in the future - u will be able to do some more stuff here,,,!! like pat catgirl- i mean um yeah... for now u can only see others's posts :c
Trần Việt Hưng hiện là Founder & CEO tại GIP Fulfillment. Doanh nghiệp của anh là một trong những đơn vị hàng đầu tại Việt Nam và Đông Nam Á, chuyên cung cấp dịch vụ vận hành dịch vụ hoàn tất đơn hàng fulfillment cho doanh nghiệp.
Hành trình lập nghiệp của anh bắt đầu khi mở trung tâm tiếng Anh tại Philippines. Thời điểm đó, Hưng nhận ra những khó khăn của người Việt sống ở nước ngoài do rào cản ngôn ngữ. Với tinh thần "nghĩ là làm", anh nhanh chóng thành lập trung tâm. Chính trải nghiệm này đã nuôi dưỡng niềm đam mê giáo dục và trở thành bước đệm cho hành trình khởi nghiệp của anh.
Sau những lần vấp ngã, đặc biệt khi đại dịch COVID-19 ảnh hưởng đến các kế hoạch kinh doanh giáo dục, Hưng đã chuyển hướng sang thương mại điện tử và fulfilment. Anh là người tiên phong mang giải pháp vận hành xuyên biên giới cho các doanh nghiệp Việt Nam, giúp họ mở rộng thị trường sang các quốc gia như Philippines, Malaysia, Thái Lan, và Indonesia.
Dịch vụ của anh không chỉ dừng lại ở giải pháp vận hành, mà còn là cầu nối thông tin và văn hóa giữa các thị trường. Với sự hiểu biết sâu sắc về từng thị trường, Hưng đã giúp nhiều doanh nghiệp Việt Nam và các nước trong khu vực đạt được doanh thu đột phá, từ vài tỷ đồng lên đến hàng chục tỷ mỗi tháng.
Trong tập podcast lần này, anh Hưng sẽ mang tới cho người nghe những góc nhìn và trải nghiệm quý báu trong khi khởi nghiệp và kinh doanh như:
- Cách nhìn ra cơ hội kinh doanh
- Kết nối và xây dựng mối quan hệ bền chặt
- Hãy cho đi trước để nhận lại giá trị lâu dài
- Làm sao để "liều lĩnh một cách thông minh"?
- Hành trình đưa các thương hiệu Việt ra quốc tế
---
Đón xem podcast vào 20h tối ngày 22/12/2024 trên YouTube Người Trong Muôn Nghề
25 - 1
"Tôi muốn tái định nghĩa BOY PHỐ" | CCMK (Rapper) | NGƯỜI TRONG MUÔN NGHỀ EP36
CCMK (Nguyễn Văn Quang) là một rapper trẻ đến từ Nam Định. Hiện nay anh hoạt động trong tổ đội Vibe Catchers Collective (VCC) cùng những người động đội như LEFT HAND, Teddy, G Rose,...
Tháng 9 năm nay, CCMK kết hợp cùng rapper Cậu Phát và những người bạn khác cùng cho ra mắt chương trình "Grab Việt" (parody Rap Việt thông qua những bài nhạc chế), đăng trên kênh nƠi tÌnH yÊu bỐc đẦu.
Với chủ đề chính nhằm châm biếm các thói hư tật xấu của cộng đồng "Boy phố", cùng sự đầu tư vào nhạc và lời, Grab Việt nhanh chóng dành được sự chú ý và trở thành một hiện tượng trong cộng đồng rap fan. Chỉ riêng trong tháng 11, kênh nƠi tÌnH yÊu bỐc đẦu đã thu về hơn 7 triệu lượt xem.
Tuy nhiên, đi kèm với sự ủng hộ là những ý kiến trái chiều. Nhiều người cho rằng Grab Việt đang vô tình "cổ xúy" những "tệ nạn" ngoài kia. Vậy sự thật có phải như vậy? Hãy cùng lắng nghe câu chuyện của CCMK trong Người Trong Muôn Nghề tập 36 vào 20h tối nay các bạn nhé!
10 - 0
MUỐN TRỞ THÀNH NGHỆ SĨ LỚN, PHẢI LÀM VIỆC NHƯ MỘT NGHỆ SĨ LỚN
Full podcast: https://www.youtube.com/watch?v=Ost4D...
"Những cái thứ làm mình khó chịu, nóng nảy, bực tức ấy... chúng luôn có trong cuộc sống. Mình thích hay không ấy, nó chỉ là về góc nhìn ở trong đầu mình thôi.
Nếu mình chỉ coi đấy là một khía cạnh của công việc, thì đến cuối ngày mình nhìn lại, mình sẽ thấy nó cũng chỉ là một phần trong trong cái thứ mà mình đang chọn thôi. Như vậy thì thật ra là nó chả có gì để mà phàn nàn cả.
Ví dụ ngày xưa em không thích làm truyền thông và cứ mỗi lần em phải đi quay, em phải làm content là em cảm thấy bực bội Nhưng đến bây giờ thì em sẽ trả lời anh là đấy là một trong những cái việc cần làm của em mỗi ngày.
Ngày nào em cũng sẽ đăng một cái clip TikTok. Ngày nào em cũng sẽ đăng một cái short content.
Nó chỉ đơn giản là do cái mindset của mình thôi. Ngày xưa thì chắc chắn là em sẽ nói với anh luôn là em không thích làm và em sẽ cảm thấy rất bực bội với nó, nhưng mà bây giờ thì ngược lại.
Em nói với bản thân là: "Ok! Mày muốn trở thành một người nghệ sĩ đúng không? Vậy cái việc tương tác với người nghe, cái việc tôn trọng người nghe, cái việc mà xuất hiện nhiều nó là một trong những điều mà một người nghệ sĩ phải làm và một người nghệ sĩ thành công sẽ làm".
| trích từ chia sẻ của RIO (Ca sĩ, Producer, Nhà soạn nhạc) trong podcast Người Trong Muôn Nghề Tập EP 35
13 - 0
ĐỂ ĐI XA, ĐỪNG ĐỢI ĐẾN LÚC SẴN SÀNG - RIO | #NTMN EP35
Các bạn ơi, podcast của Người Trong Muôn Nghề đã trở lại rồi đây.
Để đánh dấu sự trở lại này, chúng ta sẽ cùng gặp gỡ một music producer, singer, songwriter mang tên RIO.
RIO (Đỗ Việt Tiến), là một Gen Z sinh năm 1999. Anh là một ca sĩ, nhạc sĩ và nhà sản xuất âm nhạc. Được biết đến với vai trò đồng hành (tức là chồng) của nữ ca sĩ R&B 52Hz. RIO có vai trò vô cùng lớn vào các ca khúc nổi tiếng như "ĐỢI" (16M views), "Mê Cung Tình Yêu" (1,3M views),... Ngoài đảm nhiệm vai trò sản xuất âm nhạc, RIO cũng vừa ra mắt thành công EP "tình", đánh dấu sự trở lại với ca hát của chính mình.
Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ về cuộc đời, hành trình và sự nghiệp của RIO trong tập lần này vào 20h ngày 27.11.2024 các bạn nhé!
4 - 0
🔥 DEAL HOT, GIÁ HỜI - KHÔNG THỂ BỎ QUA NGÀY 10/10 CÙNG SPIDERUM BOOKS! 🔥
Gió thu về, hãy làm mới tủ sách của bạn với Spiderum Books! Ngày 10/10 là cơ hội vàng để sắm sách với những ưu đãi đặc biệt mà bạn không thể tìm thấy ở đâu khác.
📚 CƠ HỘI VÀNG MUA SÁCH:
☀️ Giảm lên đến 140🐟 cho tất cả sách từ các thể loại Kinh tế, Triết học, Hướng Nghiệp, Phát triển bản thân,...
☀️ Giảm thêm 5% khi mua từ 2 cuốn trở lên
☀️ Giảm thêm 30🐟 với Voucher của Shốp
☀️ Freeship toàn quốc
☀️ Quà tặng bookmark, khóa học excel cho mọi đơn hàng
📚 Combo Seneca: Những bức thư đạo đức - cuốn sách hot nhất về chủ nghĩa khắc kỷ đã quay trở lại. Khi mua combo vào ngày 10/10 bạn sẽ được tặng một cuốn sổ khắc kỷ.
📚 TIỆM SÁCH NHỆN CÓ GÌ?
👉 Bộ sách Hướng Nghiệp “Người Trong Muôn Nghề” đã bán hơn 30.000 bản và được biết đến là series sách gối đầu giường về hướng nghiệp cho thế hệ trẻ tại Việt Nam.
👉 Các tác phẩm triết học vĩ đại nhất được các chính khách, nhà tư tưởng và độc giả tham khảo và ngưỡng mộ trong suốt nhiều thế kỷ.
👉 Các tựa sách khác với đa dạng các chủ đề như Hướng Nghiệp, Kỹ Năng, Phát Triển Cá Nhân, Marketing, Truyền Thông, Sáng Tạo, Văn Học Hiện Đại,…
📚 Đặt mua ngay và tận hưởng mùa thu cùng sách hay tại: s.shopee.vn/A9yxvl7kjO
8 - 0
ĐÔI LỜI VỀ "CÂY ĐA CÂY ĐỀ" CỦA NGHỀ PHÁT THANH
Năm 2020, tôi có cơ duyên gặp NSUT, nhà báo, phát thanh viên Hà Phương. Tuy buổi gặp không lâu, nhưng ấn tượng cụ để lại trong tôi vô cùng sâu sắc. Cụ là phát thanh viên lớn tuổi nhất của Đài VOV lúc bấy giờ. Cụ chẳng có gì ngoài thừa tình yêu cho nghề và thiếu thời gian hơn bất cứ ai tôi gặp trong năm 2020 đó.
Ở tuổi 80, cụ đánh dấu 60 năm làm phát thanh, tức cụ đã đi cùng phát thanh từ những ngày còn bom rơi đạn lạc, ác liệt là đằng khác. Là người duy nhất của thế hệ "giọng đọc vàng" cũ còn làm nghề. Là người đúng với hình dung về hai từ "gạo cội" nhất tôi từng gặp trong đời.
Hôm ấy gặp cụ đang dạy tại nhà lớp phát thanh viên mới. Cụ nghiêm khắc trong từng thanh điệu, với từng con chữ được người phát thanh viên đọc. Vì cứ nghe cụ đọc mẫu là hiểu. Cụ vẫn dạy vài ca một ngày, vẫn lên Đài VOV làm chương trình hàng tuần, vẫn đi tỉnh, thậm chí đi nước ngoài để công tác đều như tranh vắt. Dù đã gặp nhưng vẫn không tin cụ đã 80 với sự minh mẫn và thông tuệ này.
"Con cháu thì vẫn cản ngăn. Nhưng mà đồng nghiệp vẫn đùa là miễn cụ vẫn đi lại được thì còn đánh xe đón cụ đi làm, không tha cho cụ ngày nào. Mà miễn còn đồng nghiệp nhờ cậy, còn thính giả cần mình thì còn đi làm thôi."
Lời cụ chia sẻ mộc mạc bên bàn trà nhỏ trong căn nhà giản dị, choán cả gian phòng chính là khu vực làm việc của thầy, vẫn còn văng vẳng bên tai tôi, lạ lùng thổn thức.
_______________________
Bài chia sẻ của bạn Thảo Anh gửi tới chuyên mục Người Trong Nghề 🤍
30 - 0
NGƯỜI MANG SỰ "QUÊ MÙA" VÀO THỜI ĐẠI CAFE SÍNH NGOẠI
Nép trong con đường làn 2 giữa trung tâm Thành phố Bắc Ninh, một “thửa ruộng” xanh mởn đã bình yên qua mưa gió 3 năm ở đó.
Bước chân vào quán, một không gian Kinh Bắc mở ra: Nón lá núp ở đây, trống bản treo ở đó, tượng sứ hình trâu lợn ngồi chỗ nọ, bình gốm Hiên Vân và hình nhân rối nước ngồi chỗ kia, lấp ló tranh Đông Hồ được cách điệu thành cái chụp đèn sáng rỡ. Tất nhiên, đã là Ruộng, thì nhìn đâu cũng thấy màu xanh mởn trải dài, từ bức tường, cánh tủ, tới góc công viên thảnh thơi trước hiên. Giữa những năm 2020, khi người ta đang hướng tới kiến trúc, cảnh quan và lối sống “Châu Âu thu nhỏ”, thì ở miền quan họ, vẫn có một chốn “quê mùa” như Nguyễn Bính vẽ trong thơ.
Có thể hiểu đơn giản, Ruộng là một tiệm trà bánh “made in Bắc Ninh”. Owner của quán, chị Giang, cười bảo: “Trước hết thì Ruộng không phải là một quán cà phê. Nó giống như dòng tự mô tả của Ruộng vậy. Đây chỉ là một nơi có bánh thơm, nước mát, và một chút văn hóa quê hương Kinh Bắc của mình”.
Chị Giang bắt đầu có Ruộng từ năm 27 tuổi, nhưng thực tế Ruộng đã có trong ý niệm của chị từ tít mãi 26, 25. Ấy là lúc chị vẫn còn là một nhân viên văn phòng ở thủ đô, làm đúng ngành học thiết kế đồ họa mà chị đã theo đuổi ở Mỹ thuật Công nghiệp. “Nghề là đích đến khác nhau trong nhiều giai đoạn cuộc đời”, thế là chị Giang quyết định bỏ phố.
Nhưng chị Giang không phải người duy nhất chọn bỏ công việc văn phòng dễ thở để về quê “cày cấy”, đồng hành cùng chị còn có người bạn đồng hương - anh Mạnh. Chị bảo, anh Mạnh làm kiến trúc, mê văn hóa, và chính những cuộc trò chuyện “có văn hóa” với anh đã lây lan tình yêu ấy sang cho chị. Bắt đầu từ một đốm lửa nhỏ, cả hai cùng nhóm nó thành một mong muốn ngày một to, rằng có thể trở về quê, và làm một cái gì đó thật dân dã, gần gũi cho quê hương bằng những gì mình có.
Đó là những ngày Covid còn phức tạp, chị và anh quyết định mua 2 cái xe đạp, chờ chỉ thị được ra ngoài là cùng nhau đạp xe đi tìm Ruộng. Một nơi không nằm ở đường lớn ồn ào, và tốt nhất là nằm trong một khu phố bao bởi công viên xanh - đặc trưng quy hoạch của Bắc Ninh, ấy là hai điều anh chị tìm kiếm ở Ruộng. Ruộng được tìm thấy trong hình dáng của một cái nhà bé nhỏ rêu phong nhất khu, chị Giang bị cuốn hút bởi sự cũ kỹ của nó. Ngôi nhà cũng chẳng treo biển cho thuê, nhưng chị đã tiến tới gõ cửa hỏi thử, đánh thức một mối duyên lành.
Đều là những người không có chút kiến thức về ngành F&B, hành trình tạo ra Ruộng của anh Mạnh chị Giang cũng là hành trình tự học và tự thực hành. Anh chị rong ruổi từ Bắc vào Nam ngược lại Trung để học về sản phẩm và vận hành từ những người bạn. Anh chị tự mua lò học làm bánh, tự thử nghiệm liên tục để ra được menu ưng. Anh chị cũng tự làm bộ nhận diện, logo, thương hiệu. Và thậm chí cả việc tu sửa quán.
“Lúc ấy kinh phí làm Ruộng không có nhiều, tụi chị luôn cố tự làm tất cả mọi thứ. Chẳng hạn như cái khung cửa ở tầng 2 này cũng là bố của anh Mạnh, vốn là thợ cơ khí làm đấy. Nhưng chính việc tự làm cũng khiến cho mình dành nhiều tình cảm cho quán hơn, hạnh phúc hơn, nên chị không thấy vất vả.”
Chị Giang nói, lúc ấy đấu tranh lớn nhất của chị không phải là bản thân mà là gia đình. Sinh ra ở làng quê, gia đình cũng không một ai có kinh nghiệm liên quan tới kinh doanh, mẹ của chị đã kịch liệt ngăn cản. Mẹ chị bảo, đã đi từ con số 0 tròn trĩnh, lại còn đang đợt dịch liên miên, việc bỏ công việc văn phòng với thu nhập ổn định là một điều dại dột. Ấy là những ngày tháng mà chị Giang nói vui là sáng đi sửa quán, tối về cãi nhau với mẹ.
“Bọn chị lúc đấy không có gì cả, nhưng mà bọn chị có niềm tin về những thứ mình làm, nên là mình cứ làm thôi.”
Ngày Ruộng mở cửa, phải tới 4h chiều mới sẵn sàng đón khách vì còn nhiều thứ chưa chỉn chu tuyệt đối. Thế nhưng chị Giang bất ngờ khi ở ngoài cửa, mới ngày đầu tiên, đã có những người xếp hàng đứng đợi. Chị Giang hồi tưởng lại, rằng Ruộng không làm truyền thông đình đám. Trước khi quay sang làm sản phẩm, fanpage Ruộng vốn được chị Giang dùng làm góc chia sẻ những bức ảnh đồng ruộng, trâu bò, những điều thôn quê nhất lên như một sở thích. Thế rồi chính những người yêu thích hình ảnh đó đã tìm được sự đồng điệu của chất quê trong quán nhỏ của chị Giang, và đón nhận nó. Chị tin nó là hệ quả khi làm nghề với sự chân thành và bằng những gì mình thực sự quan tâm, tìm hiểu.
“Bọn chị không lấy cái gì ở nước ngoài, phương Tây về làm cảm hứng cả. Bọn chị chỉ sử dụng những hình ảnh, chất liệu từ ngày xưa, từ thời thơ ấu, chính là những thứ bọn chị đã thấy, đã trải nghiệm từ lâu. Điều này giúp Ruộng chạm tới khách hàng nhanh nhất, vì mọi người ở đây sẽ cảm thấy thân thuộc với những nét văn hóa này. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức lớn. Nếu không thực sự yêu và hiểu về văn hóa mà mình đang dùng làm chất liệu, thì rất dễ thành ra áp đặt văn hóa, tạo cảm giác gượng ép, không tự nhiên. Điều này để làm thực sự không dễ vì nó cần nỗ lực và hiểu biết sâu. Ngay từ đầu, bọn chị đã xác định lấy văn hóa làm cảm hứng, không phải là sau này mới thay đổi, mới ép quán theo con đường này. Nó xuất phát từ những gì tự nhiên, thân thuộc về miền Kinh Bắc, và tình cảm sâu đậm với quê hương. Đó là lý do tại sao bọn chị tìm thấy sự đồng điệu với khách hàng ngay từ đầu."
Nghe chị Giang kể về việc chị và anh Mạnh không thích nhà cao tầng bằng hương đồng gió nội, về cái thời tập làm bánh ấp ủ Ruộng, chị và anh lại hẹn nhau chiều chiều đạp xe ra bờ ruộng ngồi bàn chí lớn ra sao, ngay cả bây giờ, các kênh truyền thông của Ruộng vẫn đăng chéo những bức ảnh miền quê mộc mạc tự tay bấm máy của anh chị, tôi có thể cảm nhận được dòng máu quê hương đang chảy nóng hổi trong Ruộng.
“Trước khi chị làm Ruộng, tình yêu cho quê hương vẫn có, nhưng nó không quá rõ.
Thế rồi Ruộng giúp chị nhận ra cái tình cảm ấy ngày càng đậm sâu và liên tục hơn”
3 năm trôi qua, chị Giang và anh Mạnh không chỉ trải qua tất cả các vị trí ở Ruộng: “Nông dân” pha chế, “nông dân” làm bánh, “nông dân” trông xe, hay làm “lý trưởng”, tìm thấy những “nông dân” đồng chí hướng, chung tinh thần và đi qua những “vụ mùa” “thóc” về no ấm; mà hai anh chị còn nên duyên chồng vợ từ những ngày tháng “cày cấy” trên “thửa ruộng” nhỏ. Chị bảo,
“Chị với anh thường hay đùa nhau, bảo là không biết sẽ làm Ruộng đến bao giờ nhỉ. Chị cũng không biết là mình sẽ làm Ruộng tới bao giờ. Chị chỉ muốn làm tốt vào ngày mai thôi. Ngày mai là thời điểm gần nhất mà mình biết, chị luôn muốn làm tốt vào cái ngày mai đó. Nếu mình làm tốt thì chị nghĩ cái “ngày mai” này nó sẽ kéo dài.”
Để kết thúc, tôi hỏi chị: “Trong quãng thời gian làm Ruộng, chị nghĩ mình đã được gì và mất gì?”
“Trước tiên, Ruộng không lấy của chị cái gì cả, và Ruộng cho chị cơ hội làm “nông dân”. Trước kia thì chị chỉ là một người làm văn phòng, và làm thiết kế đồ họa thôi. Nhưng khi làm Ruộng, chị đã có cơ hội học rất nhiều thứ mới. Đến cả bây giờ, 30 tuổi rồi, thì vì làm Ruộng mà chị vẫn thấy còn rất nhiều thứ mình cần và muốn học. Mỗi sáng thức dậy, chị có động lực làm điều gì đó mà không phải vì áp lực kiếm tiền. Chị không còn những buổi sáng mở mắt không muốn đi làm như hồi làm văn phòng nữa, mà cảm thấy vui vì một ngày làm việc mới.
Làm những gì mình có và làm như cách mình sống, vậy là chị được thức dậy làm điều mình thích mỗi ngày.”
___________________
Chúc mừng sinh nhật @ruong.kinhbac 3 tuổi, từ một người con vùng Kinh Bắc 🫶
Bye bye, Midori.
20 - 0
KHỞI NGHIỆP NGHỀ RƯỢU Ở TUỔI 19 - “TÔI LÀM DÂU TRĂM HỌ”
Tuổi 19 đầy hoài bão và ước mơ, mấy đứa bạn thi nhau khăn gói lên thủ đô học Đại học rồi cũng lần lượt du học nước này nước kia. Còn Vũ, khác với các bạn đồng trang lứa, cậu chọn làm “dâu” ở tuổi 19…
Chính xác hơn là làm dâu trăm họ và bán câu chuyện của mình cho khách hàng thông qua chất dẫn là r..ư.ợ.u - Bartender.
“Từ những lần đầu tiên được tiếp xúc, tôi đã mê mẩn cái sự kết hợp hoàn hảo giữa hương hoa quả chín mọng, hương gỗ sồi già và một chút vani ngọt ngào. Lúc ấy chưa biết chính xác là vị gì đâu, chỉ đơn thuần là cảm thấy thích thôi”.
Cứ nuôi dương ước mơ như vậy cho đến khi Vũ bắt đầu hành trình trở thành một Bartender chuyên nghiệp. Những ngày đầu tôi thấy khá lo lắng cho cậu bạn vì cảm thấy nghề này cũng khó mà trụ vững được lâu dài. Ấy vậy mà vào cái năm 19 tuổi, Vũ bất ngờ thông báo: “Tao chuẩn bị mở quán r..ư.ợ.u”.
Đến nay đã hơn 2 năm kể từ câu nói ấy, quán r..ư.ợ.u nhỏ nhắn, ấm cúng, nép mình trong một góc của thành phố Hải Phòng thân yêu vẫn đang sáng đèn mỗi tối. Nghề chọn người là đúng, nhưng để giữ lửa cho nghề thì cần phải có sự quyết định và đam mê với nghề, nhất là ngành đặc thù như F&B. Bởi nó đòi hỏi phải có sự linh hoạt, biết “chiều” từng theo sở thích riêng của từng khách hàng. Đối với Vũ, đó không chỉ là thức uống mà còn là sự khéo léo qua cử chỉ, hành động đến lời nói, thái độ khi phục vụ khách hàng.
Làm bartender thích nhất cái cảm giác được khách hàng tin tưởng gửi gắm những tâm sự thầm kín, được tự tay làm nên những cốc r..ư.ợ.u đậm vị, nồng nàn. Bởi mỗi ly r..ư.ợ.u đều chứa câu chuyện của riêng nó, để hoà hợp với từng vị khách khi đến quán.
“Tôi chưa bao giờ hối hận khi quyết định mở quán. Mặc kệ cho những lời đàm tiếu xung quanh, tôi có ngọn lửa nghề và tôi luôn tin mình làm được. Dần dần tôi nhận được nhiều sự công nhận hơn và chúng càng cho tôi nhiều động lực để phát triển với nghề này”.
____
“Chuyện trong nghề” được kể lại bởi bạn của Vũ - người đã khăn gói lên thủ đô học và giờ nhìn bạn mình kiếm cả chục thậm chí là trăm triệu. Và với bản tính của cậu ta, Vũ sẽ còn phát triển hơn nữa, tôi tin là vậy.
-CP
25 - 0
NGƯỜI ĐIỀU HÀNH TÀU CHẠY - NGHỀ MẮC KẸT TRONG VÒNG LẶP CỦA THỜI GIAN
Ở ga cuối của cực Bắc Tổ quốc, “chẳng có mấy người đến đây đâu”.
Làm điều hành ở ga tàu. Công việc này có gì thú vị đến mức người ta dám chấp nhận cuộc sống xa quê suốt cả năm trời, thậm chí là hi sinh cả cái Tết âm mà người Việt mình đi đâu cũng mong cũng ngóng?
10 năm trời coi ga Đồng Đăng như mái ấm, đó là cái duyên và cũng là rất nhiều tâm huyết với cái nghề làm bạn với mênh mông đường ray, tàu chạy, còi inh ỏi. Một ga tàu chẳng phải huyên náo, nhộn nhịp gì cho cam, ngược lại, chỉ toàn những chuyến tàu neo hơi thở. Tàu chở hàng đã chẳng nói, đến cả tàu khách từ Trung Quốc qua cũng thưa thớt tiếng người nói người thưa. Bị điều lên nơi này, đó là điều không ai trong nghề muốn. Có những người duyên chẳng thắm lại lặng lẽ về xuôi sau một, hai năm. Và có những người như anh, đằng đẵng suốt 10 năm quấn quýt cùng mùa đông vùng cao se sắt, với một ga tàu vốn dĩ đã rất quạnh hiu.
“Anh em chia nhau thay phiên về theo năm, chuẩn bị tâm lý cho dễ. Có được về thì đến nhà cũng là 30 Tết rồi chứ cũng không sớm sủa gì đâu, nhưng mà được về là về, Tết được về nhà thì chẳng ai lại không muốn cả.”
Anh bảo, lịch trực Tết cũng sẵn có trước ngày, năm đó được về nhà ăn Tết hay không thì biết trước rồi, cũng không buồn quá. Làm cái nghề này những lúc ấy cứ cười xòa với nhau miệng nói vì công việc là vậy, nhưng trái tim nhất mực hướng về đâu, ai cũng biết mà.
Có lẽ anh may mắn hơn những người mới được điều lên ga Đồng Đăng này ở chỗ, mảnh đất không chỉ cho anh cái duyên trong công việc, mà còn là cái duyên nên vợ nên chồng với con người xứ Lạng, để những dịp Tết đến, nơi gọi là nhà đã gần gũi hơn được mấy trăm cây.
“Ngày nào cũng như ngày nào”, kể cả là dịp giáp Tết.
Nhân viên điều hành tàu chạy, cái nghề vốn là vòng lặp của mỗi ngày, với ngần ấy chuyến tàu ghé và đi, người đi rồi lại ghé, những kiện hàng dỡ xuống rồi lại bốc lên, đi tới đi lui cũng chỉ suy cho cùng chỉ cần duy trì công việc sao cho guồng quay của cuộc sống được đều đặn, không trật bánh. Cũng giống như vận hành một chiếc đồng hồ quay, hi sinh thì giờ của bản thân để không phí hoài lấy dù chỉ một phút đầy quý giá của xã hội.
Điều gì khiến những người làm nghề điều hành tàu chạy có thể đứng vững cùng cái nghề suốt những năm tháng qua? Tặc lưỡi một câu “Đời mà, nghề sao thì theo vậy” là không đủ. Có vẻ đẹp nào ta còn chưa nhìn thấu trong công việc nơi ga tàu vốn dĩ đã luôn bình thường như mỗi ngày đến và đi của họ?
__________
Một mảnh nghề mà mình có duyên biết tới khi còn viết ở Chuyện Nghề.
Bye bye, Midori.
71 - 2
KÝ ỨC CỦA NGHỀ G...I..Ế.T M..Ổ GÀ NẤU CỖ
"Người ta thường bảo thời gian có thể xoá nhoà, nhưng không biết tại sao cảm xúc của mình gần 30 năm trước vẫn còn nguyên. Nếu phải ngồi để thực sự nghĩ lại khoảnh khắc ấy mình thật sự ám ảnh. Ai chứng kiến cảnh đó có lẽ cũng sẽ bỏ, không dám làm nữa.
Cái thời kỳ ấy là đầu thập niên 90, mà chính xác là cuối năm 92 và đầu năm 93. Các bạn trẻ sống thời bây giờ thì không biết là cái hoàn cảnh kinh tế lúc đó nó khó khăn đến thế nào. Như gia đình nhà mình, 3 chị em đi học Đại học xong đều thất nghiệp. Chị gái mình tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ và em gái mình tốt nghiệp Đại học Sư phạm. Còn mình là Cử nhân Tài chính Thương mại. Tuy nhiên, cả 3 chị em mình đều ở nhà cả, và không xin được việc làm.
Lúc đó mình quyết định lập gia đình khi chưa xin được việc, và cơ duyên là mình được một người bạn rủ nấu cỗ thuê. Mình chọn nghề đó vì không có sự lựa chọn nào khác để mang lại nguồn thu nhập cho gia đình. Nghề nấu cỗ thuê là nghề mà khi các gia đình có tiệc, hoặc các cơ quan có tiệc mừng công, thì người ta sẽ thuê mình nấu cỗ. Ở miền Bắc thì những năm 90, ngay cả bây giờ cũng thế, gà là món không thể thiếu trên mâm cỗ. Có những mâm cỗ mà có đến mấy món gà: gà luộc, gà hầm, gà xào sả ớt, thậm chí là gỏi gà.
Ở thời điểm đó, rất ít người làm công việc này. Cho nên khi mình nhận việc, thu nhập của mình thật sự rất tốt. Mỗi một tuần mà nấu liên tục 3 buổi thì có thể mua được khoảng 2 chỉ vàng. Nhờ thu nhập đó mà mình đã có kế hoạch cho tương lai, có dự kiến mua đất, làm nhà. Đấy là một công việc mang lại thu nhập rất tốt so với một người đang thất nghiệp như mình.
Nhưng mà sự đánh đổi cũng rất lớn. Hàng ngày mình phải chịu những chấn thương tâm lý, ví dụ như cảnh m.á.u, thậm chí là những tiếng kêu thét của những con gà mà mỗi khi làm tiệc mình đều phải nghe, đều phải chứng kiến cảnh đó. Sau một năm làm nghề nấu cỗ thuê thì mình cũng ám ảnh, tuy nhiên thì mình chưa có ý định thay đổi công việc này vì công việc đó mang lại cho gia đình mình nguồn thu nhập rất tốt.
Thế rồi đến một ngày, mình nhận được một đơn hàng rất lớn. Đấy là một bữa tiệc khoảng 70 mâm cỗ, tức là phải g...i..ế.t t.h.ịt khoảng 70 con gà gì đó. Cảnh tượng mà mình vẫn còn nhớ mãi là một khoảng sân rất rộng, và từng con gà, từng con gà lần lượt bị lôi ra khỏi cái lồng và bắt đầu cắt t..i..ế.t. 15-20 phút sau, gà chất như đống núi. Và cứ từng dòng m.á.u, dòng m.á.u của từng con gà cứ chảy ra, trong đó còn có nhiều con vẫn chưa c..h.ế.t, nó nhảy, nó gào nó thét và m.á.u chảy ra lênh láng. Những người lớn tuổi xung quanh nhìn thấy cảnh tượng đó la hét, và đám trẻ con đang chơi thì gào khóc, thực sự gây ra một thảm cảnh kinh hoàng.
Đến năm 97, mình chính thức bỏ nghề nấu cỗ và sang làm kế toán cho một cơ quan nhà nước. Mức lương mà mình được trả hồi đó là 300 nghìn đồng. Cả hai vợ chồng gộp lại cả tháng cũng không đủ mua 1 chỉ vàng. Thời điểm đó mình từng phải mượn tiền để đóng tiền học mẫu giáo cho con. Ngay cả việc muốn mua sắm quần áo, đồ chơi cho con, mình cũng phải cân nhắc, đắn đo rất nhiều. Có rất nhiều bạn bè của mình cũng nói là có một công việc đem lại thu nhập nhiều như thế, tại sao mình lại bỏ nghề. Tuy nhiên thì mình hình dung lại, và tự hỏi, không biết bao nhiêu con gà đã c..h.ế.t ở dưới tay mình một cách đau đớn như vậy. Mỗi khi nhớ lại hình ảnh mình cầm con dao cắt t..i.ế.t con gà, m..á.u nó ứa ra, cổ nó lắc lư, nó kêu, làm mình thực sự muốn chấm dứt công việc đó.
Mình không biết người khác khi làm nghề g...i..ế.t m.ổ này thì họ cảm thấy thế nào, nhưng mình thì không thể chấp nhận được. Cuộc sống không phải lúc nào cũng vì tiền.
Làm kế toán ở chỗ đó được gần chục năm thì mình bắt đầu có cơ hội thăng tiến. Nhưng với mình, mình vẫn cảm thấy muốn tìm kiếm một cái gì đó mới mẻ với mình hơn và có ý nghĩa hơn, nên mình quyết định đổi nghề một lần nữa. Lần này, mình đến làm cho một tổ chức phi lợi nhuận, làm về phòng ngừa HIV. Tính đến giờ, mình đã làm cho các tổ chức phi lợi nhuận 16 năm rồi.
Cho đến bây giờ, có rất nhiều người vẫn đang cười mình, bảo là nuôi gà, nuôi động vật mà không g...i..ế.t t..h.ị.t thì để làm gì. Thật ra, có nhiều lý do để nuôi chúng. Nuôi để làm cảnh, làm thú cưng, chăm sóc chúng để chúng làm bạn với mình cho vui cửa vui nhà. Động vật hoàn toàn có quyền bình đẳng và sống như con người vậy. Trước đây nhà mình có nuôi một con gà trống, và nó phân biệt được rõ người lạ và người quen. Trong gia đình nhà mình thì không bao giờ bị nó mổ, nhưng mà người lạ chỉ cần bước đến sân là có thể bị nó mổ và nó đá, đến nỗi hàng xóm còn đùa là con gà này có thể thay chó trông nhà luôn.
Có một giai đoạn gia đình nhà mình nuôi 1 con gà mái, và nó có 10 con gà con bé xíu. Mình đã chứng kiến cảnh nó xù lông lên đánh nhau với chim diều hâu để bảo vệ đàn con của nó, mặc dù nó bị thương rất nặng nhưng nó không bỏ cuộc. Và đến một ngày tự dưng con gà mái ấy biến mất, chắc là bị ai đó bắt trộm về làm thịt. Nhìn đàn gà con nheo nhóc mới có mấy ngày tuổi đã mồ côi mẹ, cứ đến 5-6h chiều giờ gà lên chuồng, chúng nó è cổ ra kêu, nó nhớ mẹ nó, cảnh đó nhìn muốn rơi nước mắt, không hiểu sao cái đứa bắt trộm con gà nó lại ác như vậy.
Khi mà thực sự ngẫm nghĩ về động vật, thì bọn chúng cũng tình cảm lắm."
- Trích phim tài liệu Mâm Cỗ thuộc series Cận Cảnh, series phim tài liệu Việt Nam đầu tiên về quyền động vật. Được thực hiện bởi Vive - tổ chức cộng đồng với sứ mệnh cải thiện chế độ ăn của người Việt. Dựa trên chuyện có thật
31 - 5
Mọi nghề nghiệp đều đáng được tôn vinh, và chính từ những con người trong nghề bình thường nhất, ta có thể bắt gặp những câu chuyện bất ngờ và truyền cảm hứng nhất.
"Người Trong Muôn Nghề" là dự án hướng nghiệp của Spiderum bao gồm: bộ sách gối đầu giường về hướng nghiệp dành cho các bạn trẻ Việt Nam, chuỗi podcast về chủ đề công việc và sự nghiệp, cùng hệ thống các kênh truyền thông.
Email us: contact@spiderum.com
Hotline: 0978944558