in the future - u will be able to do some more stuff here,,,!! like pat catgirl- i mean um yeah... for now u can only see others's posts :c
Tín nguyện trì danh, đây là ba điều kiện quan trọng về tu học Tịnh Tông. Xem ra dường như rất đơn giản, kỳ thật hoàn toàn không đơn giản. Vì sao vậy? Cổ nhân thì tương đối dễ dàng, vì sao vậy? Họ thật tin. Thật có thể lý giải, thật muốn vãng sanh. Đối với hiệu quả của phương pháp trì danh niệm Phật, thì không thể nghĩ bàn.
Người hiện tại không có căn tánh này, tuy ở trong Tịnh Tông học rất nhiều năm rồi, thậm chí có thể giảng Tịnh Độ tam kinh, đến lúc cuối cùng vãng sanh thực sự lại có vấn đề, không biết sẽ đến cõi nào.
Nguyên nhân này không phải tín nguyện hạnh có vấn đề, vấn đề hoàn toàn tại nơi bản thân chúng ta.
Nên biết Phật Pháp Đại Thừa, Tịnh Tông cũng không ngoại lệ, nó kiến lập trên cơ sở của Tịnh nghiệp tam phước, câu đầu tiên của Tịnh nghiệp tam phước nói với chúng ta rằng: “hiếu dưỡng phụ mẫu, phụng sự sư trưởng, từ tâm bất sát, tu thập thiện nghiệp”. Điều này là căn bản của căn bản.
Ngày nay chúng ta xem xem, có thể tìm được một người hiếu thảo không? Đối với cha mẹ không thể tận hiếu, đối với thầy giáo làm gì có thành kính?
Tâm thông thường của chúng ta gọi là tạp tâm loạn tâm. Kiểu tâm này tín nguyện trì danh thì đừng niệm còn hơn. Nói thật là thực sự có hiệu quả thì không dám nói. Phải hiểu được pháp thế gian xuất thế gian, đều là kiến lập trên cơ sở hiếu đạo, Phật Pháp là sư đạo, điều nay chư vị nhất định phải rõ ràng.
171 - 18
Cư sĩ Hoàng, ông ấy có thể thành tựu là bởi vì ông ấy phát tâm không nói chuyện hơn hai năm. Ông liệt kê ra mười một điều lợi ích khi không nói chuyện.
Lợi ích của việc Tịnh Khẩu.
Cư sĩ Hoàng Trung Xương.
1. Thật sự làm được “khéo giữ khẩu nghiệp, không nói lỗi người”, bản thân cố gắng hết sức tu tốt thập thiện nghiệp, tích lũy phước đức làm tư lương để vãng sanh. Đồng thời có thể phòng ngừa sự tiêu hao một ít phước báo đã vất vả tu hành và tích lũy từ lời nói, cũng có thể ngăn chặn những phiền phức và tai họa từ lời nói sai lầm gây ra, ở một mức độ cao hơn là làm đoạn tuyệt nghiệp nhân và nghiệp duyên trên con đường bồ đề.
2. Có thể ngăn chặn phạm phải tội nặng phá lục hòa kính, phá hoại đạo tràng chánh pháp. Ngạn ngữ có câu “Người tâm bình khí hòa không nói, nước phẳng lặng chẳng trôi”, trong “Kinh Dịch” cũng nói “người lương thiện ít nói”. Phàm phu thích nói chuyện phiếm tạp tâm, kỳ thực là do phiền não tập khí tham, sân, si, mạn trong tâm quá nặng, không nói chuyện thì cảm thấy khó chịu, cứ phải tìm đề tài để tiêu khiển, người quá ưa thích nói chuyện thật sự là tâm không ở trong đạo. Mà còn nói lên người đó hầu như không giác ngộ, vẫn chưa thật sự sanh khởi tâm liễu thoát sanh tử, ra khỏi tam giới. Nếu là người thật sự tu đạo, thường giữ tâm hổ thẹn, nhất định sẽ quý trọng thời gian, hết lòng hết dạ nghe kinh, đọc kinh, đọc sách, niệm Phật, lạy Phật. Lời nói của phàm phu là do phiền não tập khí dẫn dắt, khó tránh khỏi việc gây tổn hại nhiều hơn là làm lợi ích cho người khác, mà còn thiếu hụt tâm chân thành, cung kính. Trong lời nói vô hình trung sẽ làm người khác lầm lạc, tổn thương người khác, từ nhiều xích mích nhỏ mà biến thành xung đột lớn, cuối cùng sẽ phá hoại sự hài hòa của đôi bên, vậy là phạm tội phá lục hòa kính mà bản thân vẫn không hay không biết. Đã phá lục hòa kính, tất nhiên cũng phá hoại luôn cả đạo tràng chánh pháp, quấy nhiễu việc tu học thường ngày của người khác, tạo ra bầu không khí tu học xấu ác, tất nhiên là tội lỗi này không hề nhẹ.
3. Có thể nâng cao công phu nhẫn nhục của chính mình. Phiền não, tập khí của phàm phu rất nặng, gặp phải việc không hài lòng hợp ý thì sẽ than phiền oán trách, thấy người không vừa mắt thì muốn đến chỉnh sửa họ, phê bình họ. Ví dụ như thấy người khác nói chuyện quá lớn tiếng, muốn đến ngăn cản họ; thấy người khác đóng cửa mạnh tay làm phát ra tiếng động rất lớn, lại muốn đến chỉnh sửa họ; thấy người khác tiểu tiện xong không dội nước thì muốn đến phê bình họ. Tịnh khẩu có thể tránh khỏi những lỗi lầm này, ép bản thân phải nhẫn nại mọi việc, khắc phục phiền não tập khí của chính mình, dần dần sẽ làm được “không thấy lỗi người, chỉ thấy lỗi mình”, từ từ sẽ hiểu rằng “cảnh duyên không tốt xấu, tốt xấu ở nơi tâm”, tâm dần dần không bị ngoại cảnh lay chuyển nữa.
4. Có thể nâng cao tâm thành kính của bản thân, có thể nhận được sự gia trì lớn hơn nữa của Phật Bồ Tát. Tâm thành kính nhiều một phần thì tiêu thêm một phần tội, tăng thêm một phần phước tuệ, được Phật Bồ Tát gia trì thêm một phần. Tịnh khẩu là điều mà chư Phật Bồ Tát hoan hỷ, là biểu hiện của y giáo phụng hành. Tâm thành kính đối với Phật pháp, đối với hộ pháp, đối với chúng sanh được nâng cao lên rất nhiều so với việc không tu tịnh khẩu.
5. Có thể nâng cao tâm cảnh giác của bản thân. Bởi vì tịnh khẩu khá là ít bị người khác quấy nhiễu, vậy thì càng có nhiều tinh thần hơn để chú ý đến khởi tâm động niệm của bản thân. Khi phiền não tập khí sanh khởi thì nhanh chóng nhận biết được, đồng thời tiêu diệt chúng, lâu dần thì phiền não tập khí cũng bị khống chế. Đồng thời cũng dễ dàng phát hiện ra khuyết điểm và lỗi lầm của bản thân thường xuyên hơn, cũng có thể nhanh chóng sửa lại.
6. Có thể giữ được tâm thanh tịnh của bản thân khá là hiệu quả. Không nói chuyện với người khác một thời gian dài, người khác cũng sẽ không tìm mình để nói chuyện, không cần phải thường xuyên xã giao với người khác thì ít bị ảnh hưởng, sẽ có nhiều thời gian nghe kinh, đọc kinh, đọc sách hơn. Hết thảy mọi việc không nghe không hỏi, trong tâm không còn lo âu vướng mắc, tâm thường giữ được sự trong sáng, linh hoạt, tâm càng ngày càng thanh tịnh, tâm càng thanh tịnh thì càng có trí tuệ.
7. Có thể học tập tốt hơn việc tùy duyên sống qua ngày. Bởi vì tịnh khẩu, con người không thể không thành thật, không thể không buông bỏ hết các yêu cầu và ý kiến. Việc gì hợp với ý mình thì rất tốt, không hợp với ý mình cũng rất tốt, có cũng tốt, không có cũng tốt, được cũng tốt, mất cũng tốt, dần dần sẽ học được tùy duyên sống qua ngày, đồng thời cũng không ngừng học tập cách giữ gìn tâm bình khí hòa trong các cảnh duyên thuận - nghịch, thiện - ác; lâu dần, phiền não sẽ được hàng phục.
8. Có thể buông bỏ các ân oán. Giao du với người khác, nói chuyện hợp ý thì có cảm tình, nói chuyện không hợp ý thì không tránh khỏi xảy ra xích mích, vậy thì rất dễ kết oán thù với người khác, những ân oán này sẽ sinh ra chướng ngại rất lớn đối với việc vãng sanh. Thường xuyên tìm người khác để nói chuyện, có khi lại vô ý đắc tội người khác, nếu như rất thích nói chuyện với ai đó thì biết đâu người kia nghĩ rằng: “Sao không nói chuyện với tôi, có phải xem thường tôi không?”, cho nên cũng mắc phải lỗi làm người khác phiền não. Đồng thời cũng khiến cho bản thân mất đi tâm bình đẳng, không đối xử như nhau, không đối đãi bình đẳng với tất cả mọi người.
9. Có thể tăng trưởng tâm khiêm tốn, tâm cung kính. Bởi vì không còn phát biểu ý kiến nữa, người khác cũng sẽ không còn hỏi quý vị vấn đề này vấn đề nọ; phiền não tập khí cống cao ngã mạn, tự cho mình là đúng cũng dần dần giảm bớt, mọi người sẽ không còn quan tâm nhiều đến quý vị. Thời gian lâu dần, sẽ cảm thấy mình là người nhỏ bé, không đáng để nhắc đến; không hay không biết thì tâm khiêm tốn, tâm cung kính đã dần dần tăng trưởng.
10. Không cho người khác cơ hội để nói chuyện với mình, cũng giảm bớt cơ hội để người khác tạo nghiệp, đồng thời cũng có thể ngăn ngừa việc có người sanh phiền não mà diện cớ làm chướng ngại việc tu học bình thường của mình.
11. Thật ra tịnh khẩu là đang hưởng phước thanh nhàn. Người tịnh khẩu lâu rồi sẽ cảm thấy nói chuyện là việc rất phiền phức, rất vất vả, kêu họ nói chuyện thì họ cũng sẽ cảm thấy không bằng lòng, cũng rất không tự nhiên.
Mỗi lần đến là mỗi lần tôi thật sự được giáo dục, được học tập. Lần trước, tôi đến và đem về một cuốn sổ tay nhỏ, hiện tại bên ngoài cũng có. Đó là “Vãng Sanh Ký của Cư sĩ Hoàng Yên Bình” và “Vãng Sanh Ký của Cư sĩ Hoàng Trung Xương”. Tại sao cuốn sổ tay này ảnh hưởng rất lớn đến tôi? Bởi vì tôi nhìn thấy Cư sĩ Hoàng, ông ấy có thể thành tựu là bởi vì ông ấy phát tâm không nói chuyện hơn hai năm. Ông liệt kê ra mười một điều lợi ích khi không nói chuyện.
Ngôn ngữ, hai lưỡi, ác khẩu, nói dối, thêu dệt là chuyện thường. Các tiết mục vô tuyến là biểu diễn văn nghệ, nó đang dạy, dạy cả xã hội, từ trẻ nhỏ đến cụ già, nó dạy tất cả. Mỗi ngày mọi người đều xem, mỗi ngày đều tiếp thu thứ giáo dục này, nên trở thành bình thường, rắc rối là chỗ đó.
Tất cả những lời nói buông ra từ tâm ô nhiễm gọi là lời tạp uế”. Tâm ô nhiễm là gì? Tự tư tự lợi là tâm ô nhiễm, tâm vốn là thanh tịnh, vốn bình đẳng, vì ô nhiễm nên không thanh tịnh. Tự tư tự lợi là ô nhiễm, tiếng thơm lợi dưỡng là ô nhiễm, tham sân si mạn là ô nhiễm, có những thứ như thế là tâm không thanh tịnh.
Những lời buông ra từ tâm không thanh tịnh cũng không thanh tịnh, lời nói thế nào? Lời nói rất bùi tai, nhất là âm nhạc, tiếng hát, gồm cả thơ văn, biểu diễn văn nghệ, khiến quý vị khi xem sẽ thế nào? Khi xem sẽ sinh khởi giết, trộm, dâm, dối, khơi gợi tình cảm của quý vị, đấy gọi là thêu dệt.
182 - 32
Ðức Phật dạy:
Các Đệ Tử ...! Nếu nói đủ thứ chuyện chỉ cốt để đùa chơi thì tâm phải tán loạn. Như vậy cho dù xuất gia nhưng chưa được giải thoát.
Vì thế mà các Con phải mau mau lìa bỏ việc loạn tâm nói đùa. Nếu các ông muốn được niềm vui tịch diệt, chỉ nên khéo dứt trừ mối hại của việc nói đùa.
Như vậy gọi là không nói đùa.
KINH DI GIÁO.
88 - 7
MỘT NGÀY NÀO ĐÓ, VÔ THƯỜNG ĐẾN TRỞ TAY KHÔNG KỊP !
Trong một năm ngày xuân ngày tết là những ngày lễ vui mừng lớn nhất, là những ngày vô cùng hoan hỉ nhất. Nhưng nếu chúng ta tỉ mỉ mà suy nghĩ, năm nay đã trôi qua, lại già thêm một tuổi.
Theo nhà Phật mà nói, Phật nói lời chân thật: Con người từ khi bắt đầu ra đời ngày hôm đó, đích thật là dõng mãnh tinh tấn, từng phút từng giây họ cũng không lãng phí.
Họ hướng về đâu mà đi ? Họ hướng về phần mộ mà đi ! Một ngày so với một ngày gần đến, tuyệt đối không dừng lại một giây ! Dõng mãnh, tinh tấn chỉ có việc này là thật, không phải là giả. Hay nói một cách khác, chúng ta từng năm từng năm đến gần phần mộ.
Cho nên, người có trí tuệ tâm cảnh giác của họ rất cao. Một năm ba trăm sáu mươi ngày, trái đất quay quanh mặt trời một lần, trong thời gian một năm đó chúng ta có thành tựu gì không ? Điều này phải hết lòng mà phản tỉnh và kiểm điểm những ngày tháng chúng ta sống đó có luống qua hay không ?
Một ngày nào đó, khi vô thường đến thật là trở tay không kịp. Các bạn, có ai quan tâm đến việc này không? Việc này đại đa số chúng ta hoàn toàn sơ suất, không để ý đến sự việc quan trọng này.
Cho nên năm xưa, khi Phật còn tại thế, Phật hỏi nhóm học trò: “Mạng người được bao lâu ?. Học trò cũng có người rất thông minh, trả lời cũng rất hay: Mạng người chỉ trong giữa một hơi thởi. Phật gật đầu nói: Đúng, một hơi thở không hít vào nữa, thì phải đi luân hồi nữa rồi!“.
Cho nên, chớ cảm thấy chúng ta hiện nay còn rất trẻ, tương lai thời gian còn rất dài. Ai bảo đảm cho các bạn vậy? Bạn có ký hợp đồng với vua Diêm La không ? Chúng ta hãy đi đến nghĩa trang kia, vào trong tháp tự viện nơi thờ tro hài cốt, các bạn hãy vào trong đó mà xem. Người trẻ không ít, những người mười mấy hai mươi tuổi rất nhiều. Mạng người vô thường! Chúng ta phải đề cao tâm cảnh giác.
Còn sống được một ngày, thì phải đàng hoàng tu một ngày, còn sống một giờ, thì phải đàng hoàng tu một giờ. Đó mới gọi là người biết hiện thực, mới gọi là người biết nắm vững lấy hiện thực. Người đó thông minh, người đó có trí tuệ. Nắm vững lấy hiện thực, không được sơ suất.
Đời người vinh hoa phú quý, danh vọng tiền tài không đáng giá một cái nhìn. Quan trọng nhất là thời gian! Đem thời gian phung phí mất, lãng phí mất, đó thật sự gọi là đáng tiếc.
Cho nên, chúng ta nên nắm lấy thời gian quý báo này, hết lòng tu học, tín nguyên trì danh niệm Phật. Chúng ta tu học một ngày thì một ngày này sẽ không luống qua. Một năm hết lòng tu học, thì một năm này bạn sẽ không luống qua.
Các bạn nên biết, lúc đó, các bạn sẽ thấy sinh mạng rất là chắc thật, thời gian không luống qua, sinh mạng có ý nghĩa giá trị. Tự mình chân thật cảm thấy được hạnh phúc mỹ mãn. Đây là chân tướng sự thật, chớ nên đem thời gian phung phí mất, lãng phí mất! Điều này đáng được chúng ta giờ giờ, khắc khắc cảnh giác cao độ.
A Mi ĐÀ PHẬT
104 - 24
Con người bây giờ sợ cái Nghèo hơn sợ xuống Địa Ngục, Ngạ Quỷ và Súc Sanh 😒
Luân Hồi Thật Đáng Sợ
A Di Đà Phật
64 - 13
Hỏi: Con vâng lời dạy của lão pháp sư, dựa vào một bộ Kinh “Vô Lượng Thọ”, một câu Phật hiệu, mỗi ngày con nghe kinh 4 giờ đồng hồ. Con y theo phương pháp này mà học tập, ở nhà tự tu thì ít bị ngoại duyên hơn là đến chùa cộng tu, như vậy con có thể tự tại vãng sanh được không ạ?
Hòa Thượng trả lời: Niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh Độ, ngoại duyên quan trọng nhất chính là không bị hoàn cảnh bên ngoài nhiễu loạn, việc này quan trọng hơn hết thảy. Thế nên có đôi khi ở nhà tu hành còn thù thắng hơn ở chùa.
Nếu như ở chùa không có trợ duyên tốt, không có niệm Phật đường tốt thật sự, không có sự hộ trì như lý như pháp, ở bên ngoài thì người đông, người xưa có câu nói rất có đạo lý “biết nhiều việc thì phiền não nhiều, quen biết nhiều người thì thị phi nhiều”, người đông thì sẽ có thị phi, sẽ không thể thành tựu.
Thế nên từ xưa đến nay, người chân thật thành tựu, bạn xem đại đa số họ đều bế quan, họ đoạn tuyệt hoàn toàn với ngoại duyên. Bạn từ đây mà suy nghĩ thì có thể biết những người hộ trì công tác bế quan rất tận tâm, rất có trách nhiệm, họ giúp bạn ngăn ngừa ngoại duyên, khiến cho bạn có hoàn cảnh tu hành thanh tịnh. Mỗi ngày có thể nghe kinh 4 giờ đồng hồ, niệm Phật 12 giờ đồng hồ, như thế là ít nhất rồi. Đương nhiên tốt nhất vẫn là niệm Phật có thể không gián đoạn thì mới có thể đạt được tự tại vãng sanh.
Gần đây ví dụ về cư sĩ Hoàng ở Thâm Quyến rất đáng để chúng ta tham khảo, ông bế quan, tịnh khẩu 3 năm, 3 năm không nói chuyện. Mỗi ngày ít nhất đọc hai bộ “ Kinh Vô Lượng Thọ”, ông ấy không nghe, ông ấy chỉ đọc kinh, sáng sớm đọc một bộ, tối đọc một bộ. Phật hiệu không gián đoạn, mệt thì nghỉ ngơi, nghỉ ngơi xong thì niệm tiếp.
Ông ấy không nói chuyện với người khác, người khác cũng không nói chuyện với ông, thế nên tâm của ông ấy được định. Bế quan 3 năm, ông ấy là 2 năm 10 tháng, còn 2 tháng nữa là viên mãn thì ông đã biết trước ngày giờ vãng sanh. Ông ấy đã làm ra thí nghiệm cho chúng ta, đó chính là niệm Phật cầu vãng sanh trong pháp môn Tịnh Độ, rốt cuộc sau 3 năm có thật vãng sanh không?
Ông ấy đã hết lòng nghiêm túc thực hiện, quả nhiên 3 năm thì đã thành công. Bản thân phải có quyết tâm, quan trọng nhất là bạn phải buông xuống được, nếu vẫn còn có điều canh cánh trong lòng không buông xuống được, như vậy không được rồi, cho bạn 30 năm bạn cũng không thể vãng sanh. Chân thật buông xuống, triệt để buông xuống.
Người thân của bạn phải hiểu cho bạn, không quấy nhiễu làm phiền bạn, điều này mới là quan trọng. Nếu như người trong nhà thường đến quấy nhiễu làm phiền bạn, thế thì rắc rối cho bạn rồi.
Thế nên, ở chùa hay ở nhà đều không nhất định là có thể tự tại vãng sanh hay không, chủ yếu chính là hoàn cảnh, nếu hoàn cảnh ở nhà tốt thì ở nhà có thể vãng sanh. Nếu như ở chùa có hoàn cảnh tốt thì cũng là một trợ duyên rất tốt.
283 - 56
Bỉ ư tiền thế trụ Bồ-tát đạo, vô số kiếp lai, cúng dường tứ bá ức Phật. Ca Diếp Phật thời, bỉ đẳng vi Ngã Đệ tử. Kim cúng dường ngã, phục tương trị dã” (Họ trong đời trước trụ Bồ-tát đạo, vô số kiếp đến nay, đã cúng dường 400 ức Phật. Thời đức Phật Ca Diếp, họ là Đệ tử của Ta, nay cúng dường Ta, lại gặp lại nhau).
Đây là đức Thế Tôn Thích Ca Mâu Ni Phật nói rõ nhân duyên trong quá khứ cho chúng ta, trong quá khứ, đời trước Vương tử A Xà cũng là người tu hành, “trụ Bồ-tát đạo, vô số kiếp lai” (trụ Bồ-tát đạo, vô số kiếp đến nay), thời gian rất lâu rồi, đã từng “cúng dường tứ bá ức Phật” (cúng dường bốn trăm ức Phật).
Cho nên mới có thiện căn sâu dày như vậy, nghe nói đức Phật giảng kinh có thể cảm động được như vậy, và phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ, đều hoàn toàn giống với điều được nói trên kinh Đại thừa. Đức Phật nói với chúng ta, mỗi người vãng sanh Tịnh Độ: đều không phải là ngẫu nhiên, mà đều là trong quá khứ vô số kiếp đến nay, đã cúng dường rất nhiều chư Phật Như Lai.
Đời này chúng ta gặp được Pháp môn này, lại thêm nhận được sự gia trì: của các chư Phật từng cúng dường trong quá khứ, thì chúng ta mới có thể sanh khởi niềm tin, mới có thể phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ. Nếu quá khứ chưa từng có thiện căn sâu dày như vậy, thì không thể sanh khởi tín nguyện, chúng ta chỉ cần lưu ý một chút sẽ thấy rất rõ ràng, rất sáng tỏ.
62 - 11
( Ngài Phổ Hiền dùng Mười đại Nguyện vương, dẫn về Cực Lạc; đức Mi Đà dùng 48 Đại nguyện tiếp dẫn chúng sanh. Tất cả đều nhờ Tín Nguyện Hạnh làm tư lương mà lên bờ kia. Vì thế Đại sư Tĩnh Am nói rằng: việc cấp bách của tu hành, thì lập nguyện là đứng đầu).
Hai câu nói này rất quan trọng. Việc cấp bách nhất của tu hành là gì ? Là phát nguyện, chính là nguyện sanh Tịnh Độ, điều này quan trọng hơn bất cứ điều gì. Mọi lúc, đều nghĩ nguyện sanh Tịnh Độ, nếu không thể mọi lúc thì tối thiểu là sáng tối, khóa sáng tối chính là vì chuyện này.
Sáng sớm để nhắc nhở chính mình, nguyện này không thể quên mất, buổi tối phản tỉnh, nguyện này của mình: đã thực hiện trong ngày nay chưa.
Người thật sự phát tâm, thì ngày càng phai nhạt với Thế giới Ta Bà, và mỗi ngày càng thêm sâu đậm với việc vãng sanh Thế giới Cực Lạc.
Phải nên đối đãi như vậy với tất cả chúng sanh, nhất định giống như ngài Hải Hiền, giống như mẹ của ngài Hải Hiền, làm ra một tấm gương tốt niệm Phật vãng sanh Thế giới Cực Lạc: cho một số người quen thuộc trong đại chúng xã hội.
Khởi tâm Động niệm đều vì lợi ích chúng sanh, vì lợi ích đại chúng xã hội, giúp mọi người nâng cao tín nguyện, giúp đỡ mọi người nhắc nhở niệm Phật, niệm Phật là quan trọng, đều quan trọng hơn bất cứ điều gì.
Niệm lão ở đây có giảng, tất cả đều dựa vào Tín, Nguyện, Hạnh. Hạnh chính là niệm Phật, là nhất hướng chuyện niệm A Mi Đà Phật, trên Kinh có dạy bảo chúng ta, mà lên bờ kia. Cần nhớ kỹ hai câu nói của Đại sư Tĩnh Am, nguyện phải khẩn thiết, ta không thể không đi, đời sau chỗ nào cũng đều không đi, chỉ là phải đến Thế giới Cực Lạc.
117 - 16
Đạo Tràng Trên Không. Xin thường niệm A Mi ĐÀ PHẬT