Channel Avatar

Vô Biên @UCtBppf83kbi0PjUSLlwf3aw@youtube.com

54K subscribers - no pronouns :c

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


Welcoem to posts!!

in the future - u will be able to do some more stuff here,,,!! like pat catgirl- i mean um yeah... for now u can only see others's posts :c

Vô Biên
Posted 4 years ago

Kinh TRUNG A HÀM - 187. KINH THUYẾT TRÍ 
Thế Tôn đã nói năm thủ uẩn:       Nếu đối với sắc, thọ, tưởng, hành, thức thủ uẩn mà có tham dục, có ô nhiễm, có đắm trước, có trói buộc, trói buộc sai sử, tất cả đều bị tận trừ, ly dục, diệt, tịch tĩnh, do đó biết là không còn chấp thủ, dứt sạch các lậu, tâm giải thoát. 

Thế Tôn đã nói bốn loại thức ăn:      Một là đoàn thực hoặc thô hoặc tế. Hai là xúc thực. Ba là ý tư thực. Bốn là thức thực.’
Đối với đoàn thực, xúc thực, ý tư thực và thức thực, không coi trọng, không coi rẻ, không đam mê, không ràng buộc, không nhiễm, không đắm, được giải thoát, giải thoát một cách rốt ráo, tâm không còn điên đảo. Biết như vậy, thấy như vậy đối với bốn loại thực này, rõ biết không còn chấp thủ, dứt sạch các lậu, tâm giải thoát.’

Đức Thế Tôn đã nói bốn loại tuyên thuyết:     Một là cái được thấy thì nói là cái được thấy. Hai là cái được nghe thì nói là cái được nghe. Ba là cái được thức thì nói là cái được thức. Bốn là cái được biết thì nói là cái được biết.’
Đối với cái được thấy nói là được thấy, tôi không coi trọng, không coi rẻ, không đam mê, không ràng buộc, không nhiễm, không đắm, được giải thoát, giải thoát một cách rốt ráo, tâm không còn điên đảo.   
Biết như vậy, thấy như vậy đối với bốn loại tuyên thuyết này, biết rõ mình đã dứt sạch các lậu, không còn chấp thủ, tâm được giải thoát.’ 

Thế Tôn đã nói pháp sáu nội xứ, mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý xứ:      “Đối với mắt và thức con mắt, pháp được biết bởi thức con mắt. Sau khi biết hai pháp, nếu đối với mắt và thức con mắt, pháp được biết bởi thức con mắt mà ái lạc đã dứt sạch.   
Do dứt sạch, ly dục, diệt, tịch tĩnh mà biết là đã dứt sạch các lậu, không còn chấp thủ, tâm được giải thoát.   
Đối với tai, mũi, lưỡi, thân, ý và ý thức, pháp biết bởi ý thức, đều biết. Sau khi biết hai pháp, nếu đối với ý và ý thức, pháp được biết bởi ý thức, mà ái lạc đã dứt sạch.   
Do dứt sạch, ly dục, diệt, tịch tĩnh mà đã biết là đã dứt sạch các lậu, không còn chấp thủ, tâm được giải thoát.   

Thế Tôn nói sáu giới:    địa giới, thủy giới, hỏa giới, phong giới, không giới và thức giới:      Do không thấy rằng sáu giới là sở thuộc của tôi. Tôi không phải là sở thuộc của sáu giới. sáu giới chẳng phải là tự ngã.      Nhưng ba thủ nương sáu giới mà trụ và các kết sử dựa vào đó mà sanh. Chúng bị diệt sạch, ly dục, diệt, tịch tĩnh, do đó mà biết là đã dứt sạch các lậu, không còn chấp thủ, tâm được giải thoát.

1 - 0

Vô Biên
Posted 4 years ago

Trích kinh TRUNG A HÀM
164. K- PHÂN BIỆT QUÁN PHÁP

QUÁN PHÁP 
 “Tâm hướng ra bên ngoài, bị phân rải, tán loạn:  Với con mắt, con mắt thấy sắc, thức ăn tướng của sắc, thắc đắm trước vị lạc của tướng của sắc, thức bị trói buộc bởi vị lạc của tướng của sắc; vị ấy bị vị ngọt của sắc tướng cột chặt tâm nên hướng ra ngoài, bị phân rải, tán loạn.    Tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng vậy. 

Tâm không hướng ra ngoài, không bị phân rải, tán loạn?    “Với con mắt, thấy sắc, thức không chạy theo sắc tướng, thức không đắm trước lạc của sắc tướng, thức không bị trói buộc bởi lạc của sắc tướng, vị ấy không bị vị ngọt của sắc tướng cột chặt tâm nên không hướng ra ngoài, không bị phân rải, tán loạn. Tai, mũi, lưỡi, thân, ý cũng vậy. 

 “Như vậy gọi là tâm không hướng ra ngoài, không bị phân rải, tán loạn. 

 “Thế nào là không chấp thủ mà sợ hãi?   “Nếu không ly sắc nhiễm, không ly sắc dục, không ly sắc ái, không ly sắc khát, thì vị ấy muốn được sắc, truy cầu, đắm trước sắc, trú vào sắc, nghĩ rằng ‘Sắc là ta. Sắc là sở hữu của ta.’  

Khi đã muốn được sắc, truy cầu sắc, đắm trước sắc, trú vào sắc, nghĩ rằng ‘Sắc là ta. Sắc là sở hữu của ta’, thì thức nắm bắt sắc. Sau khi thức nắm bắt sắc, lúc ấy sắc biến dịch thì thức cũng bị chuyển theo sắc. 
Khi thức đã bị chuyển theo sắc thì vị ấy sanh sợ hãi, tâm trú vào trong đó. Nhơn vì tâm không biết nên sanh khiếp sợ, lao nhọc, không chấp thủ mà sợ hãi. “Thọ, tưởng, hành, thức; cũng vậy.
“Như vậy gọi là người không chấp thọ mà sợ hãi. 

 “Thế nào gọi là không chấp thủ, không sợ hãi?   “Nếu vị nào ly sắc nhiễm, ly sắc dục, ly sắc ái, ly sắc khát, thì vị ấy không muốn được sắc, không truy cầu sắc, không đắm trước sắc, không trú vào sắc nghĩ rằng ‘Sắc không phải là ta. Sắc không phải là sở hữu của ta.’  

Vị ấy đã không muốn được sắc, không truy cầu sắc, không đắm trước sắc, không trú vào sắc nghĩ rằng ‘Sắc không phải là ta. Sắc không phải là sở hữu của ta’ thì thức không nắm bắt sắc. 

Khi thức đã không nắm bắt sắc, lúc ấy sắc biến dịch, thức không bị chuyển theo sắc. Thức đã không bị chuyển theo sắc thì vị ấy không sanh sợ hãi, tâm không trú vào trong đó. Nhơn vì tâm biết nên không khiếp sợ, không lao nhọc, không chấp thọ, không sợ hãi. “Thọ, tưởng, hành, thức; cũng vậy.
“Như vậy gọi là không chấp thủ, không sợ hãi. 


 TỔNG THUYẾT - BIỆT THUYẾT 

 Khi thấy sắc với con mắt, Khi nghe tiếng với tai... ngửi hương với mũi... nếm vị với lưỡi... cảm xúc với thân... nhận thức pháp với ý, thức truy cầu sắc... pháp tướng, bị trói buộc bởi vị của pháp tướng, bị cột chặt bởi vị của pháp tướng, bị triền phược bởi kiết sử vị của pháp tướng; như vậy gọi là thức đối với ngoại (trần) bị tán loạn, tản rộng. Như vậy, gọi là thức bị tán loạn, tản rộng. 

 Khi thấy sắc với con mắt, khi nghe tiếng với tai... ngửi hương với mũi... nếm vị với lưỡi... cảm xúc với thân... nhận thức pháp với ý, thức không truy cầu sắc... pháp tướng, không bị trói buộc bởi vị của pháp tướng, không bị cột chặt bởi vị của pháp tướng, không bị triền phược bởi kiết sử vị của pháp tướng; như vậy gọi là thức đối với ngoại (trần) không bị tán loạn, không bị tản rộng. Như vậy, gọi là thức không bị tán loạn, không bị tản rộng. 

 Nếu thức đối với ngoại (trần) không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối, sẽ không có tập khởi, sanh khởi của khổ về sanh, già, chết, trong tương lai.

2 - 0

Vô Biên
Posted 4 years ago

HÀNH (THIỀN ĐỊNH)             Phật nói:
 1. Nếu khi đang đi khởi lên dục tầm (dục tưởng), hay sân tầm, hay hại tầm mà nếu chấp nhận, không có từ bỏ, không có tẩy sạch, không có chấm dứt, không có đi đến không hiện hữu.

 Nếu đang đi có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người không có nhiệt tình, không có xấu hổ, liên tục thường hằng biếng nhác, tinh tấn hạ liệt. 

 Nếu khi đang đứng … khi đang ngồi … khi đang nằm, thức khởi lên dục tầm, hay sân tầm, hay hại tầm mà nếu chấp nhận, không có từ bỏ, không có tẩy sạch, không có chấm dứt, không có đi đến không hiện hữu.

 Nếu khi đang nằm, thức có sở hành như vậy, vị ấy được gọi là người không có nhiệt tình, không có xấu hổ, liên tục thường hằng biếng nhác, tinh tấn hạ liệt. 

 2. Nếu khi đang đi khởi lên dục tầm, hay sân tầm, hay hại tầm mà nếu không chấp nhận, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không hiện hữu; Nếu khi đang đi có sở hành như vậy; vị ấy được gọi là người có nhiệt tình, có xấu hổ, liên tục thường hằng, tinh cần tinh tấn, siêng năng. 

 Nếu khi đang đứng … Nếu khi đang ngồi … Nếu khi đang nằm, thức khởi lên dục tầm, hay sân tầm, hay hại tầm mà nếu không chấp nhận, từ bỏ, tẩy sạch, chấm dứt, đi đến không hiện hữu.

 Nếu khi đang nằm, thức có sở hành như vậy; vị ấy được gọi là người có nhiệt tình, có xấu hổ, liên tục thường hằng, tinh cần tinh tấn, siêng năng. 

 Nếu khi đi khi đứng, Khi ngồi hay khi nằm, Khởi lên ác tầm tư, Liên hệ đến gia đình, Thực hành theo ác đạo, Mờ ám bởi si mê, người như vậy, Không chứng Vô thượng giác. 

 Ai khi đi khi đứng, Khi ngồi hay khi nằm, Điều phục được tâm tư, Ưa thích tầm chỉ tịnh như vậy, Chứng được Vô thượng giác. 

                                      CHẾ NGỰ  

Nếu trong khi đi, tham, sân được từ bỏ, hôn trầm thụy miên, trạo hối, nghi được đoạn tận, tinh cần, tinh tấn, không có thụ động, niệm được an trú không có thất niệm, thân được khinh an, không có cuồng nhiệt, tâm được định tĩnh nhất tâm. 

 Nếu khi đang đi có sở hành như vậy; vị ấy được gọi là người nhiệt tâm, có xấu hổ, liên tục thường hằng, tinh tấn, siêng năng. 

 Nếu trong khi đứng …, khi ngồi …, khi nằm thức, tham, sân được từ bỏ, hôn trầm thụy miên, trạo hối, nghi được đoạn tận, tinh cần, tinh tấn, không có thụ động, niệm được an trú, không có thất niệm, thân được khinh an, không có cuồng nhiệt, tâm được định tĩnh, nhất tâm.

 Nếu khi đang thức có sở hành như vậy; vị ấy được gọi là người nhiệt tâm, có xấu hổ, liên tục thường hằng, tinh tấn, siêng năng.

3 - 0

Vô Biên
Posted 4 years ago

Trích kinh TẠP A HÀM

KINH 466. KIẾM THÍCH

Phật bảo: “Nếu quán sát lạc thọ mà tưởng là khổ, quán sát khổ thọ mà tưởng là kiếm đâm, quán sát không khổ không lạc thọ mà tưởng là vô thường, hoại diệt, đó gọi là chánh kiến.”

Sau đó Thế Tôn nói bài kệ:

Quán vui tưởng là khổ,
Khổ thọ như kiếm đâm,
Đối với không khổ vui,
Tu tưởng vô thường, diệt,
Đó gọi là Thành tựu được chánh kiến.
Đạo an vui tịch diệt,
Trụ nơi tối hậu biên,
Vĩnh viễn lìa phiền não,
Dẹp tan chúng quân ma.

KINH 467. TAM THỌ

Phật bảo: “Ai đối với kết sử tham nơi lạc thọ đã dứt trừ, đã biết; đối với kết sử sân nhuế nơi khổ thọ đã dứt trừ, đã biết; đối với kết sử si nơi bất khổ bất lạc thọ đã dứt trừ, đã biết; đó gọi là đã đoạn trừ ái dục, bứt các kết buộc, diệt kiêu mạn, đạt cứu cánh khổ biên. ”

KINH 469. TIỄN

Phật bảo: Phàm phu ngu si không học, vì thân xúc chạm sinh các thọ, tăng thêm các khổ đau, cho đến bị cướp mất mạng sống, sầu bi, thán oán, khóc lóc, kêu gào, tâm sinh cuồng loạn. Ngay lúc đó hai thọ tăng trưởng, là thân thọ, và tâm thọ.

Như có người thân bị trúng hai mũi tên độc, vô cùng đau đớn. Phàm phu ngu si không học lại cũng như vậy. Hai thọ tăng trưởng: thân thọ, tâm thọ vô cùng đau đớn, khổ sở.

Vì sao? Vì phàm phu ngu si không học này không biết rõ, nên ở nơi ngũ dục mà phát sanh cảm xúc lạc thọ, lãnh thọ năm thứ dục lạc. Do lãnh thọ năm thứ dục lạc nên bị tham sử sai khiến.

Vì xúc chạm cảm thọ khổ nên sinh sân nhuế. Vì nổi sân nhuế nên bị nhuế sử sai khiến.

Nếu đối với sự tập khởi, sự diệt tận, vị ngọt, tai hại, và xuất ly của hai thọ này mà không biết như thật, vì không biết như thật nên sinh cảm thọ không khổ không lạc, bị si sử sai khiến.

Nó bị lạc thọ trói buộc, mãi không thể lìa; bị khổ thọ trói buộc, trọn không thể lìa; bị cảm thọ không khổ không lạc trói buộc, cuối cùng không thể lìa.

“Cái gì trói buộc? Bị tham, nhuế, si trói buộc; bị sinh, già, bệnh, chết, ưu, bi, não, khổ trói buộc.”

“Đa văn Thánh đệ tử, thân xúc sinh khổ thọ, khổ lớn bức bách… cho đến cướp mất sinh mạng, mà không khởi lo buồn, thán oán, khóc lóc, kêu gào, loạn tâm phát cuồng. Ngay lúc đó chỉ sinh một thứ thọ, đó là thân thọ, chứ không sinh tâm thọ.

Như người bị một mũi tên độc, không bị mũi tên độc thứ hai, ngay khi đó chỉ sinh có một cảm thọ, đó là thân thọ mà không sinh tâm thọ.

Khi xúc chạm lạc thọ, không nhiễm dục lạc. Vì không nhiễm dục lạc nên đối với lạc thọ này, tham sử không sai khiến.

Khi xúc chạm khổ thọ, không sinh sân nhuế; vì không sinh sân nhuế, nên nhuế sử không thể sai khiến.
Nếu đối với sự tập khởi, sự diệt tận, vị ngọt, tai hại, sự xuất ly của hai sử này mà biết như thật, vì biết như thật cảm thọ không khổ không lạc, nên si sử không thể sai khiến được.

Đối với lạc thọ được giải thoát, không bị trói buộc; khổ thọ, và không khổ không lạc thọ cũng được giải thoát, không bị trói buộc.

“Không bị cái gì trói buộc? Tham, nhuế, si không trói buộc; sinh, già, bệnh, chết, ưu, bi, não, khổ không trói buộc.”

KINH 473. CHỈ TỨC

“Đối với tham dục, mà tâm ly nhiễm, giải thoát; với sân nhuế, mà tâm ly nhiễm, giải thoát, đó gọi là tĩnh chỉ thù thắng, tĩnh chỉ kỳ đặc, tĩnh chỉ tối thượng, tĩnh chỉ vô thượng.

Sự tĩnh chỉ như vậy, đối với những sự tĩnh chỉ khác, không gì hơn được.”

0 - 0

Vô Biên
Posted 4 years ago

CỘI GỐC CỦA UNG NHỌT (trong kinh Trung a Hàm)
Phật nói: “Ung nhọt chính là thân này, là sắc thân bốn đại thô phù do cha mẹ sanh ra, được lớn lên nhờ ăn uống, cọ xát với y phục, chăm sóc bằng tắm rửa, là pháp vô thường, là pháp hủy hoại, là pháp tan rã. Như vậy gọi là ung nhọt.
“Cội gốc của ung nhọt là ba ái: dục ái, sắc ái và vô sắc ái. Như vậy gọi là cội gốc của ung nhọt. Tất cả lậu gây ung nhọt là sáu xúc xứ, mắt lậu thấy sắc, tai lậu nghe tiếng, mũi lậu ngửi mùi, lưỡi lậu nếm vị, thân lậu cảm xúc, ý lậu biết các pháp. Như vậy gọi là tất cả lậu gây ung nhọt.
“Ta đã thuyết giảng cho các ngươi nghe về cội gốc của ung nhọt. Các thầy cũng phải tự mình thực hiện. Hãy đến nơi rừng vắng, sơn lâm, dưới gốc cây hoặc một chỗ nào yên tĩnh mà thiền tọa, tư duy, chớ nên phóng dật. Hãy chuyên cần tinh tấn, đừng để về sau phải hối hận. Đó là lời răn dạy của Ta! Đó là lời khuyên bảo của Ta!”

29 - 2

Vô Biên
Posted 4 years ago

TỔNG THUYẾT VÀ BIỆT THUYẾT (trích trong kinh Trung Bộ) Thế Tôn nói như sau: Cần phải quán sát một cách như thế nào để thức của vị ấy đối với ngoại (trần) không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội (trần), không bị chấp thủ quấy rối.
Ý nghĩa rộng rãi như sau:
Sao gọi là thức đối với (ngoại) trần, bị tán loạn, bị tản rộng? Khi thấy sắc với con mắt, thức truy cầu sắc tướng, bị trói buộc bởi vị của sắc tướng, bị cột chặt bởi vị của sắc tướng, bị triền phược bởi kiết sử vị của sắc tướng, như vậy gọi là thức đối với ngoại (trần) bị tán loạn, tản rộng. Khi nghe tiếng với tai... ngửi hương với mũi... nếm vị với lưỡi... cảm xúc với thân... nhận thức pháp với ý, thức truy cầu pháp tướng, bị trói buộc bởi vị của pháp tướng, bị cột chặt bởi vị của pháp tướng, bị triền phược bởi kiết sử vị của pháp tướng; như vậy gọi là thức đối với ngoại (trần) bị tán loạn, tản rộng. Như vậy, gọi là thức bị tán loạn, tản rộng.
Sao gọi là thức đối với (ngoại) trần, không bị tán loạn, không bị tản rộng? Khi thấy sắc với con mắt, thức không truy cầu sắc tướng, không bị trói buộc bởi vị của sắc tướng, không bị cột chặt bởi vị của sắc tướng; không bị triền phược bởi kiết sử vị của sắc tướng; như vậy gọi là thức đối với ngoại (trần) không bị tán loạn, không bị tản rộng. Khi nghe tiếng với tai... ngửi hương với mũi... nếm vị với lưỡi... cảm xúc với thân... nhận thức pháp với ý, thức không truy cầu pháp tướng, không bị trói buộc bởi vị của pháp tướng, không bị cột chặt bởi vị của pháp tướng, không bị triền phược bởi kiết sử vị của pháp tướng; như vậy gọi là thức đối với ngoại (trần) không bị tán loạn, không bị tản rộng. Như vậy, gọi là thức không bị tán loạn, không bị tản rộng.
Nếu thức đối với ngoại (trần) không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối, sẽ không có tập khởi, sanh khởi của khổ về sanh, già, chết, trong tương lai.

23 - 2

Vô Biên
Posted 4 years ago

QUẢ BÁO CỦA NGHIỆP
(trích trong kinh Tăng Nhất A Hàm)

Thế Tôn nói: “Do gốc rễ mười ác mà ngoại vật còn suy hao, huống nữa nội pháp. Những gì là mười? Đó là, người sát sanh, trộm cướp, dâm dật, nói dối, ỷ ngữ, ác khẩu, hai lưỡi, gây đấu loạn đây kia, tật đố, sân hận, khơi dậy tà kiến.
Do quả báo của sát sanh, thọ mạng của chúng sanh rất vắn.
Do sự lấy của không được cho, chúng sanh sanh vào chỗ nghèo hèn.
Do quả báo dâm dật, cửa nhà chúng sanh không được trinh trắng.
Do nói dối, miệng của chúng sanh có mui hôi thối, không được sạch thơm.
Do ỷ ngữ, đất đai không được bằng phẳng.
Do quả báo hai lưỡi, đất mọc gai chông.
Do quả báo ác khẩu, có nhiều ngôn ngữ khác nhau.
Do tật đố, thóc lúa không dồi dào.
Do quả báo sân hại, có nhiều vật uế ác.
Do quả báo tà kiến, tự nhiên sanh tám địa ngục.
Nhân bởi mười ác báo này khiến các ngoại vật cũng suy hao, huống nữa vật nội thân.
“Hãy niệm tránh xa mười pháp ác, tu hành mười pháp thiện. “Hãy học điều này như vậy.”
Bấy giờ các ông nghe những điều Phật dạy, nên hoan hỷ phụng hành.

35 - 3

Vô Biên
Posted 4 years ago

Ba thứ "KHÔNG CHẮC THẬT" (trích trong kinh A HÀM)
Thế Tôn bảo: “Có ba thứ không chắc thật. Thân không chắc thật, mạng không chắc thật, tài không chắc thật. Đó gọi là ba thứ không chắc thật.
“Trong ba thứ không chắc thật, hãy phương tiện tìm cầu làm thành ba thứ chắc thật.
“Sao gọi là thân không chắc thật, tìm cầu nơi chắc thật? Nghĩa là khiêm nhường, cung kính, lễ bái, tùy lúc thăm hỏi. Đây là thân không chắc thật, tìm cầu nơi chắc thật.
“Sao gọi là mạng không chắc thật, tìm cầu nơi chắc thật? Ở đây, thiện nam tử, thiện nữ nhân suốt đời không sát sanh, không dùng dao gậy, thường biết tàm quí, có tâm từ bi, nghĩ khắp tất cả chúng sanh; suốt đời không trộm cắp, thường niệm bố thí, tâm không ý tưởng keo lẫn; suốt đời không dâm dật, cũng không thông dâm vợ người; suốt đời không vọng ngữ, thường nghĩ đến chí thành không khi dối người đời; suốt đời không uống rượu, ý không tán loạn, giữ giới cấm của Phật. Đó gọi là mạng không chắc thật, tìm cầu nơi chắc thật.
“Sao gọi là tài không chắc thật, tìm cầu nơi chắc thật? Thiện nam tử, thiện nữ nhân thường niệm bố thí cho sa-môn, bà-la-môn, các hàng nghèo khó. Người cần ăn thì cho ăn, cần nước uống cho nước uống, y phục, đồ ăn thức uống, giường nằm, tọa cụ, thuốc men chữa bệnh, nhà cửa thành quách, những thứ gì cần đều đem cho hết; tài sản không chắc thật, tìm cầu nơi chắc thật là như vậy.
“Đó gọi là có ba thứ không chắc thật này, tìm cầu nơi ba thứ chắc này.”

29 - 2

Vô Biên
Posted 4 years ago

THIỆN ÁC (trích trong kinh A Hàm)
Thế Tôn nói: “Chúng sanh nào phụng hành mười pháp, sẽ sinh lên trời. Lại hành mười pháp sẽ sinh vào nẻo dữ. Lại hành mười pháp, nhập Niết-bàn giới.
“Tu hành mười pháp gì mà sinh vào nẻo dữ? Ở đây, có người sát sanh, trộm cướp, dâm dật, nói dối, ỷ ngữ, ác khẩu, hai lưỡi, gây đấu loạn đây kia, tật đố, sân hận, khơi dậy tà kiến. Đó là mười pháp. Chúng sanh nào hành mười pháp này sẽ vào trong nẻo dữ.
“Tu hành mười pháp gì được sinh lên trời? Ở đây, có người  không sát sanh, không trộm cướp, không dâm dật, không nói dối, không ỷ ngữ, không ác khẩu, không hai lưỡi gây đấu loạn đây kia, không tật đố, không sân hận, không khơi dậy tà kến. Nếu ai hành mười pháp này sẽ được sinh lên trời.
“Tu hành mười pháp gì đến được Niết-bàn? Đó là mười niệm. Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm Thiên, niệm giới, niệm thí, niệm chỉ tức, niệm an-ban, niệm thân, niệm sự chết. Đó là tu hành mười pháp thì đạt được Niết-bàn.
“Nên biết, hãy niệm xả ly mười pháp sinh lên trời và sinh vào nẻo dữ. hãy niệm tưởng mười pháp khiến đạt đến Niết-bàn. “Hãy học điều này như vậy.”
Bấy giờ các ông nghe những điều Phật dạy, nên hoan hỷ phụng hành.

35 - 1

Vô Biên
Posted 4 years ago

BÁT QUAN TRAI PHÁP (trích trong kinh A-HÀM)
Thế Tôn bảo: “Nay Ta sẽ nói  trai pháp tám quan của Hiền thánh. Các ngươi hãy ghi nhớ kỹ, tùy hỷ mà phụng hành.”
“Sao gọi là  trai pháp tám quan? Một là không sát sanh, hai là không lấy của không cho, ba là không dâm dục, bốn là không nói dối, năm là không uống rượu, sáu là không ăn phi thời, bảy là không nằm ngồi trên giường cao rộng, tám là tránh xa việc đờn ca xướng hát và xoa hương thơm vào mình. Đó gọi là  trai pháp tám quan của Hiền thánh.”
“Tu hành trai pháp tám quan như thế nào?”
Thế Tôn bảo: “Thiện nam, thiện nữ vào ngày thứ 8, 14, 15 đến chỗ Sa-môn hoặc Tỳ-kheo trưởng lão, tự xưng tên họ rằng, ‘Con từ sáng đến tối, như A-la-hán, giữ tâm không di động, không dùng dao gậy gia hại chúng sanh, ban vui khắp tất cả. Nay con thọ trai pháp, nhất thiết không vi phạm, không khởi tâm sát. Con tu tập giáo pháp Chân nhân kia, không trộm cắp, không dâm dục, không nói dối, không uống rượu, không ăn quá ngọ, không ngồi chỗ cao rộng, không tập ca múa xướng hát và thoa hương vào mình.’ Nếu người có trí tuệ, hãy nói như vậy. Nếu là người không có trí huệ, nên dạy nói như vậy.
“Nên chỉ dạy từng điều một, đừng để sai sót, cũng đừng để vượt quá. Lại nên dạy cho phát thệ nguyện.”
“Nên phát nguyện như thế nào?”
Thế Tôn bảo: “Người ấy nguyện rằng: ‘Nay con bằng trai pháp tám quan này sẽ không đoạ địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, cũng không rơi vào nơi tám nạn, không ở biên địa, không rơi vào nơi tệ ác, không theo tri thức ác; con phụng sự cha mẹ chân chánh không có tà kiến, sanh vào trung bộ, được nghe pháp thiện, tư duy phân biệt, thành tựu pháp tùy pháp; đem công đức trai pháp này nhiếp lấy pháp lành của tất cả chúng sanh; đem công đức này bố thí cho họ giúp cho người kia thành Đạo Vô thượng Chánh chơn; đem phước của thệ nguyện này bố thí để thành tựu ba thừa khiến cho không bị thối lui giữa chừng. Lại đem  trai pháp tám quan này để học Phật đạo, Bích-chi-phật đạo, A-la-hán đạo. Những người học chánh pháp ở các thế giới cũng đều tập theo nghiệp này. Giả sử trong tương lai, khi Phật Di-lặc xuất hiện ở đời, Như Lai Chí chơn Đẳng chánh giác, người nào gặp hội kia thì sẽ được độ ngay. Khi Phật Di Lặc xuất hiện ở đời, có ba hội Thanh văn. Hội đầu có chín mươi sáu ức chúng Tỳ-kheo. Hội thứ hai có chín mươi bốn ức chúng Tỳ-kheo. Hội thứ ba có chín mươi hai ức chúng Tỳ-kheo, đều là A-la-hán các lậu đã sạch. Cũng gặp vua cùng giáo thọ sư của đất nước kia.’ Dạy như vậy, không để cho thiếu xót.”

20 - 1