Channel Avatar

Thôn Di Đà @UCcrIv4Ep6yxRKip8cCjc7WA@youtube.com

22K subscribers - no pronouns :c

Thôn Di Đà là một kênh youtube triển khai nội dung cho ứng d


Welcoem to posts!!

in the future - u will be able to do some more stuff here,,,!! like pat catgirl- i mean um yeah... for now u can only see others's posts :c

Thôn Di Đà
Posted 5 months ago

Một trong những bức ảnh đẹp nhất của Nhật thực Total Solar từ ngày hôm qua
Nguồn ảnh: Khaliq Ammna

20 - 2

Thôn Di Đà
Posted 6 months ago

Tu hành – Thanh tịnh, Bình đẳng, Giác
Tu hành cần phải chân thành, thật thà, quan trọng nhất là ba điều trong
đề kinh của kinh Vô Lượng Thọ: ‘Thanh tịnh - Bình đẳng - Giác’. Năm chữ
này là Tam Bảo!
Khi bắt đầu học Phật quý vị phải quy y Tam Bảo.
Tam Bảo là ‘Giác, Chánh, Tịnh’.
Thanh tịnh là Tăng Bảo, Bình đẳng là Pháp bảo, Giác là Phật bảo.
Trong đề kinh có đầy đủ Tam Bảo. Không những đầy đủ Tam Bảo
mà Tam Học cũng đầy đủ. Tam học là ‘Giới, Ðịnh, Huệ’, Thanh tịnh là
Giới, Bình đẳng là Ðịnh, Giác là Huệ.
Ðồng tu Tịnh Tông chúng ta tu những gì? Tu Giác, Chánh, Tịnh.
A Di Ðà Phật tức là Giác - Chánh - Tịnh.
Quý vị đã đọc kinh Vô Lượng Thọ, thấy Thế Tôn nói với A Nan:
‘Quý vị có muốn nhìn thấy Thanh tịnh - Bình đẳng - Giác không?’, Thanh
tịnh - Bình đẳng - Giác tức là A Di Ðà Phật. Nếu chúng ta tu Thanh tịnh -
Bình đẳng - Giác thành công, chúng ta cũng sẽ là A Di Ðà Phật, tự tự nhiên
nhiên sẽ là trăm ngàn ức hóa thân của A Di Ðà Phật; bạn sẽ là hóa thân của
A Di Ðà Phật thì bạn làm sao chẳng đến Cực Lạc thế giới được? Ðương
nhiên sẽ đến mà!
Thế nên phải hiểu kinh Vô Lượng Thọ của Tịnh Tông, năm kinh một
luận dạy chúng ta tu những gì? Tức là dạy chúng ta tu Thanh tịnh - Bình
đẳng - Giác. Mỗi năm tâm chúng ta có thanh tịnh hơn năm trước không?
‘Thanh tịnh’ nghĩa là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước, phiền não
giảm bớt, thói hư tật xấu ít hơn rồi. Như vậy là có tiến bộ, là công phu
đắc lực rồi đó.
Nếu mỗi ngày tụng kinh, niệm Phật nhưng thói hư tật xấu cũng
còn nhiều như cũ, tâm lượng vẫn còn hẹp hòi, vậy thì chẳng có ích chi
cả! Chúng ta nghĩ coi Phật, Bồ Tát có tâm như thế nào? Phật, Bồ Tát có
tâm chân thành, thanh tịnh, từ bi, khi khởi tâm động niệm đều nghĩ đến hết
thảy chúng sanh, chẳng nghĩ đến mình; chúng ta phải học cái tâm của Phật,
tức là niệm niệm vì chúng sanh, tận tâm tận lực giúp Phật pháp, giúp chúng
sanh, đừng nghĩ về mình; ‘mình chẳng còn nữa thì bạn sẽ thực sự được
đại tự tại’. Tại sao chúng ta học Phật chẳng được thành tựu? Tuy nghĩ đến
chúng sanh, tự mình còn chiếm hơn phân nửa vì vậy nên bạn chẳng thể
thành tựu, bạn chẳng được cảm ứng. Ðến lúc nào mới quên mình, dốc toàn
tâm toàn lực vì chúng sanh? Trong kinh quý vị thường thường niệm đến câu
‘tâm bao trùm hư không, lượng trọn khắp các cõi nhiều như cát’ (tâm bao
thái hư, lượng châu sa giới); đó là tâm lượng của chư Phật, Bồ Tát, chúng ta
phải học theo. Tâm bao trùm hư không, lượng trọn khắp các cõi nhiều như
cát là tâm lượng vốn sẵn có của mỗi người chúng ta; tại sao bây giờ tâm
lượng chúng ta nhỏ nhoi như vậy? Hai người ở chung với nhau bất đồng ý
kiến, không thể bao dung lẫn nhau, vậy thì bạn còn có thành tựu gì nữa?
Thế nên học Phật việc đầu tiên là phải mở rộng tâm lượng, phải có thể bao
dung nhẫn nhịn, khi gặp những việc không như ý thì cũng đừng nên trách
móc người khác, chỉ nghĩ tưởng việc của mình, như vậy mới có thể giải
quyết vấn đề, mới có thể thành tựu đức hạnh, trí huệ của mình.
A Mi Đà Phật 🙏🙏🙏🪷🪷🪷.
---o0o---

34 - 7

Thôn Di Đà
Posted 6 months ago

Một bộ Kinh Vô Lượng Thọ, một cậu Phật hiệu Nam Mô A Mi Đà Phật, Đại Lão Hòa thượng Hải Hiền niệm đến 92 năm , Ngài 112 tuổi tự tại vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc Thế Giới.
Ngài là tấm gương tốt nhất trong thời nay, chúng ta học theo ngài, chân thành niệm Phật cầu nguyện vãng sanh Tây Phương Cực Lạc.
A Mi Đà Phật 🙏🙏🙏.

17 - 4

Thôn Di Đà
Posted 7 months ago

A Mi Đà Phật
Làm thế nào đầu năm Giáp Thìn 2024
Đi làm và buôn bán kinh doanh được may mắn phát tài phát lộc mạnh khỏe an vui cả năm.
Hòa thượng Tịnh Không nói:
Không làm các việc ác tuổi nào cũng được bình an,
Siêng làm các việc thiện năm nào cũng điều như ý.
Việc thiện lớn nhất chính là niệm vạn đức hồng Danh Nam Mô A Di Đà Phật, công đức niệm Phật chẳng thể nghĩ bàn.
A Di Đà Phật là vô lượng công đức, vô lượng phước báu, vô lượng Quang Thọ.
Người thường xuyên niệm Phật có ba điều lợi ích:
Thứ nhất an vui, thân khỏe tâm an vui,
Thứ hai làm ăn được nhiều tiền và châu báu ngọc ngà.
Thứ ba là được nhiều sức khỏe không có bệnh tật, được khỏe mạnh sống lâu.
Các bạn chân thành niệm Phật sẽ cảm nhận được, chính mình được chư Phật Bồ Tát phù hộ cho mình thân tâm thường an vui công việc thành công tốt đẹp.
A Mi Đà Phật 🙏🙏🙏🪷🪷🪷.

26 - 8

Thôn Di Đà
Posted 7 months ago

Kính Mừng Xuân Di Lặc
Năm Mới Giáp Thìn Nhuận Hoằng Kính Chúc Quý Thầy Và Các Bạn an vui pháp hỷ sung mãn, gia đình hạnh phúc, vạn sự cát tường, Vô Lượng Quang Thọ,
A Mi Đà Phật 🙏🙏🙏

21 - 5

Thôn Di Đà
Posted 7 months ago

Chúc Mừng Năm Mới Giáp Thìn 2024.
Nhân dịp một năm mới lại đến, tôi xin chúc mọi người xuân mới an lạc!

Trong một năm mới này

Năm mới hy vọng mới

Năm mới hiện trạng mới

Năm mới thành tựu mới.

Không làm việc ác,

Tuổi tuổi bình an.

Siêng làm việc lành,

Năm năm như ý.

Điều thiện tối thượng nhất chính là niệm một câu vạn đức hồng danh A Di Đà Phật này. Công đức niệm Phật có thể hóa giải tai nạn. Tiến đến hòa bình an định.

Ngàn vạn lần phải nên trân quý cái sinh mạng trong đời này. Nắm chắc lấy cái cơ duyên ngay trước mắt. Tín nguyện trì danh.

Đây chính là tu hành thành tựu viên mãn. Đem công đức này hồi hướng cầu cho thế giới hòa bình. Nhân loại được hạnh phúc mỹ mãn.

Kính chúc mọi người

Một mùa xuân mới an vui

Sáu thời cát tường

Pháp hỷ sung mãn

Quang thọ vô lượng

Xin cảm ơn mọi người!

A Mi Đà Phật.

21 - 3

Thôn Di Đà
Posted 7 months ago

Làm sao mới được vãng sanh?
Nhất định phải có tâm giống với tâm của đức Phật A Di Ðà, có
nguyện giống với nguyện của đức Phật A Di Ðà, [kiến] giải giống với đức
Phật A Di Ðà, hạnh giống với đức Phật A Di Ðà. Nếu chúng ta có thể làm
được tâm, nguyện, giải, hạnh đều giống với đức Phật A Di Ðà thì chúng
ta nhất quyết sẽ được vãng sanh -- tự tự nhiên nhiên cảm ứng đạo giao.
Vì vậy nên giảng giải kinh điển rất quan trọng, nghiên cứu càng quan
trọng hơn. Những đồng tu di dân đến Úc Châu, quý vị ở trong thời đại này
có phước báo to lớn. Chúng ta thấy những người di dân ở khắp nơi trên thế
giới đều rất gian khổ, làm việc không bao giờ ngừng nghỉ, áp lực đời sống
nặng nề, đâu được như những người di dân đến Úc Châu, người nào cũng
nhàn hạ, mỗi ngày đều đi đánh banh. Ðánh banh vẫn tạo nghiệp luân hồi,
đánh banh không thể đánh thoát ra nổi sáu nẻo luân hồi, đánh chẳng ra nổi
tam giới. [Thay vì đi đánh banh] quý vị có thể dùng thời gian này để nghiên
cứu Tịnh Ðộ Ngũ kinh Nhất luận, thâm nhập nghiên cứu, được vậy thì có thể
xây dựng được tín và nguyện của mình.
Ngẫu Ích đại sư dạy rất hay: ‘Thiệt có tín, có nguyện thì có thể vãng
sanh, phẩm vị vãng sanh cao hay thấp là do công phu niệm Phật sâu hay
cạn.’
Tín Nguyện vô cùng quan trọng! Ðừng tưởng mình đã tin tưởng,
mình đã phát nguyện rồi, mình mỗi ngày đều khuyên người niệm Phật,
không hẳn vậy đâu! Bạn hãy coi thử mình còn tham, sân, si, mạn, đố kỵ,
chướng ngại không, nếu vẫn còn, vả lại thường thường nổi lên tức là bạn
chẳng có tín, chẳng có nguyện. Người có tín, có nguyện nhất định chẳng có
[phiền não, chướng ngại]; tâm của người có tín, có nguyện giống hệt tâm
Phật, giống hệt tâm Bồ Tát thì làm sao có nhiều phiền não, có nhiều chướng
ngại như vậy được!
Nghiệp chướng là gì? Nghiệp chướng tức là ‘vọng tưởng, phân
biệt, chấp trước’.
Bất luận đối với người, với sự, với vật bạn còn những tâm niệm này
nổi lên tức là nghiệp chướng. Không những nghiệp chướng này tạo chướng
ngại cho việc vãng sanh của bạn, khi bạn nghiên [cứu kinh] giáo thì cũng
gây chướng ngại cho việc tăng trưởng trí huệ. Ðồng tu niệm Phật thường
hay nói câu này: ‘Chúng ta phải tiêu nghiệp chướng’, nhưng làm thế nào để
tiêu trừ nghiệp chướng? Có phải lạy Lương Hoàng Sám thì sẽ tiêu nghiệp
chướng hay chăng? Bạn lạy luôn cả bảy ngày thử coi bạn còn tham, sân, si
hay không? Nếu gặp việc không vừa ý liền nổi giận, đó là nghiệp chướng
hiện ra, nghiệp chướng chưa tiêu gì hết! Giả sử lạy xong bảy ngày Lương
Hoàng Sám mà khi gặp chuyện chẳng vừa ý bạn vĩnh viễn chẳng nổi giận thì
bạn đã tiêu hết nghiệp chướng. Từ điểm này có thể biết trên môi nói tiêu
nghiệp chướng là một việc khác, thực sự thì nghiệp chướng chẳng có tiêu gì
cả, không những chẳng tiêu mà mỗi ngày còn tăng thêm. Như vậy thì làm
sao được! Ðây là việc chúng ta phải đặc biệt cảnh giác, phải nghĩ đến sanh
tử luân hồi rất đáng sợ!
Trong lục đạo luân hồi có được thân người thiệt chẳng phải là một
chuyện dễ dàng. Chúng ta hôm nay được thân người là do thiện căn tích lũy
từ nhiều đời nhiều kiếp trước! Ngày nay mình đã gặp nhân duyên này
nhưng được thân người xong lại mất thân người, mất thân người rồi mà
muốn kiếm trở lại chẳng phải là dễ, hết sức khó khăn! Trong kinh điển đức
Phật dùng rất nhiều tỷ dụ 2
, Phật chẳng nói dối, chẳng nói lời không thật,
chẳng gạt người, câu nào cũng đều chơn thật, vì vậy chúng ta phải có tâm
cảnh giác cao độ, phải hiểu rõ sự thật này, hiểu rõ chân tướng của vũ trụ
nhân sanh.
A Mi Đà Phật
---o0o---

47 - 10

Thôn Di Đà
Posted 7 months ago

Nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối. Năng chấp, sở chấp đều không
thể đạt được.
Như thế nào mới gọi là chắc thật? Trong kinh Lăng Nghiêm, Ðại Thế
Chí Bồ Tát dạy chúng ta phương pháp niệm Phật: ‘Nhiếp trọn sáu căn, tịnh
niệm tiếp nối’ (Ðô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế), hết thảy chỉ có tám
chữ. Nếu làm được tám chữ này thì đó tức là tiêu chuẩn của người chắc thật.

Nhiếp trọn sáu căn là gì? Nói thực ra Bồ Tát Quán Thế Âm đã dùng
phương pháp này tu hành thành tựu. Bồ Tát Quán Thế Âm trong kinh Lăng
Nghiêm, Chương Viên Thông có dạy: ‘Xoay trở lại nghe nơi tự tánh, tánh
thành đạo vô thượng’ (Phản văn văn tự tánh, tánh thành vô thượng đạo).
Ðây là tổng cương lãnh tu hành của Bồ Tát Quán Thế Âm. Phản văn tức là
thâu nhiếp sáu căn. Phàm phu chúng ta khi mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh,
tâm cứ chạy nhảy bên ngoài, đều là phân biệt, chấp trước cảnh giới bên
ngoài, như vậy là sai lầm. Sai ở chỗ nào? Kinh Kim Cang dạy chúng ta ‘Ba
tâm không thể được’; tâm là gì, tâm tức là ý niệm, là tư tưởng.
Phật dạy: ‘Tâm quá khứ không thể đạt được’ tức là lúc trước không
thể được, ‘tâm hiện nay không đạt được’, nói hiện nay thì hiện nay đã biến
thành quá khứ; ‘tâm tương lai không đạt được’ tức là sau này không thể
được. Ðiều này nói rõ ‘cái tâm mà bạn đạt được đó là hư vọng, chẳng phải
thiệt’; tức là cái ý niệm mà bạn có thể chấp trước, phân biệt đó đều là hư
vọng, chẳng phải chân thật. Bạn xem vật này thành chính mình, đó không
phải là oan uổng sao! Ðức Phật gọi cảnh giới bên ngoài mà bạn tư duy là
‘pháp do nhân duyên sanh’. Không những pháp thế gian do nhân duyên
sanh, Phật pháp xuất thế gian cũng do nhân duyên sanh. Phàm những gì do
nhân duyên sanh thì bản thể vốn là không, trọn chẳng thể đạt được (đương
thể tức không, liễu bất khả đắc). Nói cách khác, những gì bạn chấp đều
không thể được, năng chấp (chủ thể chấp), sở chấp (cái được chấp) đều
chẳng thể được, đây là chân tướng sự thật!
Hết thảy chúng sanh mê hoặc điên đảo, cứ tưởng mình có ‘chủ thể có
thể chấp trước’, cảnh giới bên ngoài là ‘cái được mình chấp trước’, đó gọi là
khởi vọng tưởng. Lúc khởi vọng tưởng thì biến thành lục đạo luân hồi, biến
thành tam ác đạo, sẽ tạo nên rất nhiều thứ nghiệp. Cho nên trong kinh đức
Phật gọi những người này là ‘những người đáng thương’, thiệt là tội nghiệp!
Ðúng thiệt chỉ là một con số không, là mộng, huyễn, bọt, bóng – trong
mộng, huyễn, bọt, bóng làm việc sinh nhai, trong mộng, huyễn, bọt, bóng
tạo nghiệp, thọ tội; bạn nói như vậy chẳng phải oan uổng lắm sao?
Phật dạy chúng ta: ‘Pháp còn phải xả, huống chi là phi pháp’. Xả tức
là không nên chấp trước. Phật pháp cũng không được chấp trước, huống chi
là pháp thế gian? Việc này được giảng vô cùng thấu triệt; nếu bạn chẳng
chấp trước gì hết thì tâm bạn sẽ thanh tịnh, tự tại. Ðó tức là câu ‘Tín tâm
thanh tịnh, ắt sanh thật tướng’ trong kinh. Tự tánh Bát Nhã hiện tiền, lúc đó
sẽ nhập Như Lai Ðịa. Tại sao chúng ta khởi vọng tưởng? Tại sao tự mình
lại gây chuyện rắc rối cho mình? Hy vọng các bạn đồng tu đặc biệt chú ý
điểm này, phải thường xuyên nhắc nhở chính mình: ‘lúc khởi tâm động
niệm, hết thảy tạo tác, đừng gây rắc rối cho mình’.
Bạn có gây trở ngại cho người khác chăng? Nói cho quý vị biết tuyệt
đối chẳng có. Nếu bạn có năng lực gây trở ngại cho người khác, chư Phật
cũng tôn bạn làm thầy. Nguyên nhân là gì vậy? Hết thảy chư Phật chẳng có
năng lực này! Bạn làm sao có năng lực này? Bạn nói có thể gây trở ngại
cho người khác, đó đều là hảo hợp, nhân duyên [trùng hợp], đâu phải bạn có
năng lực này? Ðây là khởi vọng tưởng. ‘Một miếng ăn, một hớp nước đều
đã định sẵn từ trước’, đây là định luật nhân quả. Bạn làm sao có năng lực
thay đổi nhân quả? Chẳng có đạo lý này. Ngay cả Phật, Bồ Tát cũng chẳng
thể thay đổi nhân quả, trong kinh đã nói quá nhiều rồi, nêu thí dụ cũng rất
nhiều. Nếu Phật có năng lực thay đổi nhân quả thì chúng ta đâu cần phải tu
hành chi nữa? Nếu Phật chẳng độ chúng ta thành Phật thì Ngài đâu có từ
bi? Nói thiệt ra Phật không có năng lực thay đổi nhân quả, nhất định là ‘tự
mình làm, tự mình chịu’; tự bạn khởi lên vọng tưởng, phân biệt, chấp trước,
thì bạn phải đích thân đoạn trừ chấp trước, phân biệt, vọng tưởng. ‘Mở thắt
gút vẫn phải do người buộc mở’, chuyện này bất cứ người nào khác cũng
chẳng giúp được, đây là chân lý.
Người tu Tịnh Độ chuyên niệm A Mi Đà Phật cầu nguyện vãng sanh Cực Lạc, trong tâm mình chỉ nhớ đến A Mi Đà Phật nhớ đến Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, nhớ đến những thứ khác điều là vọng tưởng,
Quý vị phải nhớ kỹ đến điều này.
Bồ Tát Đại Thế Chí nói: Niệm Phật nhớ Phật, hiện tại Tương lai nhất định sẽ thấy Phật.
A Mi Đà Phật 🙏🙏🙏🪷🪷🪷.

30 - 10

Thôn Di Đà
Posted 7 months ago

Chắc thật niệm Phật, khỏi đoạn phiền não, một đời thành Phật.
Ngàn kinh vạn luận, vô lượng pháp môn, chúng ta nhìn nó mà than
vắn thở dài, thiệt là không [có cách chi để] đạt được lợi ích!
[Bây giờ biết được vấn đề này] thì chẳng thể không cám ơn đức Phật
A Di Ðà đã mở ra pháp môn ‘Ðới Nghiệp Vãng Sanh’ cho chúng ta, người
xưa gọi là ‘môn dư đại đạo’ (con đường tắt để thành Phật ngoài tám vạn
bốn ngàn pháp môn). Sự ích lợi của pháp môn này là không cần đoạn phiền
não; cũng là nói bạn khỏi phải vượt thoát lục đạo, thập pháp giới, nhưng
ngay trong đời này bạn có thể vãng sanh về Nhất Chân pháp giới (Cực Lạc
thế giới tức là Nhất Chân pháp giới). Ðiều tiện nghi này quá to lớn vì vậy
pháp môn này được gọi là ‘pháp khó tin’. Chẳng phải là chúng ta khó tin,
chúng ta ai cũng đã tin; [Vậy thì] ai khó tin? Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ
Tát, Phật trong thập pháp giới đều chẳng tin; họ cho rằng làm sao có chuyện
dễ dàng, tiện lợi như vậy! Một phẩm vọng tưởng, phân biệt, chấp trước
cũng chưa đoạn mà có thể vượt thoát lục đạo, vượt thoát thập pháp giới, làm
sao có chuyện này!
Ðích thực trên lý luận không thể nào nói cho hợp lý được, nhưng đây
là sự thật. Sự thật này đương nhiên cũng có nhân duyên. Tại sao có chuyện
này? Chúng ta tìm được câu trả lời trong kinh Hoa Nghiêm, kinh Vô Lượng
Thọ; nhân duyên có hai thứ, thứ nhất là bổn nguyện oai thần của đức Phật A
Di Ðà gia trì, thứ hai là thiện căn, phước đức, nhân duyên của mình đã chín
muồi. Kinh A Di Ðà nói: ‘Chẳng thể dùng ít thiện căn, phước đức, nhân
duyên’. Tự mình đầy đủ thiện căn, phước đức, nhân duyên, và được bổn
nguyện cùng oai thần của đức Phật A Di Ðà gia trì nên ngay trong đời này
chẳng cần đoạn phiền não mà có thể đới nghiệp vãng sanh. Pháp môn này
hết sức thù thắng, kỳ diệu đặc biệt, không thể nào kiếm ra pháp môn thứ hai
nữa. Thế nên chúng ta sanh vào thời kỳ mạt pháp mà muốn ngay trong một
đời này liễu sanh tử, xuất tam giới thì chỉ có con đường duy nhất này mà
thôi. Ðây là điều chúng ta cần phải nhận thức rõ ràng rồi sau đó chúng ta
mới quyết tâm, tha thiết, chắc thật niệm Phật. Ðược vậy thì xin chúc mừng
bạn, ngay trong một đời này sẽ làm Phật, không có gì thù thắng hơn việc
này.
---o0o---
A Mi Đà Phật.

40 - 13

Thôn Di Đà
Posted 7 months ago

Chuyển phàm thành thánh -- Hạ thủ công phu từ tâm niệm.
Các vị đại thánh hiền dạy chúng ta nhận thức chân tướng sự thật bằng
phương pháp chuyển biến: ‘chuyển ác thành thiện, chuyển mê thành ngộ,
chuyển phàm thành thánh’, đây là tổng cương lãnh của những phương pháp
này. Chúng ta cũng đã học nhưng làm cách nào cũng chuyển không nổi! Ðã
từng nghe câu ‘Trồng nhân thiện thì được quả thiện’ nên cũng học theo và
làm chuyện thiện; cũng đã làm chẳng ít chuyện thiện nhưng vẫn chưa
chuyển ‘nghiệp báo’ được; như vậy là tại sao? Thiệt ra đây cũng giống như
câu chuyện ‘Ông Du Tịnh Ý gặp Thần Táo (Ông Táo, Thần Bếp)’ ghi ở phần
cuối của quyển Liễu Phàm Tứ Huấn, mọi người hãy xem thì sẽ biết.
Ông Du Tịnh Ý nghèo khổ, thường chẳng may mắn, gặp đại nạn, vô
cùng bất hạnh; ông cũng làm việc thiện hằng ngày, cũng là người có học và
hiểu lý. Tại sao ‘chuyển nghiệp’ không được? Vì vậy nên ông cứ oán trời
trách người – [tôi] đã làm nhiều chuyện tốt lành như vầy nhưng không có
quả báo lành! Thần Táo dạy: ‘Những chuyện thiện mà ông đã làm hoàn toàn
ở bề ngoài không hà, chỉ có miệng thiện, thân thiện, nhưng ý chẳng thiện,
tâm chẳng thiện, cho nên ông chuyển không nổi!’. Những lời thần Táo
giảng giải cho ông như vậy rất đáng cho chúng ta nghiên cứu, đọc tụng,
kiểm điểm bản thân chúng ta.
Các đại đức thời xưa dạy người tu hành phải tu từ căn bản. Căn bản là
gì? Căn bản là tâm niệm. Chỉ cần tâm của bạn thiện, ý niệm thiện, thì
không có nghiệp báo gì chẳng thể chuyển biến được, và không có tai nạn gì
chẳng thể hoá giải được. Cũng như một cây cổ thụ, tâm là rễ, ý niệm là gốc;
thân là cành, miệng là lá, nếu bạn tu sửa trên cành lá nhưng gốc rễ của bạn
đã hư hoại thì không thể nào cứu chữa được. Nếu cứu được gốc rễ [trước]
thì cứu cành lá sẽ rất dễ dàng! Chúng ta thấy rất nhiều người bề ngoài có vẻ
làm lành tích đức nhưng nghiệp lực vẫn chuyển không nổi nên thường oán
trời trách người, và nói Phật, Bồ Tát không linh, thần không linh, hết thảy
đều có lỗi với họ, họ hoàn toàn chẳng khác ông Du Tịnh Ý!. Thế nên
‘chuyển’ phải chuyển từ trong tâm, phải chuyển từ ý niệm, chuyển thành
‘thuần thiện’.
Thiền Tông Lục Tổ Huệ Năng đại sư dạy rất hay: ‘Nếu là người tu
đạo thì chẳng nhìn lỗi của thế gian’. Ðây mới đúng là chuyển biến từ tâm,
từ ý niệm. ‘Chỉ nhìn thấy lỗi của mình, không nhìn thấy lỗi của người’ nên
họ có thể ‘chuyển mê thành ngộ, chuyển phàm thành thánh’, đạo lý là ở chỗ
này. Ngày nay miệng chúng ta thiện, thân cũng thiện nhưng thường nhìn
thấy người khác chẳng thiện mà họ lại có quả báo tốt nên trong tâm mình
không phục, bất mãn! Bạn phải biết thân của bạn thiện, khẩu thiện nhưng
gốc rễ của bạn đã hư hết rồi, phải làm một cuộc thay đổi hoàn toàn từ gốc rễ
-- trong tâm luôn luôn nghĩ đến chuyện tốt của mọi người, đừng nghĩ về
chuyện xấu của người khác; Người ta không có gì xấu hết, xấu là nơi gốc rễ
của chúng ta xấu. Chúng ta thấy chuyện xấu của người khác thì liền biết gốc
rễ của chúng ta đã hư hoại rồi; tại sao vậy? Phật thấy hết thảy chúng sanh
đều là Phật, Bồ Tát thấy hết thảy chúng sanh đều là Bồ Tát. Gốc rễ của họ
tốt, chẳng có bịnh tật.
A Mi Đà Phật.

23 - 6