Channel Avatar

Vi Diệu Pháp @UCL1WK5TgAdYFmH_fK2OwZiA@youtube.com

15K subscribers - no pronouns :c

Kênh Vi Diệu Pháp chia sẻ những Lời dạy của Hòa Thượng - Phá


Welcoem to posts!!

in the future - u will be able to do some more stuff here,,,!! like pat catgirl- i mean um yeah... for now u can only see others's posts :c

Vi Diệu Pháp
Posted 6 months ago

Phật lại nói với chúng ta: “Y báo chuyển theo chánh báo”. Đây là lời Phật nói. Vào thời xưa, có người xem phong thủy, chấm tử vi. Người chấm tử vi thường nói: “Tướng tùy tâm chuyển”. Người xem phong thủy thường nói: “Người phước ở đất phước, đất phước người phước ở”. Nếu bạn đem những lời này gộp chung lại, suy nghĩ thật kỹ thì chúng ta đã có biện pháp tiêu trừ tai nạn rồi. Có tai nạn hiện tiền thì nơi đây không phải đất phước. Tại sao không phải đất phước vậy? Chúng ta không có phước. Nếu chúng ta chịu tu phước thì nơi này liền biến thành tốt rồi. Người phước ở đất phước, mà đất phước thì làm gì có tai nạn? Cho nên các bạn đem lời của Phật Bồ-tát, đem lời của cổ nhân tổng hợp lại xem, chúng ta sẽ tìm ra phương pháp phòng tránh tai nạn vô cùng hiệu quả, đó là đoạn ác tu thiện....

Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không

6 - 0

Vi Diệu Pháp
Posted 7 months ago

Đồng tu chúng ta, bất luận là xuất gia hay tại gia, tâm thanh tịnh là quan trọng. Việc không liên quan gì với mình, biết nhiều để làm gì? Mọi người đều biết, có biết bao nhiêu người viết thư cho tôi, nhưng những thư đó tôi không xem. Tại sao vậy? Tôi không muốn biết nhiều chuyện như vậy. Viết thư cho tôi làm gì? Thật thà niệm Phật là tốt rồi. Tôi mỗi ngày giảng Kinh đã là nhiều việc rồi, còn muốn làm những việc không liên quan này là quá đỗi sai lầm. Quen biết càng ít người càng tốt. Tôi cho các bạn xem, trên người tôi mang theo một sổ tay nhỏ ghi số điện thoại, chỉ có hai mươi mấy người. Tại sao tôi phải làm vậy? Có khi cần liên lạc, nếu không ghi chép lại thì không được, nên tôi mới ghi. Những số không cần thiết thì tôi không nhớ, ngay cả số điện thoại của học hội chúng ta, của Cư Sĩ Lâm, số fax trên lầu chúng ta, tôi đều không biết. Tên người, tôi cũng không thể nhớ được. Vậy thì tốt! Khi gặp mặt, thấy rất quen, chào hỏi qua, tôi không cần biết người ấy họ gì, tên gì, chẳng liên quan, nhớ những thứ này làm gì? Bạn một mình tự tại biết bao. Nếu như nói nhớ tên một vài người, tại sao không nhớ tên của Phật Bồ-tát? Làm bạn bè với Phật Bồ-tát, qua lại với Phật Bồ-tát thì tiền đồ của chúng ta mới có hy vọng.

Vì vậy, giáo huấn của cổ Thánh tiên Hiền chúng ta phải thường xuyên ghi nhớ ở trong tâm, y giáo phụng hành. Lời dạy của các Ngài đều là giúp chúng ta được “giác – chánh – tịnh”. Đây là lời dạy chân thật. Giữa người với người, lỗi lầm lớn nhất, chướng ngại lớn nhất chính là truyền bá thị phi. Người tu hành vì sao không thể thành tựu? Khi ở cùng nhau bạn thử nghe, điều mà họ nói đều là thị phi, hay dở. Phía trước tôi nhìn thấy một câu chuyện, tôi cũng đã nêu ra với quí vị rồi. Truyện kể có một vị Pháp sư tu thiền định, ở trong định nhìn thấy hai người xuất gia đang đàm luận, thần hộ pháp đứng vây quanh. Qua một lát sau, thần hộ pháp đi hết. Một lát sau nữa thì yêu ma quỷ quái kéo đến, đứng vây quanh họ. Đây là nguyên nhân gì? Vị thiền sư này nói, mới đầu hai người này thảo luận Phật pháp, cho nên có thần hộ pháp vây quanh. Qua một lát sau, hai người này nói chuyện gia đình nên thần hộ pháp đi hết, không còn ở đó nữa. Khi nói chuyện gia đình thì họ bàn luận chuyện thị phi, nên yêu ma quỷ quái kéo đến. Cho nên, thường bàn thị phi, luận hay dở thì bạn nên biết rằng xung quanh bạn đều là yêu ma quỷ quái, không có thần hộ pháp. Làm sao có thể có được chư Phật hộ niệm, long thiên thiện thần phù hộ? Tâm ở trong đạo, đây là cảm ứng đạo giao. Chúng ta khởi tâm động niệm có cảm, chư Phật Bồ-tát liền có ứng. Nếu như cái cảm của chúng ta là bất thiện thì yêu ma quỷ quái sẽ ứng. Yêu ma quỷ quái từ đâu mà ra? Chính do bạn chiêu cảm họ đến, không phải họ tìm bạn mà là do bạn tìm họ. Bạn tìm họ thì họ đến ngay. Khởi một niệm ác, nói một câu nói ác đều có thể khiến yêu ma quỷ quái tìm đến. Người tu hành nếu làm cái việc này, há chẳng phải là quá đỗi sai lầm hay sao? Cho nên bạn nhớ kỹ, lời giáo huấn của cổ nhân là vô cùng có đạo lý. “Biết ít chuyện thì phiền não ít”. Việc không liên quan gì với mình thì không cần biết đến. Người không cần thiết quen biết thì bớt tiếp xúc, vì tiếp xúc không có lợi ích, thị phi nhiều. Vào thời xưa, người tu hành tại sao chọn ở chỗ núi sâu, nơi không có dấu chân người đến? Tâm họ thanh tịnh, dễ dàng thành tựu. Chúng ta hiện nay sống ở đô thị, đây là môi trường xấu nhất. Ở trong môi trường xấu nhất, bạn còn muốn đi hóng chuyện khắp nơi, đi soi mói khắp nơi, vậy làm sao được? Bạn không có hy vọng thành tựu rồi! Cho nên, nếu chúng ta muốn thành tựu thì nhất định trước tiên phải biết làm sao bảo vệ mình.

Trích trong:
THÁI THƯỢNG CẢM ỨNG THIÊN
Người giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tập 27-28

20 - 1

Vi Diệu Pháp
Posted 8 months ago

Trong kinh giáo Đại Thừa, đức Phật thường nói: “Hết thảy chúng sanh vốn là Phật”, quý vị nói có đúng hay không? Đúng! Chỉ cần quý vị buông vọng tưởng, phân biệt, chấp trước xuống, quý vị sẽ là Phật. Chẳng buông xuống thì vẫn là Phật! Chẳng thể nói quý vị không phải là Phật, nhưng là một vị Phật có đèo thêm vọng tưởng, phân biệt, chấp trước. Thật đấy, chẳng giả! Do vậy, đức Phật chẳng dám khinh mạn ai! Vì sao? Ngài biết hết thảy đều là Phật. Phật Phật bình đẳng, Phật Phật Tánh Đức giao lưu. Phật thấy hết thảy chúng sanh là Phật, nhưng chúng sanh thấy Phật cũng là chúng sanh, vì sao? Họ có phân biệt; dùng cái tâm phân biệt để nhìn Phật, dùng cái tâm chấp trước để nhìn Phật, cho nên khác nhau, thấy lầm rồi! Do vậy, nếu quý vị hỏi: “Ngày nào tôi sẽ thành Phật?” Rất đơn giản! Ngày nào quý vị thấy tất cả hết thảy chúng sanh đều là Phật, chúc mừng quý vị, quý vị đã thành Phật rồi! Không chỉ hữu tình chúng sanh đều là Phật, mà cây cối, hoa, cỏ, núi sông, đại địa thảy đều là như vậy, chẳng có một pháp nào không phải, quý vị thành Phật rồi! Quý vị vẫn thấy ưa thích cái này, thấy chán ghét cái kia, quý vị là lục đạo phàm phu. Vì chuyện này mà đức Phật xuất hiện trong cõi đời, giúp chúng ta là những vị Phật bị mê hoặc, điên đảo khôi phục bình thường. Đấy là nhân duyên hưng khởi của chư Phật, Bồ Tát.

Trích trong:
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 10
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không

41 - 7

Vi Diệu Pháp
Posted 8 months ago

Tri kiến của Phật là gì? Tri kiến của Phật là bổn tâm của quý vị. Bổn tâm của quý vị giống như Huệ Năng đại sư đã nói: “Nào ngờ tự tánh”, đó chính là bổn tâm. “Vốn tự thanh tịnh, vốn tự trọn đủ”, trọn đủ gì? Chẳng thiếu thứ gì, viên mãn! Trong kinh Hoa Nghiêm, đức Phật đã nói: “Hết thảy chúng sanh đều có trí huệ và đức tướng của Như Lai”, dùng câu này có thể giải thích câu “nào ngờ tự tánh, vốn tự trọn đủ” của Huệ Năng đại sư, trọn đủ gì? Trọn đủ trí huệ và đức tướng của Như Lai. Trí huệ và đức tướng là gì? Dùng ngay bản kinh này để nói sẽ là “Đại Thừa vô lượng thọ trang nghiêm”, Đại Thừa là trí huệ, vô lượng thọ là đức, trang nghiêm là tướng. Quý vị thấy hết thảy đều trọn đủ, vốn tự trọn đủ, chẳng khiếm khuyết. Vì thế, Phật pháp chẳng có gì khác, buông xuống là được!

Lời dạy của Pháp Sư Tịnh Không!

13 - 2

Vi Diệu Pháp
Posted 8 months ago

" Cụ Hoàng, cụ Hạ đều từng học Thiền Tông, mà cũng đã học Mật Tông. Tông Môn, Giáo Hạ, Hiển Mật viên dung, thảy đều thông đạt, cuối cùng quy hướng Tịnh Độ. Đây đều là biểu thị pháp cho chúng ta thấy: Bất luận học Giáo hay tham Thiền, hay tu Mật, đến cuối cùng thì sao? Cuối cùng vẫn phải niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tịnh Độ. Điều này khiến cho chúng ta nhìn vào hai vị lão nhân, họ đã làm như thế nào? Trên thực tế, họ hoàn toàn học theo hai vị Bồ Tát Văn Thù và Phổ Hiền trong hội Hoa Nghiêm, đến cuối cùng đều phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, thật sự sanh về Tịnh Độ. Họ nêu gương cho chúng ta xem, khiến cho chúng ta là những kẻ chẳng có căn khí giống như họ, họ là bậc thượng thượng căn, chúng ta là kẻ trung hạ căn hay hạ hạ căn, hãy nên khăng khăng một mực nhất tâm quy mạng A Di Đà Phật, suốt đời tuân theo một phương hướng là Tây Phương, một mục tiêu là thế giới Cực Lạc, thân cận A Di Đà Phật, đó là đúng, thật sự tiếp nối huệ mạng của Phật! Chúng ta làm như vậy cũng sẽ ảnh hưởng nhiều người, những người ấy sẽ tiếp tục làm theo. "

Trích trong:
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa Tập 10
Chủ giảng: Lão pháp sư Tịnh Không
Địa điểm: Hương Cảng Phật Đà Giáo Dục Hiệp Hội
Chuyển ngữ: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòa
Giảo chánh: Đức Phong, Trịnh Vân và Huệ Trang

12 - 2