in the future - u will be able to do some more stuff here,,,!! like pat catgirl- i mean um yeah... for now u can only see others's posts :c
Quả Báu Đặc Biệt Niệm-Niệm 9 Ân-Đức Phật-Bảo
Hành-giả thực-hành niệm-niệm 9 ân-đức Phật-bảo, trong kiếp hiện-tại, nếu chưa chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả nào, chưa trở thành bậc Thánh-nhân thì hành-giả sẽ được hưởng những quả báu đặc biệt ngay trong kiếp hiện-tại và nhiều kiếp vị-lai như sau:
– Được phần đông chúng-sinh kính trọng.
– Có đại-thiện-tâm trong sạch thanh-tịnh.
– Khi sắp chết, tâm bình tĩnh sáng suốt, không mê muội.
– Sau khi chết, đại-thiện-nghiệp này cho quả tái-sinh làm người cao quý hoặc chư-thiên cao quý.
– Tái-sinh kiếp nào cũng thuộc hàng chúng-sinh cao quý.
– Có sắc thân xinh đẹp đáng ngưỡng mộ.
– Các bộ phận trong thân thể đều xinh đẹp đáng quý.
– Thân có mùi thơm toả ra.
– Miệng có mùi thơm toả ra.
– Có trí-tuệ nhiều.
– Có trí-tuệ sâu sắc.
– Có trí-tuệ sắc bén.
– Có trí-tuệ nhanh nhẹn.
– Có trí-tuệ phong phú.
– Có trí-tuệ phi thường.
– Nói lời hay có lợi ích, …
– Kiếp vị-lai có duyên lành gặp Đức-Phật, lắng nghe chánh-pháp dễ dàng chứng ngộ chân-lý tứ Thánh-đế, chứng đắc Thánh-đạo, Thánh-quả và Niết-bàn, …
Đó là những quả báu phát sinh từ thực-hành đề-mục niệm-niệm 9 ân-đức-Phật.
https://youtu.be/UDyZjgmiQnk
10 - 3
194. “Vui thay, Phật ra đời!
Vui thay, Pháp được giảng!
Vui thay, Tăng hòa hợp!
Hòa hợp tu, vui thay!”
https://youtu.be/fskhTBRUNIc
5 - 0
SỰ KHÁC NHAU GIỮA NGƯỜI HIỀN VÀ NGƯỜI TRÍ
- Người hiền là người có tâm nhu thuận, không gây xung đột với người khác, họ giữ tâm ôn hòa, dễ cảm mến.
- Người trí là người có sự nhận xét đúng- sai, đúng pháp hay phi pháp, đúng luật hay phi luật, là chân lý hay không phải là chân lý. Họ sẽ đưa ra quan điểm nhận xét của mình bằng trí tuệ chứ không phải bằng thiên vị hay ghét bỏ.
_ Người hiền khi thấy người thân của mình làm điều sái quấy thì họ vẫn im lặng, khi thấy người thân hành động đúng đắn thì họ khen ngợi.
Khi thấy kẻ đối nghịch hành động tốt thì họ im lặng, khi thấy kẻ đối nghịch làm chuyện sái quấy, thì họ khiển trách.
_ Người trí khi thấy người thân hay kẻ đối nghịch hành động tốt thì họ đều tán thán; khi thấy người thân hay kẻ đối nghịch hành động chuyện sái quấy thì họ đều khiển trách đồng đều như nhau, không thiên vị.
Trong kinh: “Người hiền còn bị chi phối bởi bốn pháp thiên vị là:
- Thiên vị vì thương.
- Thiên vị vì ghét.
- Thiên vị vì dốt.
- Thiên vị vì sợ.
Người trí đã thoát ra khỏi bốn pháp này.
Đây là điểm khác biệt giữa người hiền và người trí.
Và Đức Thế Tôn thường dùng “bị người trí quở trách”, hay “được người trí tán thán”.
Chứ Không dùng từ “người hiền”.
Nguồn: Luận giải Kinh Điềm lành, TK Chánh Minh.
11 - 0
Không dễ ngươi
Đức Thế Tôn có vô lượng phương tiện để mà Ngài diễn bày chánh pháp. Thí dụ như khi nói đến con đường giải thoát thì có lúc Ngài chỉ nói đến một chữ thôi; đó là "không dễ ngươi" (appamada). Xong.
"Không dễ ngươi" là sao? Không dễ ngươi có nghĩa là không coi thường điều ác nhỏ mà làm, không coi thường điều thiện nhỏ rồi không làm, không coi thường cái chuyện sanh tử. Dầu sự có mặt tế vi của một vị trời phi tưởng phi phi tưởng, hay của một con trùn, con dế, thì hễ mà tái sanh đều là có chuyện hết.
Cái không dễ ngươi đây phải hội đủ ba nghĩa, một là không coi thường điều ác nhỏ rồi làm, thứ hai là không coi thường điều lành nhỏ rồi không làm, thứ ba là không coi thường chuyện tái sinh. Chuyện tái sinh dễ sợ lắm. Người hành thiền, người tu Tứ niệm xứ mà nhớ được ba cái ý nghĩa của cái chữ không dễ ngươi này là họ tu đã luôn.
Mà nó đau một chỗ là đi chùa mấy chục năm nghe cái gì mình không biết mà mấy cái này không được nghe. Cái chỗ định nghĩa về 4 đế không được nghe. Cứ nghe phớt phớt thôi. Rồi định nghĩa về cái chữ không dễ duôi, không dễ ngươi cũng không được nghe. Chỉ cần các vị nhớ dùm tôi cái chuyện này: Không dễ ngươi có nghĩa là:
1. không chê điều ác nhỏ rồi làm,
2. không chê điều lành nhỏ rồi không làm,
3. không coi thường chuyện sanh tử, luân hồi.
Thì ba cái này cộng lại gọi là không dễ ngươi.
Không chê điều ác nhỏ mà làm thì quí vị hiểu rồi. Không có điều ác nào mà nhỏ hết. Tại mình tưởng tượng thôi chớ không có cái ác nào nhỏ hết. Thí dụ đập con ruồi, đập con muỗi, mình thấy nó nhỏ, nhưng mà các vị tưởng tượng con voi nó nhìn mình bao lớn? Rồi các vị tưởng tượng một cái đoạn núi nó bị sạt lở. Mấy trăm tấn, mấy ngàn tấn so với cái ký lô của mình là có mấy chục ký. Trong khi cái chuyện sạt núi, lở núi nó là hiện tượng thiên nhiên hoành tráng, qui mô mấy ngàn, mấy trăm tấn, còn chúng ta có mấy chục ký. Như vậy thì khi tôi có thể nói cái chết của các vị là không đáng kể, các vị có chịu không? Tôi nghe nói bị sạt lở ở đâu bị chết người, tôi nói "Ôi, một bên là mấy ngàn tấn đá đất, còn một bên có cái mạng mấy chục ký làm cái gì dữ vậy?". Các vị có chịu nổi không? Các vị nghĩ các vị có chịu nổi không? Hoặc là bây giờ có người nào nó đè quí vị ra nó chặt một lóng tay thì tôi hỏi các vị chuyện đó chuyện lớn hay chuyện nhỏ? Mấy chục ký lô mà mất có lóng tay làm gì dữ vậy? Đâu có bao nhiêu. Tôi móc con mắt ra vứt đi, một con mắt vậy đâu có gì đâu? Quí vị là cái gì trong trời đất này? Móc con mắt vứt, tôi thấy chuyện đó bình thường, có gì đâu đáng kể, và nếu mà tôi nói như vậy các vị có chịu nổi không? Tôi nói "Ôi, con mắt của các vị đâu có đáng kể gì đâu?". Điều đó cho thấy rằng điều ác hay điều thiện cái qui mô nó khó nói lắm. Mình đừng có nói cái đó nó nhỏ hay lớn. Vấn đề là cái tâm của anh đó khi thực hiện việc ác, việc lành nó ra sao, chớ anh đừng có nói với tôi là việc nào lớn. Vì không có việc gì lớn, không có việc gì nhỏ. Chỉ có tâm của anh nó như thế nào, cái đó mới quan trọng. Nhớ cái chỗ đó.
Cho nên cái không dễ ngươi là vậy đó. Thấy cái chuyện gì cũng đáng để mình lưu tâm hết. Nhớ cái đó, quan trọng lắm. Các vị đừng có nói với tôi là một muỗng cơm mà để bát không có nghĩa lý, sai bét. Ai nói một muỗng cơm không quan trọng? Có ai đi Miến Điện chưa? Người Miến Điện họ cúng cái gì, họ để bát cái gì? Nó nghèo le lưỡi nó cúng cái gì? Nó cúng có muỗng cơm hà, có muỗng cơm thôi. Mà 100 cái muỗng vậy đó là nó thành được cái bát rồi. Mà hễ đầy rồi là mấy ổng đổ ra cái đồ đựng là mấy ổng đi bát tiếp, mà thêm 100 muỗng nữa là được một bát nữa. Một ông đi đem về hai bát cơm, thì các vị tưởng tượng đi 200 ông sư đem về 400 bát cơm ăn được 500 người. Các vị thấy chưa, thấy lớn chuyện chưa? Chỉ có một muỗng cơm thôi mà 500 người trong thiền viện ăn le lưỡi, ăn cái bụng lặt lè không hết, các vị nghĩ cái muỗng cơm nó nhỏ hay lớn?
Cho nên đừng có nói cái chuyện mà tôi kêu gọi bà con, mai mốt về Miến Điện nghèo quá cứ mỗi ngày móc ra mấy chục ngàn Việt Nam, hoặc nói theo tiền Mỹ móc ra chừng đồng bạc thôi nha, chị em, anh em, cư sĩ, hành giả cứ mỗi người móc ra đồng bạc liệng ra đó nấu cho nồi cơm. Đó! Rồi mấy chư tăng, hành giả đi ngang mình làm cho mỗi vị một muỗng thôi, thì mình tưởng tượng ra mỗi ông một muỗng, mà mấy ổng đi hai bát là coi như là 200 ông là nuôi được 500 người, vì một bát cơm như vậy ăn hơn hai người. Một bát vậy ăn hơn hai người, 400 bát cơm là ăn được 500 người cái chuyện đó là chuyện đương nhiên dễ hiểu thôi. Các vị có ngờ được bữa ăn của 500 người ấy nếu qui ra tiền Mỹ, tiền Euro, tiền Úc nó lớn đến bao nhiêu. Nhưng mà các vị đâu có biết những cái đó ở Châu Á phật tử Miến Điện nghèo xơ xác họ vẫn làm được.
Cho nên cái chữ không dễ ngươi là gì? Là không thấy cái gì là nhỏ hết. Một việc thiện mà được làm bằng cái tấm lòng, một cái tâm lớn thì là đại nghiệp, là trọng nghiệp. Một cái việc mà mình thấy nó nhỏ nhỏ nhưng mà mình làm với cái tâm cùng hung cực ác thì cái quả vẫn là trọng nghiệp, là đại nghiệp.
Trích bài giảng ngày 05/06/2019 KTC.6.65 Vị Bất Lai
Kalama xin tri ân bạn elteetee ghi chép.(Nguon)
6 - 0
Không dễ ngươi có nghĩa là không coi thường điều ác nhỏ mà làm, không coi thường điều thiện nhỏ rồi không làm, không coi thường cái chuyện sanh tử. ảnh Nguồn (Sư Toại Khanh)
https://youtu.be/HkVmH4iabwg
6 - 0
DO CÁC NGHIỆP THIỆN ÁC MÀ TA ĐẦU THAI VỀ ĐÂU ĐÓ, VÀ Ở MÔI TRƯỜNG ẤY TA LẠI TIẾP TỤC TỐT HƠN HOẶC XẤU HƠN. MỘT PHẦN DO TA, MỘT PHẦN DO MÔI TRƯỜNG .
Quí vị đừng tưởng rằng cảnh chư thiên giống nhau.Trong kinh nói chư thiên có 3 hạng :
1-Chư thiên sống trên không gian là ở trong lâu đài cao lớn .
2-Chư thiên sống trên mặt đất gồm : Hang động, nhà cửa. Có nhiều vị mấy ngàn năm sống trong hang động .
3-Chư thiên sống trong cây cối, hoa quả, củ, rễ .
Có nhiều vị mấy ngàn năm sống trong rễ cây. Rễ mục họ qua rễ khác, có khi họ sống trong thân cây nào đó, rồi người ta đốn cây đó họ vẫn đi theo về. Người ta đóng giường, tủ họ vẫn tiếp tục ở trong đó. Cho nên nhiều lúc có hiện tượng mộc đè (nằm ngủ thấy ông đen thui bóp cổ 😊), nó không hẳn là thiên nhơn nhưng thỉnh thoảng có vị đã từng sống trong cây đó, vì đó là nhà của họ. Cho nên mình nên hồi hướng cho họ.
Cũng là chư thiên như nhau, nhưng có vị cả đời chỉ sống trong cục đá, cho nên ở VN trong tín ngưỡng có ông Tà, ông Táo. Ông Tà là mấy cục đất tròn, còn ông Táo là mấy cái bếp lò, có nhiều vị cả đời chỉ sống trong đó. Nhưng có lúc chúng ta không biết cứ nghĩ : “cục đá chút xíu làm sao sống”. Nhưng không phải ! Lớn nhỏ là tương đối trong nhận thức của mình, mình cứ tưởng cái nhà mình cao 3 mét là lớn, nhưng trong vũ trụ 3 mét không lớn hơn 3 tấc là vì sao ? Vì trong cục đá 3 tấc hoặc 3 phân đó có đủ lâu đài, hoa viên, nhà cửa, phòng ốc rất sang trọng, cung vàng điện ngọc trong đó. Đối với họ là thênh thang mà mình không biết. Trong kinh nói có trường hợp một cái đầu kim may nhỏ xíu có thể chứa hàng ngàn vị trên đó, họ vẫn thấy thênh thang như là sân bóng đá.
Vi sinh những loài (micro), những loài đó nó có thể cộng sinh trong .., thí dụ như quí vị có biết hoàn cảnh nào ra đời thuốc Penicillin.Người sáng chế Alexander Fleming. Ông tìm thấy miếng bánh bị nấm( fungus, virus, bacteria), nó hoàn toàn có thể có mặt trong một miếng bánh chút xíu. Mình không biết, không thể tin và ngờ được cái đó. Cho nên học đạo càng rộng, càng sâu thì mình mới biết “ồ Phật pháp cao siêu như vậy“. Cái đầu mình nó ”đơ”quá cho nên mình hiểu Phật pháp rất là tật nguyền. Nhiều lúc mình thờ Phật như thờ một ông thần là sai.
*Do các nghiệp thiện ác mà ta đầu thai về đâu đó, và ở môi trường ấy ta lại tiếp tục tốt hơn hoặc xấu hơn, một phần do ta, một phần do môi trường.
Sư Toại Khanh
( chép lại bài giảng của Sư )
6 - 1
✴️ CÓ 4 LOẠI NGỰA
1️⃣ Loại ngựa thứ nhất: thấy cái dáng roi là nó chạy.
2️⃣ Loại ngựa thứ hai: quất một cây nó mới chạy.
3️⃣ Loại ngựa thứ ba: đánh nhiều nhiều nó mới chạy.
4️⃣ Loại ngựa thứ tư: đập chết nó cũng không chạy. Loại ngựa thứ tư này thường người ta đem làm thịt. Bên Pháp họ ăn thịt ngựa.
Nhưng mà con người cũng y chang như vậy chứ không phải là ngựa thôi.
Có những người họ thấy cái dáng roi là họ chạy, có nghĩa là sao? Có nghĩa là họ chỉ nhìn thấy cái cảnh đời không mắc mớ gì tới họ là họ đã muốn đi tu rồi.
Cái hạng thứ hai là họ phải đợi cái chuyện gì đó nó xảy ra với những người họ quen biết thì họ mới bị sốc. Chứ còn mình ngày nào mình đi ngang bệnh viện mình cũng biết có người chết thì lòng dững dưng. Nhưng mà có người họ phải đợi trong số người quen họ có người bị cái gì đó, họ mới hết hồn họ mới lo tu hành.
Rồi cái hạng thứ ba là phải đợi chuyện xảy ra trên đầu của mình mình mới chịu tu. Có nghĩa là mình phải bị sanh ly tử biệt, chuyện xảy ra trong gia đình của mình hoặc trên người của chính mình đó, mình mới chịu tu.
Và cái hạng thứ tư là chuyện gì thì chuyện chứ chết bỏ không thèm tu.
Đó, 4 hạng chúng sanh như vậy đó.
☘️ Trích bài giảng tại Sydney Duyên Khởi
2 - 0
“GẶP ĐƯỢC NHƯ LAI, ĐƯỢC XUẤT GIA, CÓ ĐƯỢC NHỮNG THỨ MÀ NGƯỜI TA PHẢI MẤT HÀNG TỈ TỈ ĐẠI KIẾP MỚI CÓ ĐƯỢC.”
Thời Đức Phật, có một vị Tỳ Kheo đi bát, gặp một cô Phật tử giàu và đẹp cô này gặp là cổ thương liền, cô để bát và có dặn một câu : “Đi tu như vầy tội nghiệp quá, bữa nào nắng gió mưa sương, ngài thấy mệt trong người ghé nhà con cúng dường khỏi đi theo mấy sư kia.”.
Ngài tu đàng hoàng, ngài cũng ôm bát đi, bữa đó ngài thấy mệt, nắng quá ngài ghé vô cô mừng lắm chuẩn bị thức ăn đầy đủ, cô nói: “Ngài nhìn, cái nhà này không thiếu thứ gì, bao nhiêu tiện nghi không thiếu, chỉ thiếu đàn ông thôi. Ngài về suy nghĩ lại, chỉ cần ngài có mặt ở đây.”
Ngài về bỏ ăn, huynh đệ theo hỏi :
- Sư bệnh hả ?
Ngài trả lời :
- Không, không biết tại sao trong bụng không có yên, không biết có nên tu nữa hay không.
Cuối cùng ngài nói thiệt :
- Tôi thương người ta
(các vị kia biết thân thế của ngài là công tử đi tu)
Chư Tăng đem chuyện đó trình lên Đức Phật (chuyện gì đến tai Đức Phật cũng phải xong) Đức Phật nói :
- Hãy gọi ông lên đây
Ngài lên và quỳ lại Phật, Phật hỏi :
- Chuyện đó có hay không, đi bát rồi thương người ta ?
Ngài trả lời :
- Dạ phải
Rồi Đức Phật kể một câu chuyện xưa : Thưở xưa, có một cậu thanh niên đó đi học ở xứ xa, học giỏi, tánh tình ngoan hiền, trung thực lương thiện, thầy thương lắm. Cho nên khi khi học thành tài, thầy mới truyền nghề và đem đứa con gái gả cho. Trên đường hai vợ chồng trẻ đi về xứ, đi ngang qua một quãng đường vắng thì bị đám đông chặn lại cướp. Anh chồng trẻ giỏi võ lắm, ảnh đánh, thì cuối cùng chỉ còn ảnh với tên đầu đảng. Ảnh mới nói với vợ : “Em đưa anh con dao”. Nhưng mà xui là từ khi cô vợ gặp tên cướp, cổ thương, thay vì đưa con dao cho chồng thì cổ lại đưa cho tên cướp. Thì biết chuyện gì xảy ra rồi, ông chồng chết.”
Đức Phật Ngài kể câu chuyện và dạy rằng : “Ngươi có biết rằng, người chồng xấu số đó là ai không ? Đó chính là ngươi, còn người đàn bà phụ bạc chính là cô gái rủ hoàn tục. Kiếp xưa cổ đã vì một người khác giết chết ngươi một đời, hôm nay ngươi gặp được Như Lai, xuất gia, ngươi đang có những thứ mà người ta phải mất hàng tỉ tỉ đại kiếp mới có. Ngươi được làm nam nhân, được gặp Phật, gặp chánh pháp, được hiểu đạo xuất gia, vậy mà chỉ vì một bóng sắc như vậy mà ngươi lại định bỏ, vậy là hôm nay cổ định giết ngươi lần thứ hai.”. Đức Phật nói xong thì vị này đắc Tu-Đà-Hườn.
Bởi vậy rất nhiều lần trong kinh nói, khi mà mình thiết tha yêu một người nào đó, mình chỉ nhớ trong kinh Phật dạy thì mình không còn thiết tha nữa.
Sư Toại Khanh
(Chép lại bài giảng của Sư)
( chép lại bài giảng của Sư 28-4-2019 )
9 - 0
THẾ GIỚI NGHỊCH LÝ
Thân Kiến là gì ?
Là cứ khư khư chấp chặt vào thân, tâm, 6 căn, 6 trần và 6 cảnh.
Gọi chung là Thân Kiến. Chấp chặt là sao ?
Nhà của tôi, xe của tôi, vợ chồng, con cái, nhà đất bất động sản của tôi, danh tiếng quyền lực, uy tín danh dự của tôi, mắt tai mũi lưỡi này là của tôi, tấm thân này là của tôi, cái thân mình vàng vóc ngọc này là của tôi, má hóp lưng cong này là của tôi ..v...v , cứ khư khư chấp vào 6 căn, 6 trần và 6 cảnh, tức là gắn liền 18 giới vào khái niệm tôi và của tôi.
Thì đó gọi là Thân Kiến.
Thánh Nhân là gì ?
Là người không còn tiếp tục chiêm bao mộng mị nữa.
Thánh nhân thấy rõ mọi thứ do duyên mà có.
Vì duyên nào mà mình sanh tử ?
Vì duyên không thấy 4 Đế.
Không thấy mọi hiện hữu là khổ, thích cái gì cũng là thích trong khổ, muốn hết khổ thì đừng thích trong khổ nữa, thấy cả ba nhận thức ấy chính là con đường thoát khổ. Thiếu bốn cái này được gọi là vô minh trong bốn Đế.
Vì có vô minh trong bốn Đế, nên nó mới nẩy ra hai con đường trốn khổ tìm vui .
1/Làm ác rồi bị khổ
2/Làm thiện được vui.
Cả hai khổ vui đều là trầm luân.
Thánh nhân thấy rõ điều này, cho nên thánh nhân không còn tiếp tục bị hệ lụy trong thiện ác buồn vui nữa.
Không lấy khổ vui ( quả của thiện ác ) làm cơ hội thiện ác.
Đây là tinh hoa của Phật pháp, nó ngắn gọn dễ hiểu lắm.
Và khi anh tu tập với lý tưởng này, thì đối với nhân thì anh lánh ác hành thiện, nhưng đối với quả khổ vui thì anh không có màng, không có lấy đó làm cái cớ để mà anh tiếp tục luân hồi nữa .
Phàm phu thích gieo nhân ác, ghét nhân thiện, nhưng lại thích hưởng quả thiện và ghét sợ quả ác .
Trong room này tôi không biết quí vị có đồng ý chỗ này không ? Nhưng mà tôi thấy cái đó là có thiệt, bây giờ mà kêu đi ngồi thiền, bố thí, niệm Phật, quét chùa, rửa chén, quí vị kiếm giùm tôi có được một phần trăm hay không ? Nhân thiện thì chán mà ai cũng khoái nhân ác. Quí vị biết cảm giác đi câu cá, săn bắn, rồi ngồi lê đôi mách, đi mua sắm quần là, áo lụa, lên Facebook post hình, tâm sự loài chim biển ..v..v, mấy cái đó nó vui lắm. Nhưng những cái đó toàn là bất thiện không hà.
Trong khi đó nhân lành thì mình lại ngán.
Có một điều quái gỡ đó là :
Gieo nhân thì thích nhân ác, ghét nhân thiện, còn lúc hưởng quả thì khoái quả thiện mà sợ quả ác. Thì quí vị tưởng tượng xem, thế giới này nghịch lý như thế, thì làm sao mà nó không phải là biển khổ được .
Sư Giác Nguyên
( Chép lại bài giảng của Sư ngày 14-2-2018)
3 - 0
Nếu không tìm được bạn
Bằng mình hay hơn mình
Thà quyết sống một mình
Không bè bạn kẻ ngu.
(Than ôi!
Bánh ít cứ mãi đi hoài
Bánh qui không thấy mặt mày tăm hơi
Tình bạn như thế hết chơi!
Cán cân chênh lệch còn chơi nỗi gì!)
330. “Tốt hơn sống một mình,
Không kết bạn người ngu.
Ðộc thân, không ác hạnh
Sống vô tư vô lự,
Như voi sống rừng voi.”
(Còn tiền còn bạc còn đệ tử
Hết tiền hết bạc hết ông tôi.)
(Kinh Pháp Cú)
7 - 0
CHÀO MỪNG Cô Bác, Anh Chị và các bạn đến với Kênh: Chú Dâu 66 Channel.
* Kênh Chia sẻ Video hình ảnh Giáo Pháp (Phật Giáo Nam Tông_hay_Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada)
Tới người hữu duyên và cho hàng Phật Tử chúng con cùng gia quyến, mong thoát khỏi sự khổ Thân, thoát khỏi sự khổ Tâm, giữ gìn Thân Tâm được an tịnh, đoạn tận Tham-Sân-Si-Mạn-Nghi-Tà Kiến-Sát-Đạo-Dâm-Vọng, hướng Tâm đến Giác Ngộ Giải Thoát Niết Bàn.*
Cô Bác, Anh Chị, các bạn và các cháu, thấy hài lòng xin Nhấn Đăng Ký Kênh, like chia sẻ và Nhấn chuông theo dõi.
Trân Trọng Cảm Ơn
Vũ Đình Nguyễn.