Channel Avatar

HANA TRAN @UCFb4dHTZqubbCSA4rZlcfNA@youtube.com

43.8K subscribers - no pronouns :c

KÊNH HANA TRAN chỉ CHIA SẺ PHẬT PHÁP, KINH PHẬT, LỜI PHẬT DẠ


HANA TRAN
2 years ago - 41 likes

🌺️ DẤU HIỆU KHI TA CHUYỂN ĐƯỢC NGHIỆP VÀ BẮT ĐẦU CÓ PHƯỚC

🌻 Hoàn cảnh ta bắt đầu mới thay đổi, nghiệp ta mới chuyển. Nghiệp mà bố thí, thương người giúp người đúng chỗ nó sẽ hiện ra một số quả. Ví dụ như có lúc nào đó ta thích một điều gì, khởi tâm bí mật trong đầu mình thôi, đừng cho ai biết, tự động điều đó tới liền - là bắt đầu quả báo của tâm từ bi, thương yêu nó chín muồi rồi.

🌻 Nhưng đừng có ước mơ lớn quá vì phước ta còn nhỏ, nó chưa đủ để ta ước mơ một cái nhà lầu nó hiện ra một cái nhà lầu cho ta. Nhưng mà ta ước mơ cái gì vừa vừa nho nhỏ nó tới liền là cái phước bố thí đã chín rồi. Còn người mà công đức họ dày, họ ước mơ cái nhà lầu, cái nhà lầu hiện ra liền, hiện ra là làm sao? Nó không phải hô phép hiện ra mà tự nhiên nhân duyên nó kéo ào ào tới để ta mua vật liệu rồi mua đất xây nhà ào ào lên trong vài tháng có liền, là người mà phước họ dày.

🌻 Còn ta chưa tới đó nhưng mà ta ước mơ cái gì có cái đó, những cái vừa vừa, ví dụ chiếc xe mình vừa hư, mình nói: Phải có chiếc xe mới đi, vài tuần sau tự nhiên có liền. Mới nghĩ trong đầu, chưa hề than với ai một câu là có liền, nghĩa là ta đã bắt đầu chuyển được cái nghiệp của mình, ta có phước để chuyển được nghiệp của mình.

🍀 CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN NGHIỆP

️ • Thứ nhất là biết lỗi mình, biết cái nhược điểm của mình, cái sai của mình nằm ở chỗ nào, là cái thứ nhất.
️ • Cái thứ hai là đem cái lỗi đó ra mà quan sát, phân tích và đúc kết. Tự kỷ ám thị điều ngược lại, ví dụ mình keo kiệt thì mình tự nói với mình TÔI LÀ NGƯỜI CHO ĐI HÀO SẢNG VÀ LÀ NGƯỜI ĐÓN NHẬN TUYỆT VỜI.

Mình hay nóng giận thì mình sẽ nhận ra cái sai của mình là cố chấp, thiếu cách nhìn nhận vấn đề đa chiều và tự nói mỗi ngày: TÔI YÊU THƯƠNG, THẤU HIỂU, TÔI CHẤP NHẬN SỰ KHÁC BIỆT.

Hoặc mình thấy ai giỏi mình ganh tỵ, mình phải hiểu là mình đang đố kỵ và nói:

"Xin tâm con sung sướng.
Khi thấy người thành công
Hoặc gây tạo phước lành
Như chính con làm được."

Cứ như vậy, thì đó là cái thứ hai là sửa sai bằng các lời nói tích cực.

️ • Thứ ba là bắt đầu tới hành động, là ta ban phát rộng rãi, ta thương yêu, giúp đỡ, ta hoan hỉ, ủng hộ, hỗ trợ… đó là tới hành động.

(Hiểu được cái sai. Chấp nhận cái sai. Thay đổi suy nghĩ. Chỉnh sửa ý nghĩ và lời nói. Hành động như điều mình nghĩ)

️ • Sau khi tới hành động rồi tùy thời gian có khi ta 3 năm, có khi 5 năm, có người 10 năm, có người 20 năm bắt đầu mới tới cái thứ tư là ta thấy hoàn cảnh chung quanh ta thay đổi.

Tâm ta đã thay đổi trước đó cả 5 năm rồi nhưng 5 năm sau bắt đầu hoàn cảnh mới thay đổi: Tự nhiên thấy con người đến với ta tốt hơn, mọi thứ đến với ta thuận lợi hơn. Nhưng mà may mắn, niềm vui đến với ta mà ta hưởng ta sẽ hết. Ta phải làm sao mà cái gì may mắn đến với ta là ta đem cho lại người khác một phần, giống như có lúa rồi đừng ăn hết mà phải đem gieo lại. Giống như trúng số thì ông bà hay nói phải đem đi từ thiện một phần. Đó là lý do!

🌿 Mong ai đang gặp khó khăn, vững tin sống tốt. Chỉ cần tâm ta sáng. Trời xanh tự có an bài.

🌿Hãy tin vào sự sắp xếp tuyệt vời của vũ trụ. Luật gieo nhân nào gặt quả đó luôn tồn tại dù ta tin hay không.

🌿 Giống như gà gáy thì mặt trời mọc nhưng gà không gáy mặt trời vẫn mọc. Mặt trời mọc hay không, không phải do tiếng gáy. Đó là quy luật của tạo hoá.

♥ Đã là quy luật thì không ai thay đổi được.

♥ Học cách chấp nhận là một loại năng lực.

♥ Thấu hiểu và chuyển hóa tâm tính là nỗ lực của một hành trình dài.

----------------------------------------
St

#hanatran

HANA TRAN
3 years ago - 46 likes

🍀CÁCH TẠO CÔNG ĐỨC CHO CHỒNG/VỢ MÌNH, CON MÌNH, CHÁU MÌNH, ĐẠI GIA ĐÌNH MÌNH MUÔN ĐỜI ĐƯỢC KẾT DUYÊN LÀNH VỚI TAM BẢO 🍀🍀🍀

🍂- Một vị Phật tử hỏi Quý Thầy,
Kính Bạch Thầy, Gia đình con hiện nay chỉ có mình con là biết đến đi lễ chùa, biết đến Tam Bảo, biết đến Phật pháp. Chồng và các con, các cháu của con thì không tin.

Không biết là có cách nào hay phương pháp nào để tạo công đức hồi hướng chuyển hóa giúp chồng của con, các con của con, các cháu con, cả đại gia đình con,vv,.... không những đời này mà cả muôn đời sau nữa. Dù sinh ở bất kỳ nơi đâu cũng đều gặp được Phật Pháp, Gặp được Chúng Tăng, Kết Duyên lành với Tam Bảo, biết Tin sâu nhân quả, kính mong Thầy thương sót hoan hỷ bày cách cho gia đình con với ạ!

🍂- Này Quý vị Phật Tử:
Ngay từ hôm nay về nhà, khi Quý vị nấu cơm, sau khi đã xúc gạo bỏ vào nồi để nấu (nhớ là gạo đã bỏ vào nồi để đem đi nấu). Hãy bốc lại một nắm gạo từ nồi đó, bỏ riêng vào một chiếc túi nilông hay một cái hũ riêng mà phát nguyện khấn thầm rằng: "GIA ĐÌNH NHÀ CON XIN SỚT GẠO CÚNG PHẬT NUÔI TĂNG"!

Vậy là khi nào Quý vị đi chùa lễ Phật, thay vì như mọi hôm chạy vội vào trong nhà xúc bừa một bơ gạo đem đi chùa lễ thì đó chỉ là của mình quý vị.

Nhưng hôm nay thì khác, quý vị lại đem túi gạo để dành kia, gạo định đưa vào nồi để nấu mà hàng ngày được bớt lại một nắm đó - chính là bớt đi một miếng cơm của quý vị, bớt miếng cơm của chồng quý vị, bớt của con quý vị, của cháu quý vị, của cả gia đình quý vị. Để một tháng, hai tháng như hôm nay đem gạo đó lên chùa Dâng Cúng Phật, Nuôi Tăng. Thì đó có phải là công đức của Chồng Quý vị, của Con quý vị, của cháu quý vị, của cả gia đình quý vị thay vì mọi lần chỉ có mình quý vị hay không??? 🙏

❤️ Đấy, Cách Tạo CÔNG ĐỨC cho chồng, cho con, cho cháu và gia đình mình được kết duyên lành với Tam Bảo đơn giản chỉ có vậy thôi đấy! ❤️

Kính Chúc Quý Vị luôn luôn Tinh Tấn, thân tâm thường An Lạc trong ánh hào quang của Mười Phương Chư Phật! 🙏🙏🙏

🙏NAM MÔ THƯỜNG TINH TẤN BỒ TÁT 🙏🙏🙏
(QUÝ VỊ HOAN HỶ CÙNG CHIA SẺ)

❤️❤️❤️🍀❤️❤️❤️

#tranthikimha
#songdeyeuthuong

HANA TRAN
3 years ago - 12 likes

TẠI SAO BẠN VẪN NGHÈO?!!!

🙏🙏🙏Một người nghèo hỏi? Đức Phật rằng: " Bạch Đức Thế Tôn tại sao con nghèo như thế" ?

Đức Phật Trả lời : "Vì con chưa học được cách bố thí cho người khác".

Người ấy nói : "Con không có thứ gì cả, thì lấy gì con bố thí."


Đức Phật dạy : "Cho dù con hoàn toàn không có cái gì, con vẫn có thể thực hiện bố thí 7 điều này :

1. Nhan thí – Bố thí nụ cười

2. Ngôn thí – Bố thí ái ngữ, nói lời hay

3. Tâm thí – Bố thí tâm hòa ái, lòng biết ơn

4. Nhãn thí – Bố thí ánh mắt nhìn thẳng hiền từ.

5. Thân thí – Bố thí hành động nhân ái

6. Tọa thí – Bố thí nhường chỗ cho người cần

7. Phòng thí – Bố thí lòng bao dung

🙏🙏🙏

ST #HANATRAN.

HANA TRAN
3 years ago - 20 likes

Cùng cầu nguyện dịch covid.. qua nhanh cho cả thể giới nhà nhà được ... Bình An người người được bình yên.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI CỨU KHỔ CỨU NẠN QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT.

#HANATRAN

HANA TRAN
3 years ago - 15 likes

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Cầu mong đại dịch hết. Người người ấm no hạnh phúc.
Cầu cho quốc thái dân an. Người người làm lành tránh dữ.
Cầu mong phước lành hướng về khắp tất cả mọi loài.
NAM MÔ ĐẠI TỪ ĐẠI BI CỨU KHỔ CỨU NẠN QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT

#HANATRAN

HANA TRAN
3 years ago - 12 likes

Cầu trí con được sáng.
Phát triển lòng từ bi 🙏

#hanatran

HANA TRAN
3 years ago - 10 likes

TIẾC CHI QUÁN TRỌ

Trần gian là quán trọ
Người đến rồi người đi
Tham đắm mà làm chi
Tất cả đều giả có

Đời như mây như gió
Thoảng một chút thôi mà
Đẹp xấu cũng phôi pha
Giàu nghèo rồi cũng bỏ

Sống đừng nên tạo khó
Cho mình và cho người
Cảnh nào đến cũng cười
Vì biết đều giả tạm

Tham sân si... không dám
Thân khẩu ý luôn trong
Nguyện vững tin một lòng
Đi theo đường Đức Phật

Không giải đãi, phóng giật
Quyết tránh ác, làm lành
Tích phước đức để dành
Cho mai sau bớt khổ

Nếu đủ duyên Phật độ
Rời quán trọ ta về
Tây Phương Cực Lạc quê
Hết luân hồi sinh tử.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật 🙏🙏🙏
Nam Mô A Di Đà Phật 🙏🙏🙏

#HANA TRAN

HANA TRAN
3 years ago - 8 likes

Người có đôi mắt hiền là người từng thấy những chuyện đắng cay trong cuộc sống nhiều hơn ai hết; rồi nhờ đó, thấy được tình người phía sau những đắng cay.

Người có đôi tay ấm là người đã từng chạm phải những giá lạnh của nhân gian rất nhiều lần; rồi nhờ đó, biết cách giữ lấy hơi ấm cho đôi tay của mình, và biết có người sẽ còn cần đến nó.

Người có trái tim nhân hậu là người từng phải chịu nhiều tổn thương hơn kẻ khác; rồi nhờ đó, hiểu được người.

Như hòn đất rắn chắc nhất là khi phải chịu lửa nung nhiều hơn những hòn đất khác, rồi từ đó, gió mưa không còn làm tan rã được nữa, giữ nguyên hình hài, mặc gió giông.

Như cơn gió khi chạm vào vách núi, đổi hướng, quay đầu lại, cẩn thận đỡ từng cây cỏ mà nó đã xô nghiêng đứng dậy.

Có lẽ, ai cũng phải chờ rất lâu, chờ ngày thuyết phục được lòng mình biết sợ những tháng năm phù phiếm, và chờ ai đó cũng biết sợ những tháng năm phù phiếm như mình. Để cùng dừng lại. Để một chân chạm được vào tĩnh lặng. Để những giông gió trong cuộc sống không còn cuốn ai đi nữa. Để một lần đủ bình thản ngồi nhìn lại những điều từng làm chúng ta điêu đứng rồi mỉm cười.

Suốt bao nhiêu năm tìm kiếm, một hôm mới hay, bình yên ở ngay trong đáy mắt mình.


P/s: Này Người! Đi đâu làm gì cũng nghĩ mình là con của Phật.

🙏🙏🙏
#HANA TRAN ST

HANA TRAN
3 years ago - 8 likes

NGHỊCH LÝ 2 CÕI ÂM - DƯƠNG

Vào triều Thanh, ở thôn Lý, có một phụ nữ làm dâu trong một gia đình theo nghề nông, sớm trưa hai buổi, bà thường mang cơm ra đồng cho những người lao động trong nhà ăn.
Một khoảng thời gian đó, mỗi khi đi hay về đem cơm, bà đều thấy thấp thoáng có một phụ nữ đi theo, khi bên phải , khi bên trái, khi ẩn khi hiện. Sinh nghi, bà hỏi những người cùng xóm đang đi hay về cạnh bà, có thấy phụ nữ ấy không. Họ đều trả lời không thấy gì cả, nghe vậy bà rất sợ hãi, vì biết đó là một hồn ma.
Về sau, khi bà đang ở nhà, cũng thấy phụ nữ ấy hoặc ở hiện ra ngoài vườn hoặc ở gần bờ thành chứ không vào trong nhà. Một vài lần bà đánh bạo, thử đến gần để nhìn cho rõ, phụ nữ ấy liền chạy ra xa, bà vào nhà thì phụ nữ ấy lại trở về chỗ cũ.

Bà đành từ xa dùng tâm hỏi phụ nữ ấy rằng:
– Bà là ai vậy? Tại sao cứ đi theo tôi mãi như thế?
Oan hồn ấy đáp ( tâm truyền tâm):
– Kiếp trước bà và tôi cùng làm thiếp cho một phú ông danh tiếng, bà ganh tôi được ông ấy cưng chiều, nên vu khống tôi đã gian dâm với người đàn ông khác. Vì thế mà tôi bị ông ấy giết chết trong ẩn khuất đầy oán hận. Do vậy, đời này tôi tìm bà để trả thù, nhưng trớ trêu thay, đời này bà là người dâu hiếu thảo thường được nhiều vị thiện thần đi theo bảo vệ, tôi không thể đến gần để báo thù được.
Vì thế, ngày nào tôi cũng đi theo bà để tìm cơ hội tốt. Nhưng với sự bảo hộ của thiện thần như vậy, chắc có lẽ không bao giờ tôi báo thù được. Vậy thì, tôi đề nghị với bà, hãy phát tâm niệm danh hiệu đức Phật A Di Đà một vạn câu hồi hướng công đức ấy cho tôi, để vừa giải oán thù, vừa giúp tôi siêu thoát.”
Bà ấy nghe vậy rất vui mừng, liền phát tâm niệm Phật, bà niệm một câu thì thấy vong hồn người phụ nữ ấy lạy một lạy, khi niệm xong một vạn câu thì không thấy phụ nữ ấy nữa! Sự kiện này, do bà ấy khi về già thuật lại vậy.

(Trích “Duyệt Vi Thảo Đường bút ký” -Kỉ Hiểu Lam triều Thanh)

NGHỊCH LÝ Ở ĐÂU ?

Không dông dài, tôi sẽ nói luôn :

Người sống chúng ta có thân thể vật chất, nên bị cản trở không thể thấy được những sinh linh trong vô hình, không thấy được các vị chư thiên, thần linh, vong hồn, ngạ quỷ … nên rất nhiều điều ta không biết. So với một vong hồn người đã khuất, thì hiểu biết của con người bị giới hạn rất nhiều.

Nhưng ngược lại, do vì có thân thể vật chất, nên con người có thể làm được những điều mà vong hồn, thậm chí một số vị thần linh, hay chư thiên cũng không làm được, hoặc có làm nhưng hiệu quả kém xa, đó là khả năng tu hành.
Chỉ khi có thân xác, ta niệm Phật, tụng kinh, trì chú, bố thí, làm từ thiện, phóng sinh, ấn tống, giữ giới hay mọi việc công đức khác, thì phước đức sinh ra mới thù thắng, siêu việt.

Đây là một nghịch lý trớ trêu, ví dụ như chuyện trên, vong hồn biết câu niệm “Nam Mô A Di Đà Phật !” công đức vĩ đại, có thể nhờ đó mà siêu thoát được, nhưng không thể tự niệm mà siêu thoát.
Còn người sống, việc niệm Phật chẳng phải việc khó khăn gì, nhưng thường lại chẳng biết được câu niệm Phật vi diệu đến mức nào, thấy nhiều người cũng đi chùa, tu tập này kia, cũng niệm Phật mãi mà cơ thể vẫn trơ trơ, không thay đổi gì đáng kể, nên nhiều kẻ xem thường.

Đâu biết rằng, những người tin theo lời Phật, nguyện cầu Vãng Sinh, cả đời họ niệm “Nam Mô A Di Đà Phật ” tích lũy công đức vô vàn, vừa bỏ thân xác này là được sinh về một thế giới an lạc, sung sướng vĩnh cửu.
Việc đó thì phải đến khi chết, trở thành những vong linh, con người ta mới thấy, mới biết, mới tin, nhưng khi đó thì cũng đã muộn rồi, chỉ đành tiếc rẻ “Giá như sớm biết được điều này từ khi còn sống, ta sẽ bớt đua chen với đời, để dành thời gian, công sức tu hành nhiều nhiều một chút, giờ cũng đã lên đến cảnh giới nào rồi”

Nếu như bạn đọc được đến đây, hiểu ra vấn đề, nhận thấy được kiếp người vốn rất đáng quý, không phải vì con người có thể buôn bán làm ăn, tích chứa của cải, cũng không phải vì làm người có thể kết hôn sinh con nối dõi, cũng không phải vì có thân xác thì có thể hưởng thụ đủ thứ vui thú như tiệc tùng, du lịch, mua sắm …
Không, tất cả những thứ ấy chết một phát là tan biến sạch, thậm chí chưa chết chúng cũng có thể đã đổ vỡ, mất sạch rồi.
Kiếp người đáng quý, đó là vì làm người thì có thân xác, có thân xác thì tu hành mới hiệu quả, mỗi việc thiện làm được, đều sinh phước báo rất to lớn, mà không cõi giới nào so sánh được, thậm chí so với người ở cõi Tây Phương Cực Lạc tu hành, thì tu ở cõi ta Bà này nhanh hơn gấp hơn 36.500 lần.

Đức Phật dạy trong kinh Vô Lượng Thọ:
“ … tu một ngày một đêm ở cõi Ta bà hơn làm lành ở cõi Vô Lượng Thọ cả trăm năm.
Tại sao vậy?
Cõi nước của đức Phật đó đều hành thiện tích đức, không có một chút ác. Tu thiện ở Ta bà mười ngày đêm hơn làm lành ngàn năm ở các cõi Phật khác.
Tại sao vậy?
Vì cõi nước Phật ở phương khác thì phước đức tự nhiên có, không có duyên để làm ác, chỉ có thế giới Ta bà này thiện ít ác nhiều, toàn là khổ độc chưa từng ngừng nghỉ…”

Nếu bạn hiểu ra được Nghịch lý này rồi, vậy xin chúc mừng bạn! Bạn đã có được một kim chỉ nam vô cùng quý giá để chỉ lối cho mình biết phải đi về đâu, trong khi đa số nhân loại vẫn đang lòng vòng trong một mê cung danh lợi đua chen không lối thoát.

Hãy đem công sức, thời gian, vận dụng tối đa những gì bạn có thể để siêng năng tu tập, tích lũy công đức, để một ngày kia chắc chắn phải đến, khi mà mắt nhắm, tay xuôi, khi mà phước nghiệp cả đời đến lúc kết sổ, quyết định sẽ sinh về đâu, bạn có thể mỉm cười mãn nguyện, vì đã không uổng phí một kiếp người.

(Quang Tử)

Nguồn nhân quả
🙏🙏🙏
Hana Tran st

HANA TRAN
3 years ago - 7 likes

ĐỪNG ĐỂ NGHIỆP LÀM CHỦ MÌNH

- Hòa thượng Thích Thanh Từ-

Do lầm nên chúng ta tạo nghiệp luân hồi trong lục đạo không cùng. Muốn giải thoát sanh tử thì phải dừng nghiệp. Nghiệp quan trọng từ ý lăng xăng tạo nên, bây giờ phải để cho nó lặng xuống. Trong ba nghiệp thân, khẩu, ý thì thân và khẩu do ý chỉ huy. Ý nghĩ tốt, thân làm tốt, miệng nói tốt. Ý nghĩ xấu, thân làm xấu, miệng nói xấu. Như vậy gốc tất cả từ ý mà ra. Ý lặng thì ba nghiệp đồng thanh tịnh. Cho nên tu phải biết nắm ngay từ gốc. Gốc đó, Phật dạy chúng ta phải khéo nhìn đừng để lầm lẫn, phải thấy cho tường tận, để rồi cố gắng dẹp cái giả cho cái thật hiện bày.

Câu trả lời của ngài Triệu Châu rất hay, rất rõ ràng. Đến câu sau vị Tăng hỏi con chó có Phật tánh không, Ngài nói có. Hỏi Phật tánh thì sáng suốt tại sao lại chui vào đãy da lông lá lù xù, Ngài trả lời: “Biết mà cố phạm!” Bởi vì chúng ta không làm chủ được nghiệp, nên bị nghiệp lôi dẫn. Như Tăng Ni, Phật tử thì ai cũng biết nóng giận là xấu. Nhưng có ai chọc tức liền nổi giận đùng đùng. Biết xấu mà vẫn làm, đó gọi là biết mà cố phạm. Chúng ta biết điều đó dở, xấu nhưng bị nghiệp chi phối nên gặp cảnh liền khởi tội ác, rồi bị tội ác dẫn đi. Người tu biết điều đó phạm mà vẫn bị nghiệp kéo lôi là vì đạo lực yếu, nghiệp lực mạnh. Chết không làm chủ được thì khi tái sanh làm sao được chỗ như ý?

Câu trả lời thứ hai nhắc nhở người cư sĩ hay xuất gia, nếu không làm chủ được nghiệp lực của mình thì chừng mất phải đọa vào những đường khổ, vì bị nghiệp dẫn. Người xuất gia nếu không cố gắng tu tập vẫn bị nghiệp lôi như thường. Đó là điều thiết yếu chúng ta phải hiểu.

Chúng ta tu phải làm chủ được mình, tức là làm chủ nghiệp. Có nhiều vị tu sĩ, tu một thời gian rồi hoàn tục. Gặp bạn bè hỏi sao thầy không tu nữa, vị ấy nói tại nghiệp. Nói tại nghiệp là nói gọn, chớ nói đủ là: Tại nghiệp nó dẫn tôi, tôi thua nó nên tôi không tu nữa. Như vậy tất cả việc thua trận đều do nghiệp làm chủ mình. Nếu chúng ta thắng được nó thì chúng ta làm chủ, tự do tự tại. Tự do tự tại là giải thoát sanh tử rồi.

Việc tu rất tế nhị, phải nhìn sâu vào trong nội tâm mình để gạn bỏ những thứ nhơ nhiễm, nuôi dưỡng tâm thanh tịnh. Cho nên trong nhà thiền thường dùng từ “trưởng dưỡng thánh thai”, tức nuôi dưỡng thai thánh càng ngày càng thanh tịnh, đó là chỗ tiến bộ của người tu.

Trích "PHĂNG TÌM CỘI GỐC CỦA ĐẠO PHẬT"
HT. Thiền Sư Thích Thanh Từ

NAM MÔ BẢN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
NAM MÔ ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT

Đức Phật dạy

🙏🙏🙏
HANA TRAN ST