in the future - u will be able to do some more stuff here,,,!! like pat catgirl- i mean um yeah... for now u can only see others's posts :c
Hôm qua tôi giảng kinh ở Hương Cảng (Hong Kong), vừa về lại Singapore thì có mấy vị đồng học từ châu Âu về đến nói với tôi, xã hội châu Âu hiện nay hỗn loạn, lòng người hoảng hốt lo sợ, bầu không khí chung hết sức không tốt. Nơi ấy có ít người học Phật, ít người hiểu được những lời răn dạy của các bậc hiền thánh xưa. Chúng ta nghe qua việc này rồi nên nghĩ tưởng đến họ, nghĩ cách làm sao đem hết sức lực nhỏ nhoi của mình ra mà giúp đỡ, hỗ trợ cho họ, đó là việc nên làm. Tuyệt đối không được nói rằng tai nạn của họ bên ấy chẳng liên quan gì đến ta. Quan niệm như thế là sai lầm. Dù khác biệt chủng tộc, khác biệt quốc gia, khác biệt tôn giáo tín ngưỡng, vẫn phải đem tâm từ bi bình đẳng mà đối đãi với họ. Nhìn thấy người khác gặp nạn cũng xem như chính mình gặp nạn, không có gì khác biệt. Cho dù sức mình không cứu được nạn, cũng phải khởi tâm như thế. Tâm như thế chính là lòng tốt.
Trích GIẢNG GIẢI
CẢM ỨNG THIÊN, tập 18
Giảng ngày 5 tháng 6 năm 1999 tại Tịnh Tông Học Hội Singapore,
Nguyễn Minh Tiến việt dịch
127 - 11
Thế Tôn Đã Thuyết Trong 49 Năm Chỉ Là Sự Dẫn Dắt Về Kinh Vô Lượng Thọ Mà Thôi
Trích bài giảng Thái Thượng Cảm Ứng Thiên (Tập 91) - Pháp Sư Tịnh Không
www.tinhkhongphapngu.net/Thai-thuong-cam-ung-thien…
********************************
Chúng ta hiểu rõ sự thật này thì phải quyết một lòng, duyên của chúng ta rất thù thắng, đúng như trong Kinh A Di Đà đã nói, “không thể dùng một chút thiện căn, phước đức, nhân duyên mà được sanh về nước kia”. Chúng ta nghiên cứu giáo lý, giáo lý đạt đến chỗ viên mãn nhất, người xưa gọi là cực trí, đạt đến đỉnh điểm chính là quy kết về Tịnh Tông, chính là khẳng định Tịnh Tông. Do đây mà thấy, các đại đức Tùy Đường những lời họ nói là không sai. Họ nói Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Pháp Hoa được tám tông phái của Đại Thừa công nhận. Nền giáo học viên mãn mà Thế Tôn đã thuyết trong 49 năm chỉ là sự dẫn dắt về Kinh Vô Lượng Thọ mà thôi. Cách nói này là không thể nghĩ bàn. Kinh Hoa Nghiêm và Pháp Hoa là dẫn dắt đại chúng quy về Kinh Vô Lượng Thọ, dẫn dắt đại chúng cầu sanh Tịnh Độ. Tôi đối với cách nói này của cổ Đại đức là hoàn toàn đồng ý, không có một tơ hào hoài nghi nào, nguyên nhân do đâu? Tôi đích thực là do hai bộ kinh này dẫn dắt nên mới quy y pháp môn Tịnh Độ. Tôi lúc mới bắt đầu học Phật, khi còn trẻ chưa nhận biết được Tịnh Độ. Tuy là không phản đối, nhưng không thể sanh được ý niệm đối với việc tu Tịnh Độ. Tôi ưa thích kinh luận Đại Thừa, nghiên cứu giảng giải kinh luận Đại Thừa. Tôi đã từng báo cáo qua với các vị, tôi đã giảng Kinh Hoa Nghiêm 17 năm, có một hôm đột nhiên nghĩ đến Văn Thù, Phổ Hiền tu pháp môn gì? Thiện Tài Đồng Tử tu pháp môn gì? Tỉ mỉ lật lại kinh điển xem qua một lần nữa, thì ra họ tu pháp môn niệm Phật. Tôi cảm thấy vô cùng kinh ngạc, Văn Thù, Phổ Hiền là hậu bổ Phật của thế giới Hoa Tạng, là Đẳng Giác Bồ-tát, là người lãnh đạo của Pháp Thân Đại Sĩ ở thế giới Hoa Tạng, hai vị ấy lại có thể phát tâm cầu sanh thế giới Cực Lạc, thân cận A Di Đà Phật thì làm sao mà không khiến người ta kinh ngạc được. Đây mới là chỗ cần phải nghiên cứu tỉ mỉ của hai bộ đại kinh Hoa Nghiêm và Pháp Hoa. Từ đó ý niệm quy y Tịnh Tông này của tôi mới sinh khởi ra. Ngày trước Pháp sư Sám Vân đã từng khuyên tôi, lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam cũng khẩn thiết khuyên bảo tôi rất nhiều, tôi đều bán tín bán nghi, rất tôn kính đối với thầy, đối với lời của thầy thì tuyệt đối không có sự phản đối, nhưng trong tâm vẫn say mê ở trong kinh luận Đại Thừa. Tôi ưa thích kinh luận Đại Thừa, cho nên cổ đức nói Hoa Nghiêm, Pháp Hoa là dẫn dắt về Kinh Vô Lượng Thọ, tôi khẳng định là hoàn toàn đồng ý. Tôi nhờ việc này đã dẫn dắt tôi đến với Kinh Vô Lượng Thọ, nhiều năm tu học như vậy, đích thực là được Kinh Vô Lượng Thọ gia trì.
202 - 25
Thơ đáp Cư Sĩ Châu Mạnh Do, thư thứ nhất (Trích Lá Thơ Tịnh Độ)
Từ thân của ngươi tuổi đã cao, đối với pháp môn Tịnh Độ chưa có thể nhận chân mà tu trì. Nên thường đem nỗi khổ trong sáu nẻo luân hồi, sự vui ở cõi Cực Lạc và những lẽ siêu thăng khó, sa đọa rất dễ, giảng nói cho người nghe. Nếu chẳng được về Tây Phương, đừng nói là ở cõi người không đủ trông cậy, dù sanh lên cõi trời hưởng sự vui vẻ lâu dài, một khi phước lực đã hết, vẫn trở lại đọa xuống nhân gian và ba đường ác mà chịu khổ. Nếu không biết Phật Pháp thì cũng đành vậy, nay đã được hiểu Phật Pháp đâu nên đem sự lợi ích lớn lao ấy nhường cho người? Và đâu nỡ tự mình cam chịu chìm nổi mãi trong biển khổ luân hồi, không mong ngày giải thoát ư? Ngươi nên thường giảng nói như thế, may ra có thể khiến cho lệnh từ phát được căn lành đời trước, tin chịu tu hành. Bồ Tát ra đời độ sanh đều thuận theo cơ nghi, trước tùy sở dục mà dắt dẫn, sau khiến cho vào trí Phật. Nếu ngươi có thể gắng tu hiếu đạo và đem pháp môn Tịnh Độ khuyên dẫn trong hàng quyến thuộc cùng tất cả người hữu duyên, để đồng làm bạn tốt nơi Liên Trì thì công đức lớn lắm!
365 - 30
Câu Chuyện Được Phật Từ Gia Bị, Chợt Tỉnh Ngộ Sau Giấc Mơ, Tim Run, Thịt Giựt
Trích "Thượng Hải Hộ Quốc Tức Tai Pháp Ngữ - Ấn Quang đại sư"
*****************************************
Hoặc lại có kẻ bảo: “Loài lợn, dê, cá, tôm… vốn do trời sanh để nuôi dưỡng con người, ăn chúng nào có mắc tội gì?” Ðây là do chưa trải qua cảnh đó nên mới nói bừa như thế. Nếu đích thân trải qua cảnh ấy thì mong được cứu còn không xuể, nào có dịp biện bác. Sách Khuyến Giới Loại Biên có chép: Ông họ Triệu nọ làm huyện lệnh huyện Bồ Thành, tỉnh Phước Kiến, ăn chay trường thờ Phật. Vợ ông hoàn toàn không có lòng tin. Ngày hôm trước bữa sinh nhật, bà ta mua khá nhiều sanh vật tính giết đãi khách. Họ Triệu bảo: “Bà muốn chúc thọ mà lại làm cho chúng nó bị chết, nên chăng?” Vợ bảo: “Ông nói toàn lời vô ích! Nếu theo như Phật pháp, nam nữ chẳng được ngủ chung, chẳng giết sanh mạng, thì hóa ra mấy chục năm sau, tràn ngập thế gian toàn là súc sanh!” Ông Triệu cũng không có cách gì khuyên giải được. Đến đêm, người vợ mơ thấy đi vào nhà bếp, thấy giết lợn mà chính mình bị biến thành lợn, bị giết chết rồi vẫn còn biết đau. Lúc bị cạo lông, phanh bụng, móc ruột, cắt phổi, đau khổ không thể chịu được nổi! Sau đấy, giết đến gà, vịt v.v… đều thấy chính mình là những con vật bị giết. Ðau quá sức, tỉnh cả ngủ, tim run, thịt giựt. Từ đấy phát tâm thả hết những loài vật mình đã mua, ăn chay trường. Người này đời trước có căn lành lớn nên mới cảm được Phật từ gia bị, khiến cho bà ta đích thân chịu khổ để dứt ác nghiệp. Chứ nếu không sẽ đời đời, kiếp kiếp nộp thân cho người ta ăn [để đền nợ sát sanh]! Những kẻ giết sanh vật ăn thịt trong cõi đời nếu có thể nghĩ tưởng đặt chính mình vào trong hoàn cảnh [của loài vật] thì khó gì mà chẳng quay đầu ngay khi ấy.
425 - 45
Nhân quả
Miền đông bắc Trung Quốc nước sông tràn ngập lênh láng, có rất nhiều người gần chết đói, hy vọng được cứu giúp. Chúng tôi gởi mười vạn bộ áo lạnh và lương thực cho họ, và giúp họ xây dựng lại trường học. Những thời gian chịu đựng khổ nạn này có thể cảnh giác mọi người đừng nên tạo ác nghiệp nữa. Họ tự mình phản tỉnh là do trước kia bắt cá, sát sanh quá nhiều, ngày nay nghĩ lại [mới thấy] cái được chẳng bù nổi cái mất. Có câu ‘Ở gần núi thì ăn [đồ ở] núi, ở gần sông thì ăn [đồ ở] sông’, ở ven biển hay sông thì làm nghề chài lưới sinh sống, đời sống được no ấm thì liền biết đủ, như vậy còn có thể tha thứ. Nếu tham hưởng thụ, hy vọng lợi dụng việc sát sanh để phát tài, vậy thì là tạo tội nghiệp, gia đạo làm sao có thể hưởng lâu dài được? Trong lịch sử và cuộc sống hiện thực, nếu chúng ta quan sát kỹ càng thì đích thực nhân quả báo ứng tơ hào chẳng sai.
Từ nghiệp sát này chúng ta liên tưởng đến người hiện nay tạo bốn thứ nghiệp: giết hại, trộm cắp, dâm dục, nói dối; trong Phật pháp đây là bốn giới trọng, bất luận là xuất gia, tại gia đều phải tuân thủ. Nhìn vào xã hội ngày nay những gì trong tâm mọi người suy nghĩ, lời nói, hành động đều là giết hại, trộm cắp, dâm dục, nói dối, rượu chè (sát, đạo, dâm, vọng, tửu), mỗi ngày đều tạo nên năm thứ tội nghiệp này, trên thực tế tức là tạo ra mười ác nghiệp, tai nạn trên thế gian làm sao tránh nổi?
Nếu muốn cứu mình thì phải hạ quyết tâm ngay tại chỗ này, giữ gìn cấm giới nghiêm túc, y giáo phụng hành. Có thể cứu mình thì mới có thể giúp đỡ người khác, phương pháp duy nhất giúp đỡ người khác cũng chỉ là khuyên nhủ. Những gì đời sống người xuất gia cần thì phải nhờ vào người tại gia cúng dường, cũng chẳng còn sức lực dư thừa để giúp người khác, duy chỉ có thể dùng thân mình làm gương, khuyên mọi người trong xã hội và những người có phước báo lớn nên phát tâm tu phước. Nếu tư tưởng và hành vi của chúng ta chẳng ngay thẳng thì làm sao khuyên người ta cho được, làm sao làm cho người khác tin tưởng? Thế nên phải bắt đầu từ mình mà làm, tâm và hạnh của mình chân chánh thì mới ảnh hưởng người khác được.
Ðặc biệt là khuyên những người phú quý, hy vọng họ giác ngộ, đây là duyên đời trước họ tu phước đời này mới hưởng phước, lúc hưởng phước phải tiếp tục tu nhân thì phú quý mới đời đời kiếp kiếp tiếp nối chẳng dứt; nếu trong đời này hưởng hết phú quý thì đời sau nhất định sẽ đọa lạc. Người bần cùng hưởng nhiều khổ nạn vì đời trước chẳng tạo thiện nhân, đời này chưa gặp được thiện duyên, vì vậy nên ngu muội vô tri, tạo tác rất nhiều ác nghiệp. Chúng ta cũng nên khuyên các người nghèo khổ phải giác ngộ, quay trở lại, đoạn ác tu thiện thì đời sau mới được phước báo. Ðược vậy thì người phú quý hay nghèo khổ gì cũng đều được độ. Chư Phật, Bồ Tát xuất hiện ở thế gian đều là vì công việc này, toàn tâm toàn lực giúp đỡ chúng sanh giác ngộ, đây là sự nghiệp của Phật, Bồ Tát. Chúng ta làm học trò, đệ tử của Phật, phải học tập và bắt chước tâm nguyện từ bi của Phật, Bồ Tát, phát huy mạnh mẽ sự nghiệp của Phật, Bồ Tát.
Trích HỌC VI NHÂN SƯ HÀNH VI THẾ PHẠM (Những bài khai thị buổi sáng của Hòa thượng Tịnh Không)
niemphat.net//Luan/hocvinhanhsu.htm
376 - 41
Làm sao mới được vãng sanh?
******************
Nhất định phải có tâm giống với tâm của đức Phật A Di Ðà, có nguyện giống với nguyện của đức Phật A Di Ðà, [kiến] giải giống với đức Phật A Di Ðà, hạnh giống với đức Phật A Di Ðà. Nếu chúng ta có thể làm được tâm, nguyện, giải, hạnh đều giống với đức Phật A Di Ðà thì chúng ta nhất quyết sẽ được vãng sanh -- tự tự nhiên nhiên cảm ứng đạo giao.
Vì vậy nên giảng giải kinh điển rất quan trọng, nghiên cứu càng quan trọng hơn. Những đồng tu di dân đến Úc Châu, quý vị ở trong thời đại này có phước báo to lớn. Chúng ta thấy những người di dân ở khắp nơi trên thế giới đều rất gian khổ, làm việc không bao giờ ngừng nghỉ, áp lực đời sống nặng nề, đâu được như những người di dân đến Úc Châu, người nào cũng nhàn hạ, mỗi ngày đều đi đánh banh. Ðánh banh vẫn tạo nghiệp luân hồi, đánh banh không thể đánh thoát ra nổi sáu nẻo luân hồi, đánh chẳng ra nổi tam giới. [Thay vì đi đánh banh] quý vị có thể dùng thời gian này để nghiên cứu Tịnh Ðộ Ngũ kinh Nhất luận, thâm nhập nghiên cứu, được vậy thì có thể xây dựng được tín và nguyện của mình.
Trích Ý Nghĩa chân thật của ‘Bổn Nguyện Niệm Phật’ - Hòa Thượng Tịnh Không thuyết giảng
niemphat.net//Luan/bonnguyen_np/bon_nguyen_np.htm
374 - 26
Cảnh giới của thánh nhân (Phật) -- Ðối xử hòa mục, đối đãi bình đẳng
*******
Chúng ta tổng kết mục đích của sự tu học [thì thấy mục đích này] vô cùng hiện thực, chỉ có hai chữ ‘hoà bình’. Hết thảy chúng sanh trong hư không pháp giới chẳng phân biệt chủng tộc quốc gia, chẳng phân biệt tôn giáo tín ngưỡng, mười phương vô lượng vô biên cõi nước chư Phật, thế giới của chư thiên đều có thể ‘đối xử hòa mục, đối đãi bình đẳng’. Chúng ta thấy trong kinh Ðại Phương Quảng Hoa Nghiêm đích thực là văn hóa đa nguyên mà người ngày nay thường đề cập, chúng ta không thể tưởng tượng nổi số lượng to lớn này – trong cảnh giới không thể nghĩ bàn ấy mọi người đều đối xử hòa mục, đối đãi bình đẳng, tôn trọng, kính mến, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau, chỉ có kiến thiết mà không có phá hoại.
Chúng ta thấy Hoa Tạng thế giới, Cực Lạc thế giới, thế giới của chư thiên, đời sống của họ hạnh phúc mỹ mãn, thiệt là đời sống đầy đủ ‘chân thiện mỹ huệ’! Chúng ta ngưỡng mộ, mong mỏi hết mấy ngàn năm, mấy vạn năm nhưng vẫn không thể thực hiện nổi trên trái đất này; nguyên nhân là gì? Vì chúng ta chẳng ‘hòa’ -- chẳng thể đối xử hòa đồng, không thể đối đãi một cách bình đẳng với tất cả chúng sanh. Ngày nay chúng ta đề xướng giáo dục Phật Ðà, đề xướng giáo dục tôn giáo, mục đích của chúng ta là mong mỏi và hy vọng hết thảy chúng sanh, hết thảy thế gian đều có thể ‘đối xử hòa mục, đối đãi bình đẳng’. Muốn đạt đến mục đích này thì phải đánh thức chánh giác của chúng sanh. Muốn đánh thức chánh giác của chúng sanh thì ngoài giáo dục ra chẳng có phương pháp nào khác.
Trích Ý Nghĩa chân thật của ‘Bổn Nguyện Niệm Phật’ - Hòa Thượng Tịnh Không thuyết giảng
niemphat.net//Luan/bonnguyen_np/bon_nguyen_np.htm
338 - 35
Ba cõi không an, dường như nhà lửa - Nên nghĩ sự khổ nơi địa ngục, phát lòng Bồ Đề
*********
Thơ đáp Cư Sĩ Bao Sư Hiền, Trích Lá Thơ Tịnh Độ (Ấn Quang đại sư)
Hỏa hoạn ở Ôn Châu nghe qua thê thảm! Tai trời nạn nước thật không biết đâu là cùng! Cảnh khổ ấy đủ làm bằng chứng cho lời kệ: “Ba cõi không an, dường như nhà lửa” trong Kinh Pháp Hoa và cũng là một duyên nhắc nhở rất thiết cho sự tín, nguyện, niệm Phật cầu sanh về Cực Lạc.
Niệm Phật chẳng quy nhất, do bởi không tha thiết đối với việc sống chết luân hồi. Nếu tưởng mình bị nước cuốn lửa thiêu không ai cứu vớt, hoặc đang ở vào giờ phút lâm chung sắp đọa địa ngục, thì tâm tự quy nhất, chẳng cần phải tìm phương pháp chi nhiệm mầu. Vì thế, trong kinh thường nói: “Nên nghĩ sự khổ nơi địa ngục, phát lòng Bồ Đề”. Đây là lời chỉ dạy rất thiết yếu của đấng Ðại Giác Thế Tôn, tiếc vì người đời không chịu thật tâm tưởng nghĩ đến. Sự khổ nơi địa ngục sánh với thảm họa nước lửa, còn gấp không lường, không ngằn lần đau đớn hơn! Tưởng đến lửa thiêu nước cuốn thì sợ hãi, nghĩ đến địa ngục lại thờ ơ đó là người trí lực kém tối không thể quan sát rõ ràng sự khổ. Giả sử được một phen tận mắt trông thấy cảnh ấy, chắc bất giác lông tóc dựng đứng, xương lóng đều rung, không tự kiềm chế được.
389 - 30
“Bồ Tát đông đảo, chúng sanh ít ỏi!” . Hãy nên nhìn từ chỗ Phật, Bồ Tát đang ở, đừng nhìn từ nơi chúng sanh đang ở.
*********
Trích Thư trả lời pháp sư Hằng Tàm (thư thứ hai), Văn Sao Tam Biên
Hỏi: Kinh Pháp Hoa chép: “Giơ tay, cúi đầu, đều sẽ thành Phật”. Thêm nữa, kinh Pháp Hoa đã từng được nói trong vô lượng kiếp trước. Do vậy, thấy rằng trong vô lượng kiếp trước đã từng có đấng gọi là Phật độ chúng sanh trong cõi đời. Chúng sanh đã gieo thiện căn trong vô lượng kiếp trước thì những chúng sanh đã từng gieo thiện căn ấy đến nay lẽ ra đều đã thành Phật hoặc thành Bồ Tát rồi. Như vậy thì lẽ ra Phật, Bồ Tát nhiều, chúng sanh ít; cớ sao Phật, Bồ Tát thường ít thấy mà chúng sanh đông ùn ùn vậy? Chắc là chúng sanh trong vô lượng kiếp trước đều chưa có thiện căn giơ tay, cúi đầu? Hay là gieo [nhân] nhưng chưa chín muồi ư? Nếu nói gieo nhân nhưng chưa chín muồi thì rốt cuộc đến lúc nào mới chín muồi? Chúng sanh hiện tại gieo thiện căn giơ tay, cúi đầu, lại phải trải qua bao nhiêu vô lượng kiếp thì mới chín muồi được thiện căn ấy? Hay là vĩnh viễn chẳng thể chín muồi?
Đáp: Hai câu nói “Phật, Bồ Tát nhiều, chúng sanh ít” và “Phật, Bồ Tát ít, chúng sanh nhiều” phải nhìn từ cõi nước chư Phật, Bồ Tát đang ở. Ví như gã dân hèn ở làng quê nhỏ bé [chỉ] biết những kẻ thường dân trong làng là nhiều, trọn chẳng biết những bậc phù tá nhà vua trong nước nhà nhiều vô số, nhưng pháp thế gian chẳng đủ để làm thí dụ cho thích đáng. Sao ông chẳng thấy Hoa Tạng hải chúng đông nhiều, ngay cả số vi trần trong một cõi Phật cũng chẳng thể sánh ví [với số lượng thánh chúng trong Hoa Tạng] ư?
Phật có thể độ chúng sanh nhưng chẳng thể độ kẻ không có duyên [với Phật]. Vì thế, phải bao lượt thị hiện giáng sanh, thị hiện nhập diệt để cho chúng sanh bao phen gieo [thiện căn], bao phen chín muồi thiện căn, bao phen được độ thoát. Nhưng do chúng sanh giới vô tận nên thệ nguyện của Phật, Bồ Tát vô tận! Ông dùng tri kiến đoạn diệt để bàn luận cho nên mới có những câu hỏi ấy. Câu hỏi ấy tợ hồ có lý, chẳng biết đấy vẫn là tình kiến chúng sanh, chẳng mảy may biết được cảnh giới của Phật, Bồ Tát! Nếu ông có thể nhất tâm niệm Phật vãng sanh Tây Phương, ắt sẽ than thở: “Bồ Tát đông đảo, chúng sanh ít ỏi!” Vì vậy, tôi nói: Hãy nên nhìn từ chỗ Phật, Bồ Tát đang ở, đừng nhìn từ nơi chúng sanh đang ở.
339 - 36
Phương cách Niệm Phật
* Người niệm Phật hãy nên cung kính, chí thành, từng câu từng chữ trong tâm niệm cho rõ ràng, rành mạch, miệng niệm cho rõ ràng, rành mạch. Nếu làm được như thế, dẫu chẳng thể hoàn toàn không có vọng niệm, nhưng cũng chẳng đến nỗi quá đáng. Có lắm kẻ chỉ mong lẹ, mong nhiều, thuận miệng niệm ào ào, cho nên không có hiệu quả! Nếu có thể nhiếp tâm thì mới gọi là người niệm Phật thật sự.
Đại Thế Chí Bồ Tát đã ví dụ “như con nhớ mẹ”, trong tâm con chỉ nghĩ đến mẹ, những cảnh khác đều chẳng phải là chuyện trong tâm chính mình. Vì thế có thể cảm ứng đạo giao. (Ấn Quang Pháp Sư Văn Sao Tục Biên, quyển Thượng, Thư trả lời sư Hựu Chân và cư sĩ Giác Tam)
371 - 40
_/|\_ Kệ Tu Trì _/|\_
Giữ vẹn luân thường,
Trọn hết bổn phận,
Ngăn dứt lòng tà,
Gìn giữ lòng thành,
Đừng làm các ác,
Vâng làm các thiện,
Kiêng giết, cứu mạng,
Ăn chay niệm Phật,
Hồi hướng vãng sanh
Thế giới Cực Lạc,
Dùng để tự hành,
Lại còn dạy người,
Ấy gọi Phật tử.
Hành giả hãy nên
Làm như thế ấy
Công đức vô lượng.
_/|\_ Ấn Quang Ðại Sư _/|\_