐỌC HIỆU QUẢ? - Tư duy trong việc đọc.

Từng có giai đoạn đọc sách trở thành trào lưu, giới trẻ đua nhau đi sắm sách để làm đầy kệ. Càng nhiều sách thì càng thể hiện mình hiểu biết nhiều. Trên thực tế, trong thời đại số hóa hiện nay, việc đọc trở nên rất quan trọng và cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách đọc hiệu quả. Nhiều người đọc nhiều nhưng không đọc hiệu quả, đôi khi họ chỉ đọc qua và điều này không giúp họ tiếp thu được nhiều thông tin hay kiến thức mới.

Vấn đề đặt ra là: Làm sao đọc sách hiệu quả và làm sao để biết bản thân đã đọc hiệu quả hay chưa?


Khi tìm kiếm các nguồn thông tin uy tín về các phương pháp đọc sách tối ưu, mình tóm gọn lại bằng các cách đơn giản như sau:
Điều đầu tiên cần làm là chọn sách. Khâu chọn sách quyết định đến chất lượng đọc sách của bạn. Bạn cần tìm những quyển sách là nguồn tài liệu uy tín, cung cấp nội dung cần thiết cho công việc hoặc học tập. Để khám phá một quyển sách chất lượng, chúng ta có thể đọc mục lục, tham khảo ý kiến người đọc trước, cân nhắc xem cuốn sách đó có phù hợp với mục tiêu của mình không. Hơn hết, chọn sách để ta tránh mất thời gian vào các cuốn sách chưa phù hợp với định hướng của mình. Bí quyết của mình là " HÃY CHẮC RẰNG QUYỂN SÁCH ĐÓ MANG ĐẾN NHỮNG GIA TRỊ THAY ĐỔI TƯ DUY VÀ PHẦN NÀO CUỘC SỐNG CỦA MÌNH"


Thứ hai, đọc theo tốc độ của bạn. Đừng cố gắng đọc nhanh hơn khả năng của mình. Hãy đọc từ từ và dừng lại để hiểu rõ nội dung. Nếu bạn đọc quá nhanh, bạn có thể bỏ qua những thông tin quan trọng hoặc hiểu sai nội dung phần mình đang đọc. Không chỉ vậy, bạn có thể kết hợp tóm tắt phần nội dung mình đang đọc để tự đánh giá mức độ hiểu của bản thân cũng như tận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn.

Cuối cùng, tập trung vào nội dung đang đọc và đọc đúng thời điểm. Ví dụ như tắt điện thoại, đóng cửa sổ trình duyệt, tắt những tiếng ồn xung quanh để tập trung vào việc đọc.Một số người thích đọc vào buổi sáng khi đầu óc còn tươi mới, trong khi những người khác thì thích đọc vào buổi tối. Hãy tìm thời điểm phù hợp với bản thân và đọc khi bạn cảm thấy tập trung nhất.Điều này cũng giúp tránh sự phân tâm và giúp tăng khả năng tập trung.


Tóm lại, đọc hiệu quả không chỉ là chuyện của việc đọc nhiều, mà còn là chuyện của việc đọc đúng và đúng cách. Điều quan trọng nhất là tập trung và tìm kiếm các tài liệu đáng tin cậy để đọc. Nếu bạn áp dụng các bước này, bạn sẽ có thể đọc hiệu quả và tiếp thu được nhiều kiến thức mới.

11 - 0

ĐẠI HỌC HỌC ĐẠI
Posted 1 year ago

Mình đã từng có quyết định táo bạo khi chọn ngành học.



Ngày xưa, trong khi tất cả bạn bè của mình, ai nấy đều chọn các các ngành phổ biến như kinh tế, nhà hàng khách sạn hay là IT thì lúc đấy không hiểu sao mình lại có một quyết định khá táo bạo là chọn vào trường đại học kiến trúc.

Lúc đó cả trường của mình thì chỉ có 2,3 bạn là có suy nghĩ như mình. Do là khối thi của ngành này cũng khá khác biệt, mình phải thi khối H ( văn, vẽ, vẽ ). Vì phải tìm lớp học và đi luyện thi khá vất vả, nên ít người chọn là tất nhiên.


Sau khi học tại trường đại học kiến trúc một thời gian mình cảm thấy không phù hợp và mình muốn tìm kiếm một ngành học mới. Lúc đó mình lại có một quyết định táo bạo hơn nữa là thi vào khối S của trường đại Đại học sân khấu điện ảnh để học về phim ảnh.

Mình tin là nhiều bạn bè của mình còn không biết đến sự tồn tại của hai khối khối mình nhắc đến.
Trong khi đa số mọi người muốn có một sự lựa chọn an toàn thì không hiểu sao lúc đó mình lại có một suy nghĩ rất táo bạo là: “vào những cái ngành mà ít người chọn thì sau này mình sẽ gặp ít sự cạnh tranh hơn”.



Vậy thì bây giờ, sau sáu năm đi làm, khi mà nhìn lại những quyết định ngây ngô ngày xưa thì mình có những suy nghĩ gì ?

Khi mình học sai ngành, mình vẫn biết ơn những thầy cô và những kiến thức mà ngành học đã đem lại cho mình. Nó giúp mình nhận ra được những điểm yếu của bản thân, trong quá trình học sai ngành mình cũng có những kiến thức đáng trân trọng, nó giúp mình có vốn hiểu biết, có thêm tài lẻ và giúp mình khắc phục phần nào những điểm yếu quá lớn trong bản thân mình.

Mình biết ơn bản thân mình trong quá khứ đã dám đi ngược với số đông với những suy nghĩ rất ngây ngô. Nhờ vậy mà mình đến với ngành nghề của mình ở hiện tại, không chỉ là tiền bạc, ngành nghề của mình mang đến cho mình những trải nghiệm quý giá. Giúp mình nhận ra giá trị cuộc sống của mình, mình trả lời được câu hỏi mình là ai, sứ mệnh của mình là gì.

Cũng nhờ vậy mà mình phát hiện ra 1 bí mật là bất kể ngành nào cũng có thể kiếm được thu nhập tốt nếu như bạn thực sự có tài năng. Mình nghĩ là mình đã đúng khi lựa chọn một con đường có ít sự cạnh tranh. Bởi vì mình thấy là có nhiều bạn ở các ngành nghề khác nhảy vào làm việc trong ngành của mình. Thế nhưng cũng không thể phủ nhận là những bạn học ngành của mình cũng có nhiều người chọn rẽ hướng sang các ngành nghề khác.



Bản thân mình là một người cầu toàn, mình muốn có một cái sự an toàn, một sự chắc chắn, luôn luôn tìm hiểu kỹ các vấn đề, các rủi ro, và luôn làm hết sức mình để kết quả tốt nhất có thể. Thế nhưng ở một khía cạnh nào đó mình lại có một chút liều lĩnh khi dám lựa chọn làm những điều khác biệt.

Mình rất mong là có thể truyền cảm hứng đến những bạn khán giả đã và đang ủng hộ kênh của mình để các bạn có thể tìm được hướng đi tốt nhất trong con đường sự nghiệp. Cảm ơn các bạn đã luôn ủng hộ mình.

Fanpage: www.facebook.com/daihochocdaichannel

33 - 12

ĐẠI HỌC HỌC ĐẠI
Posted 1 year ago

Ngành Công nghệ tài chính là gì ?


Công nghệ tài chính không phải là một ngành học mới. Nó là sự kết hợp giữa lĩnh vực tài chính và công nghệ thông tin để cải thiện quá trình giao dịch, thanh toán, quản lý rủi ro và đầu tư trong thị trường tài chính. Công nghệ tài chính đã phát triển rất nhanh trong những năm gần đây khi các công nghệ mới như blockchain và trí tuệ nhân tạo đã được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực này. Bitcoin là một sản phẩm của công nghệ tài chính được gọi là blockchain.
Các chuyên gia trong ngành này thường sử dụng các công cụ phân tích định lượng để đưa ra các quyết định tài chính, như mô hình phân tích rủi ro tín dụng, phân tích nhu cầu vốn, và quản lý quỹ. Ngành này đòi hỏi sự tinh thông về các công nghệ mới như Blockchain, AI, Big Data, ... để áp dụng vào thực tế các ứng dụng tài chính.


So sánh ngành tài chính và công nghệ tài chính?


Ngành tài chính và công nghệ tài chính đều liên quan đến tiền tệ và quản lý tài chính của một công ty hoặc một cá nhân. Tuy nhiên, có một số điểm khác nhau giữa hai ngành này.
Tài chính: Tập trung vào việc quản lý, sử dụng và phân phối tài nguyên tài chính của một tổ chức hoặc một cá nhân. Các lĩnh vực như kế toán, tài chính công ty, quản lý rủi ro, đầu tư và quản lý dòng tiền là những định hướng trong ngành tài chính.
Công nghệ tài chính: Sử dụng các phần mềm, hệ thống và các giải pháp công nghệ để hỗ trợ quản lý tài chính và tạo ra giá trị cho khách hàng. Các lĩnh vực như các dịch vụ thanh toán điện tử, blockchain, giao dịch trực tuyến, quản lý rủi ro và kỹ thuật số hóa tài chính là những định hướng trong ngành công nghệ tài chính.

Học công nghệ tài chính là học về vấn đề gì ?


Học công nghệ tài chính là học về các công nghệ và công cụ sử dụng trong lĩnh vực tài chính, bao gồm các phần mềm kế toán, phân tích tài chính, quản lý rủi ro, đầu tư và giao dịch tài chính. Nó cũng có thể bao gồm các khái niệm về kế toán, tài chính doanh nghiệp, quản lý tài chính cá nhân, thị trường tài chính và đầu tư.

Học công nghệ tài chính có phải học 50% về IT và 50% về tài chính không ?


Không chắc là học công nghệ tài chính phải chia đều 50% về IT và 50% về tài chính. Tuy nhiên, việc học công nghệ tài chính có liên quan đến cả hai lĩnh vực này, vì vậy cần phải có kiến thức cơ bản về cả IT và tài chính. Điều này sẽ phụ thuộc vào nhà trường đào tạo và chương trình học của từng trường. Bạn cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định học ngành này.


Vị trí công việc nào trong ngành tài chính cần đến kiến thức công nghệ ?


Trong ngành tài chính, các vị trí công việc cần đến kiến thức công nghệ bao gồm:
Chuyên viên tài chính: Sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để đưa ra quyết định đầu tư và phân bổ tài sản.
Kế toán viên: Sử dụng phần mềm kế toán để quản lý tài sản và thu nhập, đồng thời tạo các báo cáo tài chính.
Nhân viên giao dịch: Sử dụng các ứng dụng giao dịch trực tuyến để tạo lệnh mua bán chứng khoán và điều khiển các khoản đầu tư.
Chuyên viên bảo hiểm: Sử dụng phần mềm tính toán và phân tích rủi ro để thiết kế các sản phẩm bảo hiểm.
Quản lý vốn đầu tư: Sử dụng các công cụ dự đoán và mô phỏng để tối ưu hóa các quyết định đầu tư và quản lý rủi ro tài chính.


Kết luận:


Để hiểu rõ ngành công nghệ tài chính trước hết bạn phải nắm rõ tài chính là gì. Theo học công nghệ tài chính không chắc chắn sẽ mang đến cho bạn lợi thế hơn hẵng so với các chuyên ngành về tài chính khác, mỗi ngành học đều có ưu điểm riêng. Nếu yêu thích tài chính và giỏi công nghệ bạn có thể cân nhắc ngành học này.

Xem them các nội dung tương tự tại: www.facebook.com/daihochocdaichannel

16 - 0