Channel Avatar

GICO TV @UCiQSVn67xHVqdrXX0gA2NTw@youtube.com

11K subscribers - no pronouns :c

Welcome to GICO TV channel, this is a channel to share infor


Welcoem to posts!!

in the future - u will be able to do some more stuff here,,,!! like pat catgirl- i mean um yeah... for now u can only see others's posts :c

GICO TV
Posted 1 day ago

GIÁ NOXH TĂNG GẤP 2 - 4 LẦN SAU GẦN 1 THẬP KỶ 🙂

Nhiều chung cư nhà ở xã hội ở TP. Hà Nội được vay tiền từ gói 30.000 tỷ đồng (2012 - 2016), giá mua bán khi xưa chỉ không quá 15 triệu đồng/m2, dù đã qua sử dụng cả trên dưới 1 thập kỷ, nhưng hiện có giá bán gấp 2 - 4 lần giá trước đây.

Gần 10 năm trước, anh Nguyễn Viết Văn (41 tuổi, quê ở Hà Nam) mua 1 căn hộ nhà ở xã hội có diện tích hơn 60 m2 tại dự án Rice City Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội với giá chưa đến 15 triệu đồng/m2. Nay có nhu cầu chuyển nhà, khi tìm hiểu thị trường, anh Văn không khỏi ngã ngửa vì căn hộ nhà ở xã hội của mình lại tăng giá gấp hơn 3 lần.

Anh Văn cũng được nhiều môi giới cho hay, hầu hết dự án nhà ở xã hội đều tăng khoảng 200 - 400 % so với giá khi mở bán và hiện giao dịch phổ biến trong khoảng 35 - gần 60 triệu đồng/m2 tùy từng khu vực, tình trạng chất lượng căn hộ.

Nhiều dự án nhà ở xã hội đã qua sử dụng cả chục năm nhưng có giá rao bán tăng gấp 2 - 3 lần giá bán ban đầu của chủ đầu tư khi triển khai dự án.

Đơn cử, nhà ở xã hội tại khu đô thị Đặng Xá (huyện Gia Lâm) đang có giá chào bán khoảng 40 triệu đồng/m2. Khu đô thị Đặng Xá được mở bán khoảng 2014 - 2015 với giá khoảng 13 triệu đồng/m2. Như vậy, sau khoảng 10 năm, giá căn hộ ở đây tăng hơn 3 lần.

Tương tự, giá chung cư nhà ở xã hội Rice City Sông Hồng ở phường Thượng Thanh, quận Long Biên đang được chào bán phố biến ở mức trên dưới 40 triệu đồng/m2...

Theo một số chuyên gia, thị trường đang tồn tại nghịch lý: Mặt bằng giá nhà ở xã hội đã "dùng lướt", qua sử dụng trên dưới 1 thập kỷ lại tăng rất mạnh, được chào bán ngang ngửa với mức giao dịch loại nhà chung cư phân khúc trung cấp, cao cấp ở thời điểm cách đây khoảng 10 năm.

Nhìn lại 1 thập kỷ qua, nhiều nhà đầu tư, chuyên gia, người dân không khỏi ngỡ ngàng vì chỉ mới 10 năm trước, với tầm tiền 40 - 60 triệu đồng/m2, có thể sở hữu chung cư phân khúc trung cấp - cao cấp.

Vì sao nhà ở xã hội - vốn bị định kiến là dành cho tầng lớp thu nhập thấp, chất lượng cũng "bình dân", chưa kể đến yếu tố nhà đã cũ lại có giá bán tăng đến phí lý như vậy?

Nguồn: dân việt

7 - 0

GICO TV
Posted 3 days ago

THẾ GIỚI ĐANG CHUYỂN MÌNH

Các ngân hàng trung ương đang kích thích nền kinh tế toàn cầu.

Khi nguồn vốn giá rẻ tràn vào thị trường, sức mua của bạn bị xói mòn và giá tài sản bị thổi phồng.
Người tiết kiệm thua lỗ, nhà đầu tư thắng lợi.

Khoảng cách bất bình đẳng về tài sản là thước đo khoảng cách về hiểu biết tài chính trên toàn thế giới!
Tính thanh khoản toàn cầu đang tăng trở lại.

Cổ phiếu, bất động sản, hàng hóa và bitcoin đã sẵn sàng cho đợt tăng giá mạnh mẽ nhất.

Trung Quốc đang bơm ra gói tài chính hỗ trợ chưa từng có và thị trường chứng khoán Trung Quốc bùng nổ lấy lại mức điểm giảm trong 52 tuần chỉ trong vài ngày ngắn ngủi.

Bạn đã chuẩn bị gì cho giai đoạn bùng nổ của thị trường sắp tới ?

2 - 0

GICO TV
Posted 1 week ago

Truyền thông Hàn Quốc đưa tin từ cuối tháng 8, công ty tái bảo hiểm toàn cầu AON Plc muốn bán toàn bộ cổ phần tại dự án Landmark 72 Hà Nội (quận Nam Từ Liêm) với giá hơn 1.000 tỷ won (tương đương 18.356 tỷ đồng)

Landmark 72 với chiều cao 336m, gồm 72 tầng nổi và hai tầng hầm, được khánh thành vào năm 2012 và trở thành tòa nhà cao nhất Việt Nam thời điểm đó.

8 - 0

GICO TV
Posted 1 week ago

Vành đai 3 Hà Nội sau15 năm 🙂
"Đất nước ta chưa bao giờ có được tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay"

Trong 15 năm qua, Việt Nam đã trải qua một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, thay đổi diện mạo đất nước theo hướng hiện đại hóa và hội nhập. Những thay đổi tích cực có thể dễ dàng nhận thấy qua hạ tầng đô thị, kinh tế, và đời sống xã hội:

Phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng:

Những con đường như Vành Đai 3 đã trở thành biểu tượng của sự phát triển đô thị nhanh chóng. Từ những con đường rộng thênh thang với vài phương tiện, ngày nay, chúng đã trở thành các tuyến giao thông huyết mạch, phục vụ hàng triệu người. Các tòa nhà cao tầng mọc lên san sát, tạo nên một không gian đô thị hiện đại và năng động. Việc mở rộng các khu đô thị, khu công nghiệp, và hạ tầng giao thông như đường cao tốc và cầu vượt cho thấy Việt Nam đang tiến nhanh trong quá trình đô thị hóa.
Tăng trưởng kinh tế:

Sự phát triển cơ sở hạ tầng đã thúc đẩy nền kinh tế, thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước. Những thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng đã trở thành những trung tâm kinh tế, thương mại, và dịch vụ sôi động. Ngành công nghệ và sản xuất cũng đã có bước tiến vượt bậc, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia mới nổi năng động nhất khu vực.
Cải thiện đời sống xã hội:

Cùng với sự phát triển kinh tế, chất lượng đời sống của người dân cũng được nâng cao. Nhiều khu dân cư hiện đại với tiện ích đầy đủ được xây dựng, mang lại không gian sống tốt hơn cho cư dân. Hệ thống giáo dục và y tế cũng được đầu tư, góp phần cải thiện sức khỏe và trình độ học vấn của người dân.
Chuyển đổi số và công nghệ:

Việt Nam đã và đang tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số. Việc ứng dụng công nghệ vào nhiều lĩnh vực từ thương mại điện tử, ngân hàng số cho đến giáo dục trực tuyến, giúp người dân tiếp cận với các dịch vụ hiện đại và tiện ích hơn bao giờ hết.
Nhìn lại 15 năm qua, Việt Nam đã vươn mình từ một quốc gia đang phát triển thành một điểm sáng kinh tế và đô thị hóa trong khu vực. Những thay đổi này không chỉ thể hiện sự tiến bộ về vật chất mà còn phản ánh khát vọng vươn lên của đất nước.

4 - 0

GICO TV
Posted 1 week ago

7 NĂM - VIỆT NAM CHÚNG TA ĐÃ SÁNG LÊN RẤT NHIỀU

Đồng nghĩa với việc bộ mặt đô thị, đường xá, giao thông, khu công nghiệp cũng như bất động sản... đã được đầu tư phát triển ngoạn mục!

Năm 2016 (ảnh trên):

Các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, và Đà Nẵng thể hiện rõ những điểm sáng lớn, cho thấy sự phát triển và đô thị hóa mạnh mẽ tại các khu vực này.
Các vùng nông thôn và biên giới có mức độ phát sáng ít hơn, chỉ một số khu vực nhỏ có ánh sáng.

Năm 2023 (ảnh dưới):

Sau 7 năm, có sự gia tăng đáng kể về diện tích phát sáng, đặc biệt là ở miền Bắc và miền Nam Việt Nam.
Sự mở rộng của ánh sáng cho thấy các khu vực ngoại ô và tỉnh lẻ cũng đang phát triển và đô thị hóa, với nhiều khu vực nông thôn được chiếu sáng hơn trước.
Các thành phố lớn tiếp tục mở rộng và gia tăng mật độ ánh sáng, đặc biệt là TP. Hồ Chí Minh và khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Sự khác biệt giữa hai bức ảnh cho thấy sự tăng trưởng đô thị hóa, phát triển cơ sở hạ tầng, và tăng cường điện khí hóa ở nhiều khu vực của Việt Nam sau 7 năm.

4 - 0

GICO TV
Posted 2 weeks ago

🔥Chặn đầu cơ thổi giá, lành mạnh hóa thị trường bất động sản
------------------
👉Thông tin đấu giá đất tại Hà Nội thời gian gần đây nhận được nhiều quan tâm từ dư luận. Giá khởi điểm quá thấp, mức trúng quá cao và tổ chức xuyên đêm khiến nhiều người đặt ra câu hỏi về quy trình định giá khởi điểm. Việc đẩy mức trúng đấu giá gấp 2-3 lần so với giá thị trường cũng khiến người có nhu cầu thực khó có khả năng tiếp cận.
📌Cảnh báo việc lợi dụng đấu giá đất để đầu cơ, đẩy giá
Những ngày qua dư luận chú ý tới phiên đấu giá 19 lô đất ở khu Lòng Khúc (xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội). Mức trúng đấu giá được ghi nhận là “kỷ lục” so với mức giá của một số huyện ngoại thành Hà Nội từ trước tới nay, lên đến 133,3 triệu đồng/m2. Nhiều "cò đất" đã rao bán sang tay những mảnh đất dự kiến đấu giá thành công với mức chênh từ 200 triệu đồng trở lên.
Trao đổi với Lao Động, ông Đinh Minh Tuấn - một chuyên gia lĩnh vực bất động sản - nhận định: "Với mức giá trúng đấu giá cao hơn mặt bằng chung từ 2 đến 3 lần, người dân sở hữu đất ở khu vực xung quanh có tâm lý đẩy giá bán đất của mình theo. Mức giá đất cao đột biến cũng có thể tạo ra xu hướng đầu cơ đất đai, khi nhiều người đổ xô mua đất với hy vọng kiếm lợi nhuận từ việc giá đất tiếp tục tăng. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra tình trạng dòng tiền bị ứ đọng vào đất, thay vì được lưu thông trong các hoạt động kinh tế khác".
Để đảm bảo thực hiện đúng pháp luật, công khai, minh bạch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu chấn chỉnh việc đấu giá đất. Công điện nêu rõ một số trường hợp giá trúng cao gấp nhiều lần khởi điểm, trong đó có trường hợp cao bất thường được phản ánh. Vì vậy Thủ tướng Chính phủ giao Chủ tịch UBND các tỉnh thành chỉ đạo các cơ quan chức năng rà soát việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn.
📌Đảm bảo thị trường bất động sản phát triển lành mạnh
Trong thời gian chờ đợi các cơ quan chức năng vào cuộc rà soát và đưa ra kết luận cuối cùng, Công ty Đấu giá hợp danh Lạc Việt đã ra thông báo về việc dừng hai phiên đấu giá 52 lô đất. Giới chuyên gia cho rằng, kiểm soát đầu cơ đất đai là một nhiệm vụ cấp bách. Việc kiểm soát, xử lý đầu cơ, thổi giá ngay từ khi manh nha sẽ giúp thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, bền vững.
Chia sẻ với PV Lao Động, luật sư Trương Anh Tú - Chủ tịch TAT Law Firm (đoàn luật sư TP Hà Nội) nhận định, đầu cơ đất đai đang trở thành vấn đề nhức nhối, đẩy giá bất động sản lên cao và làm cho người trẻ, người có thu nhập trung bình khó tiếp cận với nhà ở. Để ngăn chặn tình trạng này, luật sư Tú đề xuất một số giải pháp nhằm kiềm chế đầu cơ và ổn định thị trường bất động sản.
"Một trong những biện pháp hiệu quả là đánh thuế cao đối với việc mua đất mà không có nhu cầu sử dụng thực sự. Khi một người hoặc tổ chức mua đất và không xây dựng trong một khoảng thời gian nhất định, họ sẽ phải chịu mức thuế cao hơn. Điều này không chỉ tạo áp lực kinh tế lên những kẻ đầu cơ mà còn khuyến khích việc sử dụng đất hiệu quả hơn.
Việc áp dụng quy định về thời hạn bắt buộc phải xây dựng nhà trên đất trúng đấu giá cũng là một giải pháp khác để chống đầu cơ. Khi người trúng đấu giá không thực hiện xây dựng trong thời gian quy định, quyền sở hữu đất có thể bị thu hồi. Điều này đảm bảo rằng đất đai không bị găm giữ một cách lãng phí và thúc đẩy quá trình phát triển đô thị".
Cũng theo luật sư Trương Anh Tú, việc giới hạn thời gian chuyển nhượng đất sau khi mua cũng là một biện pháp quan trọng.
Bên cạnh đó Chính phủ có thể điều chỉnh chính sách tín dụng bằng cách thắt chặt các điều kiện vay mua bất động sản đối với những nhà đầu tư không có nhu cầu sử dụng đất thực sự. Điều này không chỉ giảm lượng vốn đầu cơ đổ vào thị trường bất động sản mà còn bảo vệ người mua nhà có nhu cầu ở thực sự. Cung ứng nhiều dự án nhà ở xã hội, nhà ở giá rẻ sẽ giúp cân bằng cung cầu trên thị trường. Khi có nhiều lựa chọn nhà ở phù hợp với túi tiền của người có thu nhập trung bình, áp lực tăng giá đất sẽ giảm bớt, làm cho giá nhà đất trở nên hợp lý hơn.
Cuối cùng, việc cải cách Luật Kinh doanh Bất động sản để cho phép phân lô bán nền trong một số trường hợp cụ thể cũng có thể là một giải pháp nhằm tăng nguồn cung đất đai trên thị trường, giúp hạ nhiệt giá đất" - ông Tú nói.
--------------------------------------------
#BĐS #bđsvungven #luatdatdai #luatkinhdoanhbatdongsan #dautu #BĐS2024 #Tuvandatdai #kinhnghiembds #kienthucbds #datnen #luatbatdongsan #batdongsan
Theo: Báo Lao Động

2 - 0

GICO TV
Posted 1 month ago

CHÀO MỪNG ĐẠI LỄ QUỐC KHÁNH 2/9.


Tôn vinh, biết ơn những người đã hy sinh để bảo vệ, đóng góp cho sự phát triển của đất nước, để Việt Nam ngày càng phồn vinh và thịnh vượng.
Chúc cho đất nước Việt Nam chúng ta ngày càng phát triển và vững mạnh, mọi người yên vui và hạnh phúc.
Nhân ngày Quốc khánh 2/9 NHÀ TỐT xin gửi lời chúc tới quý khán giả của kênh, những người đã luôn đồng hành cùng chúng tôi trong suốt thời gian qua.

14 - 0

GICO TV
Posted 1 month ago

QUY TRÌNH ĐẶT CỌC NHÀ ĐẤT
--------
Lưu ý quy trình đặt cọc mua bán nhà đất như sau, nhằm giúp người mua và bán có được sự an tâm và minh bạch trong giao dịch:
1. Thỏa Thuận Sơ Bộ:
Trước tiên, người mua và người bán cần thỏa thuận sơ bộ về giá cả, điều kiện bán, và thời gian dự kiến giao dịch. Điều này bao gồm việc định rõ số tiền đặt cọc sẽ được thanh toán như một phần của thỏa thuận mua bán.

2. Soạn Thảo Hợp Đồng Đặt Cọc:
Soạn thảo hợp đồng đặt cọc, trong đó nêu rõ các điều khoản và điều kiện của thỏa thuận, bao gồm số tiền đặt cọc, điều kiện hoàn cọc (nếu giao dịch không hoàn thành), và thời hạn giao dịch phải được hoàn tất. Hợp đồng này cũng cần đề cập đến việc giữ lại số tiền đặt cọc như một phần của tổng số tiền mua bán.

3. Rà Soát Pháp Lý:
Trước khi ký kết hợp đồng đặt cọc, cả người mua và người bán nên thực hiện rà soát pháp lý về bất động sản, đảm bảo không có vấn đề pháp lý, tranh chấp, hoặc gánh nặng pháp lý nào ảnh hưởng đến quyền sở hữu.

4.Ký Kết Hợp Đồng Đặt Cọc:
Hai bên gặp nhau tại văn phòng công chứng hoặc trước sự hiện diện của các nhân chứng để ký kết hợp đồng đặt cọc. Điều này đảm bảo tính chính thức và pháp lý cho thỏa thuận.

5. Thanh Toán Số Tiền Đặt Cọc:
Người mua sẽ thanh toán số tiền đặt cọc theo thỏa thuận trong hợp đồng. Thanh toán này thường được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản ngân hàng hoặc tiền mặt, tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa hai bên.

6. Xác Nhận và Lưu Trữ Hồ Sơ:
Sau khi hợp đồng đặt cọc đã được ký kết và số tiền đặt cọc đã được thanh toán, cả hai bên cần lưu giữ bản sao hợp đồng và xác nhận thanh toán. Điều này giúp đảm bảo có bằng chứng về thỏa thuận và thanh toán nếu có tranh chấp sau này.

7. Tiếp Tục Quy Trình Mua Bán:
Với hợp đồng đặt cọc đã hoàn tất, các bước tiếp theo của quy trình mua bán sẽ được thực hiện, bao gồm việc hoàn thiện các thủ tục pháp lý, thanh toán số tiền còn lại, và chuyển nhượng quyền sở hữu.

Bài viết nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuân thủ đúng quy trình và có sự rà soát kỹ lưỡng từ cả 2 bên để tránh gặp rủi ro không đáng có.
-------------
Hãy like, share và follow YouTube NHÀ TỐT để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích và kiến thức bất động sản mới nhất!
#BĐS #bđsvungven #dautu #BĐS2024 #Tuvandatdai #kinhnghiembds #kienthucbds #batdongsan

2 - 0

GICO TV
Posted 1 month ago

6 THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO PHỔ BIẾN NHẤT KHI BÁN NHÀ, ĐẤT
————-
Kẻ gian có thể bán một mảnh đất cho nhiều người, lừa bán nhà đang bị kê biên hay dùng sổ đỏ giả để giao dịch...

Nếu không kiểm tra kỹ lưỡng, bạn có thể "sập bẫy". Dưới đây là những thủ đoạn thường gặp khi mua bán nhà đất, theo luật sư Nguyễn Văn Tuấn, Công ty Luật TNHH TGS.

1. Giấy tờ có công chứng nhưng sổ đỏ là giả
Kẻ gian làm giả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc vờ báo mất để cơ quan nhà nước cấp lại. Sau đó, chúng dùng giấy này đem công chứng, tạo dựng lòng tin để chuyển nhượng.

Văn phòng công chứng chỉ có chức năng kiểm tra thông tin trong sổ đỏ và tình trạng thửa đất (tranh chấp, kê biên, thế chấp...) mà không có trách nhiệm hay khả năng chuyên môn nghiệp vụ để xác nhận sổ đỏ là thật hay giả. Lợi dụng điểm này, kẻ gian dễ dàng qua mắt người mua, chiếm đoạt tài sản.

Để tránh bị lừa, bạn hãy cùng chủ sở hữu mang sổ đỏ đến Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Sở tài nguyên môi trường kiểm tra và xác minh. Nếu kết quả là thật, bạn có thể yên tâm ký hợp đồng mua bán, đặt cọc, giao tiền.

2. Bán một mảnh đất cho nhiều người
Kẻ lừa đảo thường đăng tin rao bán nhà đất với giá hấp dẫn, hình ảnh sổ, giấy tờ nhà đất xác thực, rõ ràng. Khi tiếp cận người mua, chúng sẽ viện nhiều lý do để dụ dỗ họ đặt cọc và viết cam kết bằng tay. Sau khi lừa được nhiều người với số tiền lớn, chúng sẽ cắt liên lạc.

Trường hợp này, người mua nên yêu cầu bên bán xuất trình bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chỉ đặt cọc số tiền không quá 10% giá trị chuyển nhượng. Hợp đồng đặt cọc phải nêu trách nhiệm rõ ràng, chú ý điều khoản thời gian chuyển nhượng (không quá một tháng kể từ ngày đặt cọc).

Nếu đến thời gian đã định mà bên bán không chuyển nhượng mà có dấu hiệu trốn tránh, người mua có thể tố cáo hành vi này đến cơ quan công an, đề nghị điều tra và truy cứu hình sự về tội lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.

3. Giấy tờ nhà đất là thật nhưng người bán không phải chủ sở hữu
Kẻ lừa đảo tự xưng chủ sở hữu, cho xem sổ đỏ thật, khiến bạn tin tưởng đặt cọc giao tiền. Thực chất, chúng giả danh người mua nhà, liên hệ với người đang có nhu cầu chuyển nhượng, yêu cầu cho xem sổ đỏ rồi xin bản photocopy để làm sổ giả.

Sau đó, một kẻ khác tiếp tục đóng vai người đi xem nhà, đề nghị chủ nhà cho xem sổ đỏ, lợi dụng sơ hở sẽ đánh tráo. Chiêu lừa thành công, chúng dùng giấy tờ thật, tự xưng chủ sở hữu rồi bán nhà đất cho người khác.

Để phòng dính bẫy này, người mua cần kiểm tra thông tin trong sổ đỏ và thông tin nhân thân của chủ sở hữu. Cách tốt nhất, bạn nên kiểm tra thông tin tại cơ quan nhà nước để biết thực trạng thửa đất và người đang sở hữu.

4. Lừa bán nhà đất đang bị kê biên thi hành án
Trường hợp nhà đất bị kê biên, một số chủ sở hữu tìm cách chuyển nhượng, thế chấp hoặc cầm cố cho người khác để lấy tiền mặt và tẩu tán số tiền này mà không thi hành án theo yêu cầu của tòa.

Nếu người bán không còn tài sản khác và không đủ tài sản để thi hành án thì nhà đất này vẫn bị kê biên. Người mua dù làm thủ tục công chứng sang tên sổ đỏ vẫn không tránh khỏi tranh chấp và rắc rối.

5. Lừa mua bán nhà đất qua vi bằng
Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người mua, kẻ lừa đảo chuyển nhượng nhà đất bằng giấy viết tay thông qua hình thức lập vi bằng tại văn phòng Thừa phát lại.

Những giao dịch này chủ yếu diễn ra tại căn nhà "ba chung": chung giấy phép xây dựng, chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chung số nhà. Để tăng sự tin tưởng, chúng thuê văn phòng Thừa phát lại lập vi bằng.

Tuy nhiên, vi bằng chỉ có giá trị ghi nhận việc giao tiền, giao nhận giấy tờ chứ không chứng nhận việc mua bán nhà đất. Dùng vi bằng trong mua bán nhà đất là hình thức lách luật, không có giá trị pháp lý. Giao dịch có thể bị tuyên vô hiệu khi xảy ra tranh chấp.

6. Quảng cáo một đằng, bán đất một nẻo
Kẻ gian lợi dụng sự cả tin của khách hàng để bán không đúng loại đất, chẳng hạn bán đất ở nhưng thực chất là đất nông nghiệp, đất đang đợi chuyển đổi mục đích sử dụng, đất vườn...

Người mua không nên tin 100% lời quảng cáo của người bán mà cần có những nguồn tin khác liên quan thửa đất, xác minh tại cơ quan nhà nước.

Nếu người bán nói đất đang trong quá trình làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng, bạn hãy yêu cầu cho xem phiếu hẹn và trả kết quả của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nếu nghi ngờ người bán nói sai về mục đích sử dụng đất, bạn yêu cầu họ cung cấp trích lục bản đồ địa chính và bản gốc giấy chứng nhận quyền sử dụng.

Nguồn: Vnexpress
-------
Hãy like, share và follow YouTube NHÀ TỐT để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích và kiến thức bất động sản mới nhất! ✅✅
#BĐS #bđsvungven #luatdatdai #luatkinhdoanhbatdongsan #dautu #BĐS2024 #Tuvandatdai #kinhnghiembds #kienthucbds #datnen #luatbatdongsan #batdongsan

4 - 0

GICO TV
Posted 1 month ago

Luật Đất đai 2024: 11 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai
- Luật đất đai số 31/2024/QH15 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai.
Cụ thể, các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai gồm:
1- Lấn đất, chiếm đất, hủy hoại đất.
2- Vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước về đất đai.
3- Vi phạm chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.
4- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về quản lý đất đai.
5- Không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin đất đai không chính xác, không đáp ứng yêu cầu về thời hạn theo quy định của pháp luật.
6- Không ngăn chặn, không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
7- Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
8- Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.
9- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
10- Cản trở, gây khó khăn đối với việc sử dụng đất, việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
11- Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai.
-------
Hãy like, share và follow YouTube NHÀ TỐT để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích và kiến thức bất động sản mới nhất! ✅
#BĐS #bđsvungven #luatdatdai #luatkinhdoanhbatdongsan #dautu #BĐS2024 #Tuvandatdai #kinhnghiembds #kienthucbds #luatbatdongsan #batdongsan

2 - 0