Channel Avatar

Khu Vườn Nhỏ @UCqCSWUGa3ENcVvdaHZREg-g@youtube.com

2.2K subscribers - no pronouns :c

Lan tỏa niềm đam mê kiến tạo không gian xanh, mang lại nhiều


Welcoem to posts!!

in the future - u will be able to do some more stuff here,,,!! like pat catgirl- i mean um yeah... for now u can only see others's posts :c

Khu Vườn Nhỏ
Posted 2 months ago

🌱 Hướng dẫn cách trồng giá trong ly. Trồng 3 ngày là có thể ăn. 🌱
👉Những thứ cần chuẩn bị.
1. Đậu nảy mầm tốt.
2. Một ly nhựa
3. Một mảnh vải sạch.
4. Túi đen.
5. Nước sạch

1. Ngâm đậu xanh trong nước ấm 1 đêm để tăng tỷ lệ nảy mầm.
2. Sau đó mang cái ly nhựa khoan 5 - 6 lỗ dưới đáy ly
3. Bước tiếp theo mang đậu xanh đã ngâm nước và cho vào ly. Mỗi ly khoảng 3 muỗng.
4. Sau đó cho một miếng vải sạch và bỏ vào ly như hình.
5. Sau đó mang ly ngâm nước khoảng 5 phút, đậy túi màu đen lại trong 3 ngày
6. Sau 3 ngày bạn sẽ có được một mầm đậu trắng, không lá, không thối, sẵn sàng để ăn.

1 - 0

Khu Vườn Nhỏ
Posted 3 months ago

Trồng lưỡi hổ thủy sinh thật đơn giản nha các bạn.

CHUẨN BỊ:
- Chậu không lỗ
- Một chút nước lã
- Đá hoặc sỏi

CÁCH TRỒNG:
- Đổ nước vào chậu ( mức nước chỉ đủ ngập nửa phần gốc, khi bỏ đá nước dâng lên ngập gốc là vừa, tránh nước ngập lên phần thân màu xanh)
- Đặt cây vào chậu, giữ cho cây ngay ngắn theo ý mình rồi bỏ đá vào chậu, chèn cho cây không bị nghiêng ngả là được .

Mình trồng cả năm rồi, cây ptr bình thường tuy nhiên cây không lớn nhanh như trồng đất mà như thế lại phù hợp để bàn, để trong nhà .

Ưu điểm của cách trồng này là sạch và nhìn chậu cây rất đẹp.

3 - 0

Khu Vườn Nhỏ
Posted 4 months ago

Cây xoài của Bé 4 cho hay “Năm nay thời tiết khắc nghiệt quá, chín 1/2 thôi, ăn được thì ăn...Với lại không phải đột biến gì đâu, làm ơn đừng khoe trên mạng là giống mới”

0 - 0

Khu Vườn Nhỏ
Posted 4 months ago

Nhiều người không biết QUẢ TRE
Không hình dung nó màu mè ra sao ?
Không biết mùi vị thế nào ?
Dẫu tre gần gũi suốt bao nhiêu đời
Thường có ở khắp mọi nơi
Hơn 10 năm mới đến thời trổ hoa
Thiên thời địa lợi giao hoà
Mới hình thành quả nhạt nhoà sắc hương
Thịt dày , vỏ cứng gia cường
Nướng lên mùi vị thơm hương ngon lành
Đơm hoa kết trái tươi xanh
Chỉ “ Tre Lê “ mới hình thành được thôi
Phố xá dần thế núi đồi
Luỹ tre lặng lẽ đơn côi xa dần
……
Điều đặc biệt nhất ở loại quả này chính là 50 năm chúng mới kết trái một lần. Quả có vỏ màu xanh quen thuộc của cây tre, hình tròn với phần chóp nhọn giống như quả đào. Sau khi chín, quả cũng không thay đổi nhiều về hình dạng mà chỉ có kích cỡ lớn hơn mà thôi (đường kính khoảng 7cm). Nhìn bề ngoài của chúng rất bình thường nhưng đây lại là 1 loại trái cây đ.ắt đỏ (nhất là ở Trung Quốc).

Quả tre lê có phần vỏ dày và cứng như vỏ tre, phần thịt bên trong màu xanh vàng. Quả không có hạt và rất mọng nước. Bạn có thể thưởng thức trực tiếp quả tre lê chín hoặc nướng chúng lên để tạo mùi vị riêng biệt. So với các loại trái cây thông thường, loại quả này có 1 hương vị rất đặc biệt. Do hiếm có nên gi.á của chúng có thể lên tới 200 NDT/quả, tương đương hơn 700.000 đồng/quả.

P/s : Bạn đã nhìn thấy quả tre bao giờ chưa ?
……
( Sưu tầm )

0 - 0

Khu Vườn Nhỏ
Posted 4 months ago

✍️✍️KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN✍️✍️
(Phần 3 - do youtube không cho đăng bài quá dài nên các bạn tìm Phần 1 và Phần 2 ở bài trước nha)

C. Phân Vô Cơ

Phân vô cơ hay phân hóa học là các loại phân có chứa yếu tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng(vô cơ) thu được nhờ các quá trình vật lý, hóa học.

Một Số Phân Bón Vô Cơ Thông dụng Hiện Nay

I Phân Đơn: Là loại phân chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu là N, P hoặc K

1- Phân đạm vô cơ gồm có:

+ Phân Urea [CO(NH2)2] có 46% N

+ Phân đạm Sunphat còn gọi là đạm SA [(NH4)2SO4] chứa 21%N

+ Phân Clorua Amon [NH4Cl] có chứa 24-25% N

+ Phân Nitrat Amon [NH4NO3] có chứa khoảng 35% N

+ Phân Nitrat Canxi [Ca(NO3)2] có chứa 13-15% N

+ Phân Nitrat Natri [NaNO3] có chứa 15-16% N

+ Phân Cyanamit Canxi [CaCN2] có chứa 20-21% N

2-Phân Lân:

+ Phân Super Lân[Ca(H2PO4)2] có chứa 16-20% P2O5

+ Phân Lân nung chảy(Thermophotphat, Lân văn điển) có chứa 16% P2O5

3- Phân Kali

+ Phân Clorua Kali (KCl) có chứa 60% K2O.

+ Phân Sunphat Kali (K2SO4) có chứa 48-50% K2O

II. Phân Hổn Hợp:

1. Khái niệm: Là những loại phân có chứa ít nhất là 2 dưỡng chất. Chúng bao gồm phân trộn và phân phức hợp. Hàm lượng dinh dưỡng trong phân theo thứ tự là N, P, K được tính theo nồng độ phần trăm. Ví dụ: Phân NPK 16-16-8 tức là trong 100kg phân trên có 16kg đạm nguyên chất, 16kg P2O5 và 8kg K2O…Ngoài các chất đa lượng N, P, K hiện nay ở một số chủng loại phân còn có cả các chất trung và vi lượng. Thông thường phân hổn hợp có 2 loại:

- Phân trộn: Là phân được tạo thành do sự trộn đều các loại phân N. P. K… mà không có sự tổ hợp hóa học giũa những chất đó. Loại phân này thường có nhiều màu.

- Phân phức hợp: Là loại phân có được do con đường phản ứng hóa học từ những nguyên liệu căn bản để tạo ra.

2. Các dạng phân hổn hợp:

2.1 Các dạng phân đôi: Là loại phân hỗn hợp có 2 dưỡng chất quan trọng

-MAP ( Monoamonium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 12-61-0

-MKP ( Mono potassium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 0-52-34

-DAP Diamon Phosphate ) hàm lượng phổ biến là 18-46-0

2.2 Các dạng phân ba NPK thường là:16-16-8, 20-20-15, 24-24-20…

2.3 Phân chuyên dùng: Là dạng phân bón hổn hợp có chứa các yếu tố đa, trung, vi lượng phù hợp với từng loại cây trồng, từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây.

-Ưu điểm của phân chuyên dùng: rất tiện lợi khi sử dụng , góp phần làm giảm chi phí sản xuất;do đã được tính toán liều lượng phân tùy theo từng loại cây, tùy theo giai đoạn sinh trưởng-phát triển của cây trồng nên đảm bảo được năng suất, chất lượng cây trồng.

-Hiện nay trên thị trường có nhiều chủng loại phân chuyên dùng, khi sử dụng nên chú ý theo hướng dẫn cũa nhà sản xuất.

III. Vôi

1. -Vai trò tác dụng của phân vôi: Cung cấp Canxi (Ca) cho cây trồng, Ca là một nguyên tố dinh dưỡng rất cần cho cây vì Ca chiếm tới 30% trong số các chất khoáng của cây. Cải tạo đất chua, mặn. Tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động tốt, phân giải các chất hữu cơ trong đất, tăng độ hòa tan các chất dinh dưỡng và tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của cây, diệt được một số bệnh hại cây trồng, khử độc cho đất do thừa nhôm(Al), Sắt(Fe), H2S…

2. -Một số dạng vôi bón cho cây

* Vôi nghiền: Các loại: đá vôi, vỏ ốc, vỏ sò…nghiền nát. Có tác dụng chậm nên bón lót lúc làm đất, thường bón từ 1-3 tấn/ha. Đất sét bón 1 lần với lượng lớn, sau vài năm bón lại. Đất cát bón hàng năm lượng ít hơn. Khi bón vôi nên kết hợp với phân hữu cơ để tăng hiệu quả của phân , không bón cùng đạm vì sẽ làm mất phân đạm.

* Vôi nung ( vôi càn long): Do nung CaCO3 thành CaO, rồi sử dụng. Tác dụng nhanh hơn vôi nghiền, dùng xử lý đất và phòng trừ sâu bệnh. Tuy nhiên do có hoạt tính mạnh khi sử dụng nên lưu ý để tránh ảnh hưởng tới cây trồng.

* Thạch cao: Là dạng vôi đặc biệt, tác dụng nhanh, sử dụng rất tốt cho cây khi tạo trái
Cách Tính Công Thức Phân Pha Trộn.

Hiện nay, nhiều nơi sản xuất rất nhiều loại phân hổn hợp với nhiều tỷ lệ NPK khác nhau nên bà con nông dân tùy giá cả từng lúc và khả năng thanh toán có thể tự chọn lựa để mua, tuy nhiên nếu muốn pha trộn để sử dụng hợp lý thì ta có thể thực hiện được,

IV. Cách tính từ phân đơn ra phân hổn hợp

Ví dụ: Muốn pha trộn một loại phân có công thức là 5-10-10 từ phân SA, Super Lân và KCl thì ta pha như sau:

-SA có 21%N, cần cung cấp 5kg thì ta phải có lượng SA là: 5/21X100 = 23. 8kg

– Super Lân có 20% P2O5, muốn có 10kg P2O5 thì lượng Super Lân sẽ là: 10/20X100 =50 kg

– KCl có 60% K2O, muốn có 10 kg K2O thì lượng KCl sẽ là: 10/60X100 = 16, 6 kg

* Tổng số phân các loại là 23, 8+50+16, 6=90, 4kg còn lại 9, 6 kg phải dùng chất độn(đất, cát hoặc thạch cao), trộn vô cho đủ 100kg.

V. Cách tính từ phân hỗn hợp ra phân đơn

Ví dụ: Theo khuyến cáo cần dùng 100kg Urê, 200kg Super Lân, 50kg Clorua Kali để bón cho cây, nhưng nhà vườn đã bón 100kg NPK(20-20-15), như vậy lượng NPK thừa hay thiếu, cách tính như sau:

-Lượng Urê có trong 100kg NPK 20-20-15: 100X20/46 = 43kg

– Lượng Super Lân có trong 100kg NPK 20-20-15: 100X20/20 = 100kg

– Lượng Clorua Kali có trong 100kg NPK 20-20-15: 100X15/60 = 25Kg

* Vậy phải thêm 57kg Urê + 100kg Super Lân + 25kg Clorua Kali thì mới đủ lượng phân như đã khuyến cáo.

D. Phân Bón Lá

1. Đặc điểm:Phân bón lá là các hợp chất dinh dưỡng hòa tan trong nước được phun lên lá để cây hấp thụ.

2. Các chế phẩm phân bón lá trên thị trường:Hiện nay các chế phẩm phân bón lá rất phong phú và đa dạng, phân sản xuất trong nước như: HVP, HUMIX, HQ 201, BIOTED, KOMIX…

3. Lưu ý khi sử dụng phân bón lá:

Bón qua lá tốt nhất khi bón bổ sung hoặc bón thúc nhằm đáp ứng nhanh yêu cầu dinh dưỡng của cây, hòa loảng phân theo đúng tỷ lệ trên bao bì;nhiệt độ quá cao, đất bị khô hạn nặng không nên dùng phân bón lá vì dễ làm rụng lá. Không sử dụng phân bón lá lúc cây đang ra hoa, lúc trời nắng vì sẽ làm rụng hoa trái và làm giảm hiệu lực phân

Không nên nhầm lẫn giữa phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng, nếu trong phân bón lá có chất kích thích sinh trưởng thì trong phân này đã có chất dinh dưỡng, nếu chỉ dùng kích thích sinh trưởng thì phải bổ sung thêm dinh dưỡng để cây tăng trưởng tương ứng với sự kích thích đó.

0 - 0

Khu Vườn Nhỏ
Posted 4 months ago

✍️✍️KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN✍️✍️
(Phần 2 - do youtube không cho đăng bài quá dài, nên bạn hãy tìm Phần 1 và Phần 3 ở bài trước và sau nha)

B. Phân Hữu Cơ

Là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng những hợp chất hữu cơ như: phân chuồng, phân xanh, phân than bùn, phụ phế phẩm nông nghiệp, phân rác…

I- Phân Chuồng:

1. Đặc diểm:Phân chuồng là hổn hợp chủ yếu của: phân, nước tiểu gia súc và chất độn. Nó không những cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn bổ sung chất hữu cơ cho đất giúp cho đất được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học

2. Chế biến phân chuồng: Có 3 phương pháp

2.1. Ủ nóng (ủ xốp): Lấy phân ra khỏi chuồng, chất thành lớp, không được nén, tưới nước, giữ ẩm 60-70%, có thể trộn thêm 1% vôi bột và 1-2% Super Lân, sau đó trét bùn che phủ cho kín hàng ngày tưới nước, thời gian ủ ngắn 30-40 ngày, ủ xong là sử dụng được.

2. 2. Ủ nguội (ủ chặt): Lấy phân ra khỏi chuồng xếp thành lớp, mỗi lớp rắc khoảng (2%) lân, nén chặt. Đống phân ủ rộng khoảng 2-3m, cao 1, 5-2m, trét bùn bên ngoài tránh mưa. Thời gian ủ lâu, 5-6 tháng mới xong.

2.3. Ủ nóng trước nguội sau: Ủ nóng 5-6 ngày, khi nhiệt độ 50-60°c nén chặt ủ tiếp lớp khác lên trên, trét bùn kín, có thể cho thêm vào đống phân ủ các loại phân khác như: phân thỏ, gà, vịt làm phân men để tăng chất lượng phân.

II. Phân rác

1. Đặc điểm ; Là phân hữu cơ được chế biến từ: cỏ dại, rác, thân lá cây xanh, rơm rạ…ủ với một số phân men như phân chuồng, lân, vôi…đến khi mục thành phân(thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng).

2. Cách ủ: Nguyên liệu chính là phân rác 70%, cung cấp thêm đạm và Kali 2%, còn lại phân men(phân chuồng, lân, vôi). Nguyên liệu được chặt ra thành đoạn ngắn 20-30cm xếp thành lớp cứ 30cm rắc một lớp vôi;trét bùn;ủ khoảng 20 ngày đảo lại rắc thêm phân men, xếp đủ cao trét bùn lại, để hở lỗ tưới nước thường xuyên;ủ khoãng 60 ngày dùng bón lót, để lâu hơn khi phân hoai có thể dùng để bón thúc.

III. Phân Xanh

1. Đặc diểm: Phân xanh là phân hữu cơ sử dụng các loại cây lá tươi bón ngay vào đất không qua quá trình ủ do đó chỉ dùng để bón lót. Cây phân xanh thường được dùng là cây họ đậu: điền thanh, muồng, keo dậu, cỏ Stylo, điên điển…

2. Cách sử dụng: Vùi cây phân xanh vào đất khi cây ra hoa, bón lót lúc làm đất.

IV. Phân Vi sinh

1. Đặc điểm: Là chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách dùng các loại vi sinh vật hữu ích cấy vào môi trường là chát hữu cơ(như bột than bùn). Khi bón cho đất các chủng loại vi sinhy vật sẽ phát huy vai trò của nó như phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ, hoặc hút đạm khí trời để bổ sung cho đất và cây.

2. Các loại phân trên thị trường:

2.1. Phân vi sinh cố định đạm:
-Phân vi sinh cố định đạm, sống cộng sinh với cây họ đậu: Nitragin, Rhidafo…

-Phân vi sinh cố định đạm, sống tự do: Azotobacterin…

2.2. Phân vi sinh phân giải lân: Phân lân hữu cơ vi sinh Komix và nhiều loại phân vi sinh phân giải lân khác có tính năng tác dụng giống như nhau.
2.3. Phân vi sinh phân giải chất xơ: chứa các chủng vi sinh vật giúp tăng cường phân giải xác bả thực vật…

* Ngoài ra trên thị trường còn có những loại phân khác với tên thương phẩm khác nhau nhưng tính năng tác dụng thì cũng giống như các loại phân kể trên.

3. Cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh: Thời gian sử dụng phân có hạn, tùy loại thường từ 1-6 tháng(chú ý xem thời hạn sử dụng). Phân vi sinh phát huy hiệu lực ở: vùng đất mới, đất phèn, những vùng đất bị thoái hóa mất kết cấu do bón phân hóa học lâu ngày, vùng chưa trồng các cây có vi khuẩn cộng sinh… thì mới có hiệu quả cao.

V . Phân Sinh Học Hữu Cơ

1. Đặc điểm: Là loại phân có nguồn gốc hữu cơ được sản xuất bằng công nghệ sinh học(như lên men vi sinh) và phối trộn thêm một số hoạt chất khác để làm tăng độ hữu hiệu của phân, hoặc khi bón vào đất sẽ tạo môi trường cho các quá trình sinh học trong đất diễn ra thuận lợi góp phần làm tăng năng suất cây trồng, phổ biến như: Phân bón Komix nền…

2. Sử dụng: Phân sinh hóa hữu cơ được sản xuất ở dạng bột hoặc dạng lỏng;có thể phun lên lá hoặc bón gốc. Các loại phân sinh hóa hữu cơ hiện nay được sản xuất theo hướng chuyên dùng như phân sinh hóa hữu cơ Komix chuyên dùng cho: cây ăn trái , lúa, mía…

0 - 0

Khu Vườn Nhỏ
Posted 4 months ago

✍️✍️KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ PHÂN BÓN✍️✍️
(Phần 1 - do youtube không cho đăng bài quá dài nên các bạn tìm Phần 2 và Phần 3 ngay phía sau nha)

A. KHÁI NIỆM VỀ PHÂN BÓN

Phân bón là thức ăn của cây trồng, thiếu phân cây không thể sinh trưởng và cho năng suất, phẩm chất cao. Phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc thâm canh tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất.

I- Cây Hút Thức Ăn Nhờ Gì ?

1- Nhờ bộ rễ: Không phải toàn bộ các phần của rễ đều hút dinh dưỡng mà là nhờ miền lông hút rất nhỏ trên rễ tơ. Từ một rễ cái, bộ rễ được phân nhánh rất nhiều cấp, nhờ vậy tổng cộng diện tích hút dinh dưỡng từ đất của cây rất lớn. Rễ hút nước trong đất và một số nguyên tố hòa tan trong dung dịch đất như: đạm, lân, kali, lưu huỳnh, manhê, canxi và các nguyên tố vi lượng khác, bộ rễ là cơ quan chính lấy thức ăn cho cây.

2- Nhờ bộ lá: Bộ lá và các bộ phận khác trên mặt đất, kể cả vỏ cây cũng có thể hấp thu trực tiếp các dưỡng chất. Ở trên lá có rất nhiều lỗ nhỏ(khí khổng). Khí khổng là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng bằng con đường phun qua lá. Trên cây một lá mầm(đơn tử diệp)khí khổng thường phân bố cả 2 mặt lá, thậm chí mặt trên lá nhiều hơn mặt dưới lá như: lúa , lúa mì…;trên cây ăn trái(cây thân gỗ)khí khổng thường tập trung nhiểu ở mặt dưới lá. Khi dùng phân bón lá phải theo đặc điểm cây trồng và đúng hướng dẫn thì lá cây mới hấp thụ cao được.

II – Các Chất Dinh Dưỡng Cần Thiết Cho Cây

-Đa lượng: Đạm(N), Lân(P), Kali(K).

-Trung lượng: Canxi(Ca), Lưu Huỳnh(S), Ma-nhê(Mg)…

-Vi Lượng: Sắt(Fe), Kẽm(Zn), Mangan(Mn), Bo(B), Đồng(Cu), Molypden(Mo), Clo(Cl)

1- Chất đạm(N)

-Khi thiếu: cành lá sinh trưởng kém, lá non nhỏ, lá già dễ bị rụng, bộ rễ ít pháp triển, năng suất kém…

-Khi dư: cây sinh trưởng rất mạnh, lá to, tán lá rườm rà, mềm yếu, dễ đỗ ngã, sâu bệnh dễ phá hại…

2- Chất Lân (P)

-Khi thiếu: rễ phát triễn kém, lá mỏng có thể chuyển màu tím đỏ, ảnh hưởng tới việc ra hoa của cây;trái thường có vỏ dày, xốp và dễ hư…

-Nếu dư rất khó phát hiện, tuy nhiên dễ làm cho cây thiếu kẽm và đồng. .

3- Chất Kali: (K)

-Khi thiếu, ban đầu đỉnh lá già bị cháy;thiếu nặng, phần lớn lá bị cháy và rụng đi.

– Nếu dư cũng khó nhận diện, tuy nhiên trên cam khi bón kali nhiều quá trái trở nên sần sùi.

4- Chất Canxi(Ca):

-Khi thiếu: Lá và đọt non dễ bị cong queo và nhỏ, mép lá không đều, hay có hiện tượng chồi chết ngọn, rễ đình trệ sinh trưởng và thường bị thối…

-Không có triệu chứng dư, tuy nhiên khi lượng canxi cao thường gây thiếu: B, Mn, Fe, Zn, Cu…

5- Chất lưu huỳnh(S);Khi thiếu, triệu chứng thể hiện giống như thiếu chất đạm;lá nhỏ, vàng đều, rụng sớm, chồi ngọn chết(thiếu lưu huỳnh lá vàng từ ngọn xuống còn thiếu đạm thì vàng từ lá già lên)

6-Chất Ma-nhê (Mg):

-Nếu thiếu: lá trở nên nhỏ, xuất hiện những vùng sáng giữa những gân lá, lá bị rụng sớm, hoa ra ít, rễ kém phát triển…

-Nếu thừa: lá bị đổi dạng thường cuốn theo hình xoắn ốc và rụng…

7- Chất Bo(B): Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phấn hoa, thiếu Bo hoa dễ bị rụng hoặc hạt bị lép. đối với một số cây như củ cải thiếu Bo ruột sẽ bị rỗng. Cây trồng nói chung thiếu Bo dễ bị sâu bệnh phá hại, khả năng chống chịu điều kiện bất lợi kém.

8- Chất đồng(Cu): Ảnh hưởng đến sự tổng hợp nhiều chất dinh dưỡng của cây trồng, có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây;giúp cây tăng khả năng chịu hạn, chịu nóng, chịu lạnh…

9- Chất Kẽm (Zn): Vai trò quan trọng trong việc tổng hợp chất đạm… ngoài ra còn liên quan mật thiết đến việc hình thành các chất điều hòa sinh trưởng trong cây…Thiếu kẽm năng suất, phẩm chất cây trồng giảm.

10- Molipden(Mo): Tham gia các quá trình trao đổi chất, tổng hợp chất diệp lục…Đặc biệt đối với cây họ đậu nếu thiếu Mo;cây phát triển kém, nốt sần giảm, hạn chế sự cố định đạm tự do
(Hết phần 1, do youtube không cho đăng bài quá dài nên các bạn tìm phần 2 ngay phía sau nha)

0 - 0

Khu Vườn Nhỏ
Posted 4 months ago

Những ngày này hoa hồng khổng lồ (Yewiji) nở rộ khắp Bắc Kinh, TQ 🌹🌹

Khoảng 40 năm trước, ở Bắc Kinh, người ta phải bầu chọn loài hoa nào mà họ muốn Bắc Kinh trồng nhất và kết quả bầu chọn là loài hoa hồng Yewiji. Sau đó là một quyết định chính thức từ cuộc họp hội đồng đã thông báo rằng sẽ trồng nhiều loài hoa này tại thủ đô của Trung Quốc.

💁 Lý do người Bắc Kinh thích hoa Yewiji vì loại hồng này bông to nên nở rất lâu, mất thời gian từ cuối xuân đến đầu thu (đầu tháng 5 - đầu tháng 10) và quan trọng là vào mùa đông, cây không chết. Trời ấm lên là các em nó lại về bung lụa cho các bác ngắm.

2 - 0

Khu Vườn Nhỏ
Posted 4 months ago

Để cỏ trong vườn: rất tốt nhưng chỉ khi chúng ta quản lý cỏ tốt

Có quá nhiều bài viết về lợi ích của việc để cỏ trong vườn, điều này thì rất đúng. Các mặt tốt, những lợi ích của việc để cỏ thì ai cũng có thể biết rõ:
Cỏ che phủ, bảo vệ đất trồng, tránh tình trạng đất bị nén chặt, giúp đất tơi xốp, thoáng khí góp phần ổn định pH đất, hạn chế sự bốc hơi nước khi nắng nóng. Cỏ giúp điều hòa dinh dưỡng đất, khi được cắt tỉa hay chết đi tự nhiên, cỏ trả lại dinh dưỡng cho đất. Rễ cỏ, xác cỏ khi phân hủy cải thiện lượng hữu cơ trong đất, giúp đất giàu mùn và phì nhiêu hơn.Giúp tạo môi trường thuận lợi cho hệ sinh vật đất phát triển, giúp bảo vệ cây trồng trước sự tấn công của nấm bệnh..v.v và vv
Tuy vậy, thực tế canh tác chúng ta cũng cần nhìn nhận khách quan rằng, tâng bốc, đánh giá bất chấp về cỏ, xem nó như là một yếu tố quá quan trọng mà bỏ lơ hoặc cố tình lờ đi việc quản lý cỏ thì hoàn toàn không đúng, có khi lại rất nguy hại cho vườn.
Khi quan sát 10 vườn có năng suất, thu nhập tốt, chúng ta sẽ nhận thấy gần như 99% vườn cỏ được quản lý rất hợp lý, trong vườn sẽ tồn tại nhiều loại cỏ lá rộng, thân mềm, rễ chùm phát triển,cấu trúc rễ lan rộng khi dùng tay nhổ khá dễ dàng, mức độ ảnh hưởng, xâm lấn của rễ hài hoà cùng rễ cây chúng ta đang chăm sóc, khi vườn có các loại cỏ này thì hiển nhiên mảnh đất đó có cấu trúc tơi xốp, thoáng khí, giàu hữu cơ.
Khi vườn toàn các dòng cỏ lá kim, thân cứng, rễ cọc ăn sâu, tức đất ở đó bị khô cứng, nén chặt, thiếu thông thoáng, thiếu nước, ít hữu cơ, ít dinh dưỡng. Đa phần các dòng cỏ này có bộ rễ rất mạnh, thân gốc cỏ to dày hoạt động rất mạnh và xâm lấn, tiêu diệt mạnh nguồn dinh dưỡng và khống chế cả các loại cỏ thuận lợi cho việc chăm sóc vườn lẫn rễ cây của chúng ta.
Cơ bản của vườn có hệ cỏ hợp lý là thân cỏ mềm, đế gốc cỏ không to, dai và khá dễ dàng cắt, nhổ, cấu trúc phân bố các loài cỏ xen kẽ nhau hài hoà. Vì vậy nông dân mới có câu chuyện về đổi cỏ. Đổi cỏ là một yếu tố đánh giá việc chăm sóc đúng, chọn lọc hợp lý cỏ sau một thời gian chăm sóc. Từ ban đầu, vườn sẽ có đủ loại cỏ và chắc chắn rằng, không phải cứ cỏ là tốt, vì vậy nông dân sẽ áp dụng nhiều biện pháp chăm sóc để tăng mật độ cỏ thuận lợi cho vườn lên và giảm tối đa các loại cỏ không có lợi. Cách đơn giản nhất mà nông dân hay làm là cắt cỏ, và sẽ cắt triệt để không để các dòng cỏ họ không thích trổ hoa nhằm ngăn chặn phát triển thêm hoặc tủ rơm cỏ, dùng bạt che diệt đi các loại cỏ này.
Cỏ trả lại dinh dưỡng cho đất thì ai cũng biết, nhưng có những dòng cỏ, sau vài tháng phát triển cạnh tranh và tiếp nhận rất nhiều đợt phân bón chăm sóc, giá trị trả lại cho đất không nhiều so với cái nó cạnh tranh hấp thu và để lại những bộ đế gốc, rễ xâm lấn chèn ép rễ cây hơn mức vườn mong muốn thì cần tiêu diệt, tạo hệ cỏ hợp lý.
Vườn chăm sóc đẹp là vườn có hệ cỏ hợp lý, sạch, gọn gàng và đẹp. Để cỏ bất chấp và không kiểm soát tốt thì chỉ là khu vườn hoang, không mang lại giá trị tốt đẹp.

0 - 0

Khu Vườn Nhỏ
Posted 4 months ago

CÁCH ĐỔI MÀU HOA CẨM TÚ CẦU NHIỆT ĐỚI
Đổi màu hoa cẩm tú cầu rất đơn giản. Đa phần các dòng hoa cẩm tú cầu kể cả cẩm tú cầu nhiệt đới đều không giống nào có màu gốc riêng của nó, màu của hoa là do độ PH của đất và nước tưới, khí hậu nắng nóng hay mưa nhiều cũng làm thay đổi độ ph của đất nên màu hoa cũng thay đổi theo.

Đất có độ kiềm cao pH > 6,5 thì cho hoa màu hồng, muốn pH cao thì bón thêm vôi vài lần trong vòng một tháng
Muốn hoa màu tím thì làm cho đất có tính axít chua vừa pH~=6
Còn muốn xanh thì hạ pH xuống nữa. Hạ pH trong đất bằng cách tưới phèn chua (nhôm sunfat) cũng là loại phèn hay dùng để lắng nước
Pha từ 60-80g/10 lít nước tưới mỗi lần cách nhau 7 ngày từ lúc cây xoáy nụ hoa đến khi hoa sắp nở. Tuy nhiên chỉ có hiệu quả với nụ hoa chưa nở
PH trung tính để hoa có màu trắng thì với khí hậu nóng khó làm được
Cây trồng chậu có thể dùng sắt sét hoặc ít đinh cũ sét cắm vào giá thể cũng hạ được PH trong đất lâu dài
Trong nước máy ở các thành phố có độ PH trung bình là 7, nếu tưới cây bằng nước máy có thể bón phèn chua thường xuyên hơn để hạ PH bằng hoặc nhỏ hơn
dt
p.s
Lý thuyết thì nhiều lắm ^^ mn có thể tham khảo khắp nơi
Còn với mình có hoa là mừng rồi. Xứ nóng ưu tiên tìm cây chịu nhiệt được thôi
Cẩm tú cầu Phú Quốc và Nhật là ổn áp nhé

1 - 0