in the future - u will be able to do some more stuff here,,,!! like pat catgirl- i mean um yeah... for now u can only see others's posts :c
TƯỚI NƯỚC CHO CÀ CHUA ĐÚNG CÁCH🍅🫰
Cà chua ưa hanh khô mát mẻ ko ưa úng nhiều nước, nên trồng chỗ cao ráo, đánh luống cao nếu trồng đất, trồng chậu thì phải thật tơi xốp thoát nước tốt
1️⃣Giai đoạn nuôi cây: Xây dựng bộ rễ khỏe bằng cách tưới càng ít càng tốt cho rễ đi tìm nước (tưới 1 lượt trc khi trồng sau đó tưới đẫm thêm 1 lượt cho rễ nhanh bén đất, vài ngày sau có thể ko cần tưới hoặc tưới nhẹ ít thôi)
Trồng đất rễ có thể ăn rất sâu, nếu che phủ quanh gốc có thể hàng tuần ko cần tưới. Còn trồng chậu thì tưới theo nhu cầu cây, sờ mặt chậu se khô nhưng chọc xuống đất vẫn ẩm thì chưa cần tưới. Khi tưới tránh tưới thẳng gốc mà tưới nhử xung quanh cho rễ đi tìm nc sẽ khỏe, hạn chế nấm bệnh
Xây dựng bộ lá khỏe bằng cách không để nước bắn lên lá dễ nấm bệnh. Dĩ nhiên ko tính lúc phun phòng, cà chua hay bị bọ phấn trắng, rệp bọ trĩ chích hút làm xoăn lá rụt ngọn, truyền virut gây nấm lá nên phun phòng định kỳ tuần 1 lần cho cây với Green neem oil, Giấm gỗ apy/nước vôi trong...
2️⃣Giai đoạn ra hoa nuôi quả: lúc này cây cần đất ẩm (ẩm chứ không ướt), nếu thiếu nước sẽ rụng hoa. Vẫn là tưới quanh gốc, không tưới lá. Định kỳ hàng tuần bổ sung nấm Trichoderma/Killpa hoặc nc vôi trong phòng héo xanh nấm rễ.
34 - 3
Sắp đến vụ cà chua rồi mình chia sẻ cách ươm cây giống cà chua của mình cho mọi người nhé, kinh nghiệm 6 năm của mình thôi, không theo quy trình kỹ thuật nào cả, nên các chuyên gia đừng cười nhé, cách chia sẻ cũng không dùng đúng từ kỹ thuật cho lắm, làm sao nói vậy, cách của mình rất đơn giản thôi nhưn cây mình ươm vẫn mập ú ụ🤣🤣🤣
1. Ngâm hạt cà chua: ngâm hạt trong nước ấm 2 sôi 3 lạnh thường thì 8 h, nhưng riêng bạch tuộc mình thường ngâm 20 đến 24h luôn, rồi bỏ ra ủ khăn ẩm, khi hạt nứt đầu rễ trắng thì ươm ra đất.
2. Đất ươm mình chọn đất sạch (có hình dưới), ươm hạt vào khay xốp, phun ẩm hàng ngày, khi cây được 4 lá mầm mình chuyển ra côc ươm.
Cốc ươm mình trộn đất 1 bao đất sạch với 2kg phân trùn, 0,5 kg phân dơi và đá xốp. Khi cây cao tầm 5 đến 7cm mình cho mỗi cốc 3 viên phân gà hà lan xa gốc và tưới nước hàng ngày, nếu trong quá trình phát triển các bạn có thế tưới phân cá, dịch chuối thật loãng cũng được, nhưng thường mình chỉ tưới nước thôi. Cây cao được tầm 15 đến 20 cm là cho ra chậu trồng được.
CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG
44 - 14
TUYỆT CHIỀU XUA ĐUỔI CÔN TRÙNG VÀ PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH BẰNG THUỐC LÀO
Cách sử dụng:
Ngâm 200gr vụn thuốc lào với 5l nước nóng( có điều kiện thì ngâm bằng rượu, rượu làm tăng nồng độ của thuốc lên) đậy kín để 5-7ngày.
Sau ngâm đủ time trên, cho thuốc lào ra lọc. Đóng chai để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Khi dùng pha 100ml với 1,5l nước(khi pha nên thêm nước rửa bát, dâu ăn, lá dâm bụt, nha đam làm chất bám dính)
Nên phun sau 20h30 lúc đó sâu ăn không phòng thủ
Phun được cho tất cả các loại rau ăn lá, ăn quả, hoa và các loại cây cảnh.
***Đối tượng phòng trừ.
Sâu xanh bướm trắng hại su hào bắp cải. Chỉ diệt được sâu từ tuổi 1 đến tuổi 3 có kích thước nhỏ hơn ruột bút bi.
- Rệp các loại
- Bọ trĩ
- Nhện
- Sâu tơ, sâu khoang
Tuyệt đối không rắc bột thuốc lào xuống đất, tồn dư của nó trong đất lên đến 80ngày.
** Bã sau khi vắt hết nước cho vào túi vải, treo quanh vườn xua đuổi bướm và các loại côn trùng.
Thời gian cách ly 1 ngày.
Chúc các bạn thành công! 💕
38 - 6
NƯỚC LUỘC TRỨNG.
Đừng bao giờ bỏ đi nước luộc trứng - đó là 1 loại phân bón rất tốt cho cây cảnh và cây rau.
Vỏ trứng chứa nhiều phốt pho, kali, lưu huỳnh, đạm, sắt magie, can xi carbonat. Can xi rất quan trọng cho cây.
Bón nước luộc trứng 1 tháng 1-2 lần/ tháng tùy vào thể tích chậu, nếu chậu to , giữ nước kém có thể bón nhiều hơn.
Nước luộc trứng cần cho nhưng cây có liên quan đến nuôi quả: cà chua dưa chuột , cà tím, bầu bí....các loại hoa có màu mạnh như hoa đỗ quyên, cẩm tú cầu....
Mẹo cóp nhặt
31 - 8
BÁNH MÌ VỤN BÓN DƯA CHUỘT
(mẹo cóp nhặt, sưu tầm tham khảo)
Bánh mì được coi là nguồn dinh dưỡng hàng đầu cho con người. Đối với cây trồng, chúng có ích không kém. Khi làm bánh, họ thường dùng men , men kích thích hệ vi sinh trong đất hoạt động, tiêu hóa những chất khó tan trong đất thành những thứ dễ hấp thụ. Bánh mì cũng chứa rất nhiều chất tốt cho cây.
Mẹo dùng bánh mì hết date tưới cây được các bà cụ người Nga dùng nhiều, đất nước họ ăn chủ yếu là bánh mì, họ ăn không hết đem bỏ đầu thừa vụn bánh trên lò sưởi cho khô lại rồi đóng gói nilon để ngâm tưới cây dần dần .
Bánh mì ngâm kích thích bộ rễ phát triển ,kích thích bộ lá lớn mạnh. Cây con yếu ớt mà được bón thúc nước bánh mì ngâm sẽ lớn mạnh bằng cây con khỏe mạnh.
CÁCH LÀM:
Mẩu vụn bánh mì cho đầy vào 2/3 thùng nước , đổ nước ấm vào đậy nắp cho lên men khoảng 2 tuần. Chắt nước hòa loãng thêm 8-10 lần nước thường mang ra tưới cây. Bã bánh mì còn lại chôn xuống đất hoặc mang đi ủ phân cùng các thứ khác.
Dưa chuột là cây nhạy cảm với phân bón, thích phân hữu cơ. Các bà thường bón dưa chuột lúc cây bắt đầu có hoa , bón khoảng 10 ngày/ lần. Bón nghiêm ngặt sau khi tưới, tức là tưới nước, xong bón nước ngâm bánh mì khoảng 0.5l/ cây tùy độ tuổi cây, nếu cây lớn tăng lên 1l, sau vài phút cho nước ngấm thì tưới lại bằng nước thường. Sau vài hôm thấy đất bết lại thì lấy cào , cào bớt bề mặt cho tan váng đất.
LỜI KHUYÊN.
- Có thể bón thêm nước tro củi ngâm như một nguồn cung cấp khoáng tự nhiên cho cây
- Vụn bánh mì nên phơi khô rồi dùng dần, không nên dùng vụn bánh mì đã ẩm mốc
- Bón lúc chiều mát.
Đây là lần thứ 2 mình chia sẻ chủ đề này. Lần trước thì chủ để này được sự ủng hộ nhiệt liệt của cộng đồng làm bánh, nhiều khách nhà mình đam mê ẩm thực, khéo tay làm bánh chia sẻ là men thừa, bột thừa, nước rửa thau chậu làm bánh.... các bạn ấy đổ tưới cây, cây lớn rất tốt , ít bệnh .
#Lina_advice
Fb: Nguyễn Thị Lina
Web: vuonuomlina.com
12 - 0
CÁCH ƯƠM HẠT BẦU BÍ MƯỚP
(Những cây leo giàn mùa hè)
Những cây leo giàn mùa hè gồm: bầu bí, mướp, lặc lày, bí sặt, bí đao....
Các bạn để ý: chúng có 2 kiểu hạt:
1. Hạt mỏng vỏ: mướp, bí bơ, bí sặt, bí đao, bí siêu nụ.. ...nhìn cảm quan, hạt màu trắng , lớp vỏ mỏng
Những hạt này chỉ cần gói vào giấy ăn (hoặc băng gạc y tế) xịt ẩm cả hạt lẫn khăn, gói vào, cho vào túi hoặc hộp . Không đóng kín kẻo thối hạt. Giữ cho giấy ẩm . Hạt lên sau 3-5 ngày. Khi lên nanh trắng thì cấy 1 hạt/ cốc ươm.
2. Hạt dầy vỏ: hạt lặc lày, hạt bầu, hạt mướp đắng..... thì cho vào cốc ngâm qua đêm nước máy thường. Sau đó có thể ủ như nhóm 1 hoặc gieo thẳng sâu 1-2 cm. Mình thì thường gieo luôn vì ủ lâu nảy sẽ dẫn đến thối hạt. Nhóm này cứng đầu nên thời gian nảy mầm đến hàng tuần. Thậm chí hạt bầu ươm lúc trời lạnh như tết thì phải tầm 20 ngày mới nảy mầm.
Nguồn: fb - Nguyễn Thị Lina - vuonuomlina.com
9 - 1
CÁCH PHÒNG BỆNH THỐI RỄ TRÊN CÂY DƯA
Trồng dưa là sống chung với bệnh thối rễ. Bệnh thối rễ xuất hiện từ lúc cây con cho đến lúc cây lớn. Biểu hiện là cây tự nhiên héo rũ, gã gục. Ở các cây bí thì cũng là thối...nhưng hành vi thối của chúng tinh vi hơn,nó thối lõi . Nhìn qua tưởng vẫn bình thường nhưng tự nhiên ngọn trắng bệch, rụt vào. Bổ thân ra thì thấy đen sì thân. (hnao tìm thấy ảnh mình share. giờ chịu ko nhớ được ở đâu)
Bệnh này chủ yếu do đất và do cách tưới. Nhiều khi cẩn thận mấy thì nó vẫn bị. Bị thì bị thôi, khỏi cần biết nguyên nhân.
Có 1 cách phòng bệnh mà các chị đại hay dùng là trồng cây vào trong cái chậu hay cốc thông đáy, rễ ăn qua đáy xuống dưới đất. Đất trong cốc trộn tơi nhất có thể 50% đất + 50% còn lại là mix xơ dừa tro trấu hun.
Trước lúc cây ăn hết đất trong cốc thì chịu khó tưới cho đủ nước. Sau khi rễ cây ăn hết đất đi qua lỗ thoát nước xuống đáy thì lúc đó chỉ tưới ngoài cốc. Đất trong cốc luôn khô sẽ hạn chế được bệnh thối rễ.
Em chia sẻ rồi , nhà em trồng đất vườn dùng cách này hiệu quả.
Còn bạn nào trồng trên sân thượng ở trong thùng xốp thì mời các bạn tham khảo thêm video này của mình cũng rất là hiệu quả: Mẹo Nhỏ Trồng Dưa Tại Nhà Để Cây Luôn Khỏe Mạnh
https://youtu.be/6Ds1uu6CgF4
Nguồn: fb: Nguyễn Thị Lina - vuonuomlina.com
8 - 4
BỌ PHẤN TRẮNG
Mình rất sợ cây bị nhện đỏ, bọ trĩ & đặc biệt là bọ phấn trắng. Vì sợ vườn bị bệnh nên mình thường trồng cây thưa, tỉa lá già cho thoáng gốc, thỉnh thoảng phun phòng bệnh định kỳ cho vườn bằng thuốc sát khuẩn y tế hoặc thảo dược. Đặc biệt rất cẩn thận khi mua cây con giống từ nơi khác mang về vườn trồng, nếu không may cây giống có mầm bệnh thì chắc chắn sau một hai tuần vườn bạn sẽ bị lây bệnh rất nhanh, nhất là bọ phấn trắng. Nếu ko may cây có bệnh hãy quan sát để xách định rõ bệnh phun phòng luôn chánh bệnh lây lan khắp vườn.
☘️ Xách định rõ bệnh:
- Lá hơi đanh lại và bị cong, mặt dưới lá bóng là cây bị bọ trĩ.
- Lá bị vàng dần & bạc dần, mặt dưới lá có chấm đỏ liti là bị nhện đỏ hoặc nhện trắng.
- Cây chậm phát triển, lá hơi xoăn, ngọn rụt lại, mặt dưới lá có chấm nhỏ liti mầu trắng hoặc có bụi phấn trắng bay bay đích thị là bọ phấn trắng. Con này khó trị nhất và gây hậu quả nặng nhất cho cây trồng.
☘️ Nếu không may cây bị 1 trong 3 bệnh trên mình thường mạnh dạn pha Bio-B đậm đặc 1 gói/30-40lít nc + 50ml tinh dầu xả quế (hoạc cam chanh gì cũng đc) + 100ml rỉ mật phun khắp vườn. Phun lặp lại sau 1-2 ngày, phun 3 lần liên tiếp sẽ cải thiện đc tình hình. Sau khi vườn hết bệnh, tuần sau nên phun nhắc lại với mức độ pha Bio-B loãng hơn 1 gói/60-70ml để cho dứt điểm. Sau khi xác định vườn đã sạch bệnh chuyển qua phun phòng bằng thảo dược như thuốc lào ngâm rượu, tinh dầu Neem, Tinh dầu cam xả … cho yên tâm.
* Lưu ý: Khi phun nên phun ướt đẫm mặt lá thân cây & mặt đất trồng. Với bọ trĩ, nhện đỉ có thể phun van ngày hoặc buổi tối đều đc nhưng riêng với bọ phấn nên phun vào buổi tối bọ phấn ko bay điều trị nó sẽ hiệu quả hơn.
☘️ Trước khi phun tạm thời thu hoạch những loại rau ăn lá cất tủ lạnh ăn dần mấy hôm phun. Theo thông tin từ nhà sx thì Bio-B lành tính ko độc hại nhưng mình nghĩ nó diệt đc bọ chắc ko lành lắm đâu nên cứ thu hoạch rau cất tủ lạnh cho chắc & cách ly 5-7 hãy thu hái lứa mới cho an toàn. Trc khi phun nên cắt bỏ hết lá già lá bệnh, nhổ bỏ cây bệnh cho túi nilon buộc chặt bỏ xa vườn.
☘️ Năm trc vườn nhà mình bị bọ phấn do lây từ cây giống mua về, mình trị nó bằng Bio-B thấy hết bệnh nên mình mạnh dạn chia sẻ để các bạn tham khảo. Kinh nghiệm trị bệnh bọ phấn từ Bio-B mình cũng học hỏi & tham khảo từ nhiều bạn chứ mình cũng ko tự nghĩ ra đc nên bài viết chỉ mang tính chất chia sẻ để các bạn tham khảo. Bạn nào có cách trị bọ phấn nhanh hiệu quả & an toàn chia sẻ cho mình học hỏi thêm với nhé. Chúc các bạn vườn rau luôn sạch bệnh, mùa màng bội thu!
Nguồn fb: Nguyễn Thương Huyền ( chị Huyền Khánh )
30 - 4
KINH NGHIỆM BÓN PHÂN CÂY ĂN QUẢ
(Trả lời câu hỏi : bón phân gì, bón phân như thế nào?giai đoạn này bón cái gì?)
Hỗn hợp ưa thích của mình là: mix hữu cơ + vô cơ
Hữu cơ nhiều vi sinh nên giải quyết bài toán lâu dài: phân bò hoai phân gà nước cỏ ủ...
Vô cơ thường có là NPK 13-13-13 viên đầu trâu màu xanh, lân xám , gói siêu kali...
Tùy từng giai đoạn mình mix khác nhau
Ví dụ: giai đoạn cây cần lân ( cây đang trong thời kì phát triển) thì mix phân gà (1 cái chậu to ) với 1 cốc lân. Ngâm qua đêm. Sau đó hòa loãng tưới cây
Giai đoạn cây cần kali (cây đang trong thời kì ra hoa đậu quả) thì : mix nước cỏ ủ với gói siêu kali (cái này tan nhanh ko cần ngâm) hòa loãng tưới.
Rồi quan sát cây ...liệu cơm gắp mắm: ví dụ sau khi tưới mà thấy hơi thừa đạm ( lá sẽ hơi co lại) thì cắt phân gà, bữa sau chỉ bón lân kali.
Không ai nói trước là phân mình bón đúng hay sai vì cây ăn được hay không ...phụ thuộc nhiều yếu tố. Thấy cây phản ứng tốt giải quyết được vấn đề đang có, phát triển với tốc độ ổn định là được.
#Lina_advice #Lina_trongcachua
18 - 7
BỎ QUẢ KẸ CÀ CHUA
Quả kẹ thường được gọi là quả bé, quả cuối.
1 chùm quả cà chua tùy giống, thông thường những quả cuối rất kém phát triển, Đừng tiếc, mạnh dan lấy kéo cắt bỏ đi, chỉ để lại những quả to nhất, ngon nhất.
Hành động này giúp cây không tốn sức dư thừa vào những quả kém chất lượng, dồn lực cho những quả trên cao.
#Lina_advice #Lina_trongcachua
15 - 0
Tên Thật : Nguyễn Văn Dũng
Năm Sinh : 1983
Quê Quán : Hà Nội.
Chuyên gia Trồng Rau - Nuôi Gà - Nuôi Chim Bồ Câu trên sân thượng, tư vấn miễn phí cho các bạn mới bắt đầu, liên hệ mình qua Facebook: www.facebook.com/Anh.La.Bom