Channel Avatar

Midnight Talks @UC2NtixolWvAxT5AHsWtwDGw@youtube.com

9.1K subscribers - no pronouns :c

Midnight Talks là chuỗi hoạt động được diễn ra tối thứ 7 hằn


Welcoem to posts!!

in the future - u will be able to do some more stuff here,,,!! like pat catgirl- i mean um yeah... for now u can only see others's posts :c

Midnight Talks
Posted 2 years ago

Nền văn hóa Óc Eo đã được UNESCO đưa vào danh sách dự kiến lập hồ sơ Di sản văn hóa thế giới

Midnight Talks số 58 | Khoảng lịch sử thất lạc của Đồng bằng Sông Cửu Long

⏰Thời gian: 21 - 23h, thứ 7 ngày 24/09/2022

👉 Chương trình có sự tham gia của:
- Host: TS. Nguyễn Thị Hậu, nhà nghiên cứu khảo cổ học, văn hóa học và còn được biết đến với bút danh Hậu khảo cổ. Bà là tác giả nhiều đầu sách về văn hóa, lịch sử, di sản về vùng Nam Bộ.

- Diễn giả:
+ PGS. TS. Liam Christopher Kelley hay Lê Minh Khải, nhà Việt Nam học người Mỹ, giảng viên lịch sử Đông Nam Á tại Đại học Brunei Darussalam. Các nghiên cứu của ông chủ yếu tập trung lịch sử Việt Nam, nhưng ông cũng giảng dạy về lịch sử Đông Nam Á, Châu Á và Thế giới.

+ PGS. TS Đặng Văn Thắng, nhà khảo cổ học, nhà sử học, nguyên Giám đốc Bảo tàng lịch sử văn hóa Nam Bộ. Các nghiên cứu của ông tập trung vào vùng Nam Bộ, đặc biệt là thời kỳ Óc Eo và Hậu Óc Eo. Ông là tác giả cuốn Khảo Cổ Học - Óc Eo Và Phù Nam.

👉 Quý khán giả quan tâm, xin kính mời đặt câu hỏi cho diễn giả tại: forms.gle/QgwgouGMe6UACFMQ8

Chương trình được phát trực tiếp trên kênh Facebook Fanpage và Youtube Channel của Midnight Talks

#midnighttalks #metaminds #lichsu #cuulong #khaoco #mekong
____________________
Theo dõi và xem lại chương trình qua:
📷 Youtube và Facebook: Midnight Talks
Liên hệ chúng mình qua:
📩 Email: midnighttalks.t7@gmail.com

11 - 0

Midnight Talks
Posted 2 years ago

GIỚI THIỆU HOST CHƯƠNG TRÌNH MIDNIGHT TALKS SỐ 57

Người sẽ đóng vai trò dẫn dắt chương trình Midnight Talks Số 57 với chủ đề "Dấu ấn Phan Châu Trinh từ góc nhìn của người đương thời” sắp tới là bà Nguyễn Thanh Hằng.

Bà Nguyễn Thanh Hằng là Thạc sĩ Lịch sử tại L'École des Hautes Études En Sciences Sociales (EHESS), Paris. Bà là cựu Tổng Biên tập tạp chí Đoàn Kết (tiền thân chính là tờ Người cùng khổ) của Hội người Việt Nam tại Pháp từ năm 2013 đến 2019, và là Tổng Biên tập quyển sách “Một thế kỷ - Một con đường (1919-2019).

Tờ báo Người cùng khổ (Le Paria) ra mắt số đầu tiên vào 1/4/1922, đây là tờ báo của Hội liên hiệp thuộc địa - một tổ chức đại diện cho những người dân bản xứ ở tất cả các thuộc địa của Pháp do Nguyễn Ái Quốc cùng một số nhà hoạt động cách mạng như Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền,... sáng lập tại Pháp ngày 9/10/1921.

Quyển sách "Một thế kỷ – Một con đường (1919-2019)" là một ấn phẩm đặc biệt, một công trình tập thể, được thực hiện suốt gần 2 năm để ra mắt nhân dịp kỷ niệm 100 năm lịch sử phong trào Việt kiều và Hội người Việt Nam tại Pháp. Quyển sách là một hệ thống thông tin đa dạng cùng những góc nhìn khác nhau của nhiều thế hệ và thành phần Việt kiều Pháp. Bao gồm nhiều hoạt động của người Việt tại Pháp, trong đó có các hoạt động đấu tranh đòi độc lập cho nước nhà.

#midnighttalks #metaminds #PhanChauTrinh #DuyTan #cachmang #yeunuoc

👉 Ngoài ThS. Nguyễn Thanh Hằng, chương trình có sự tham gia của các diễn giả:
+ TS. Trương Thị Bích Hạnh, Giảng viên Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

+ Nhà báo Vu Gia, tên thật là Phạm Ngọc Phúc, là một nhà văn, nhà báo sinh ra trên mảnh đất Quảng Nam.

+ Ông Lại Nguyên Ân, nhà phê bình văn học, nhà nghiên cứu văn học, cây bút biên dịch thông tin văn học nghệ thuật.

👉 Quý khán giả quan tâm, xin kính mời đặt câu hỏi cho diễn giả tại: forms.gle/2oiyxnZNVvrt5i2n8

Chương trình được phát trực tiếp trên kênh Facebook Fanpage và Youtube Channel của Midnight Talks.
____________________
Theo dõi và xem lại chương trình qua:
📷 Youtube và Facebook: Midnight Talks
Liên hệ chúng mình qua:
📩 Email: midnighttalks.t7@gmail.com

3 - 0

Midnight Talks
Posted 2 years ago

GIỚI THIỆU DIỄN GIẢ CHƯƠNG TRÌNH MIDNIGHT TALKS SỐ 57
Vị diễn giả tiếp theo sẽ góp mặt ở buổi nói chuyện Midnight Talks Số 57 với chủ đề “Dấu ấn Phan Châu Trinh từ góc nhìn của người đương thời” chính là ông Lại Nguyên Ân.
Ông Lại Nguyên Ân là một nhà nghiên cứu, nhà phê bình văn học, biên dịch thông tin lý luận. Ông viết phê bình, tiểu luận trên cả hai khu vực của văn học Việt Nam hiện đại và trung đại từ 1972. Ông tốt nghiệp khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1968. Sau đó, dạy học ở Trường văn hóa của Bộ Nội thương tại Ba Vì, Hà Tây từ 1970-1977, rồi chuyển về Hà Nội, làm biên tập viên sách Lý luận - Phê bình văn học tại Nhà xuất bản Tác phẩm mới, nay là Nhà xuất bản Hội Nhà văn, suốt 30 năm cho đến khi nghỉ hưu.
Ông Lại Nguyên Ân dành nhiều thời gian cho ngành văn bản học. Ông cho ra đời một loạt công trình sưu tập, hiệu đính văn bản các tác phẩm bị thất lạc, lãng quên hay còn tản mát hoặc đang tồn tại nhiều dị bản chưa quy về một mối... Đặc biệt, ông nghiên cứu sâu các tác phẩm đăng báo từ 1917 - 1958 của Phan Khôi và đã xuất bản nhiều sách.
Ông Lại Nguyên Ân đã được trao giải thưởng nghiên cứu của Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh vào năm 2010.
#midnighttalks #metaminds #PhanChauTrinh #DuyTan #cachmang #yeunuoc
👉 Ngoài ông Lại Nguyên Ân, chương trình có sự tham gia của:
- Host: ThS. Nguyễn Thanh Hằng, Tổng Biên tập quyển sách “Một thế kỷ - Một con đường (1919-2019) của phong trào Việt kiều tại Pháp.
- Diễn giả:
+ TS. Trương Thị Bích Hạnh, Giảng viên Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
+ Nhà báo Vu Gia, tên thật là Phạm Ngọc Phúc, là một nhà văn, nhà báo sinh ra trên mảnh đất Quảng Nam.
👉 Quý khán giả quan tâm, xin kính mời đặt câu hỏi cho diễn giả tại: forms.gle/2oiyxnZNVvrt5i2n8
Chương trình được phát trực tiếp trên kênh Facebook Fanpage và Youtube Channel của Midnight Talks.
____________________
Theo dõi và xem lại chương trình qua:
📷 Youtube và Facebook: Midnight Talks
Liên hệ chúng mình qua:
📩 Email: midnighttalks.t7@gmail.com

5 - 0

Midnight Talks
Posted 2 years ago

GIỚI THIỆU DIỄN GIẢ CHƯƠNG TRÌNH MIDNIGHT TALKS SỐ 57
Rất hân hạnh được đón chào vị diễn giả tiếp theo của chương trình Midnight Talks Số 57 với chủ đề “Dấu ấn Phan Châu Trinh từ góc nhìn của người đương thời”: Nhà báo Vu Gia.
Nhà báo Vu Gia, tên thật là Phạm Ngọc Phúc, sinh ra trên mảnh đất Quảng Nam và thành danh tại Sài Gòn. Ông tốt nghiệp cao học ngành Ngữ văn tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và theo đuổi sự sự nghiệp văn chương từ đó đến nay. Ông nguyên là cán bộ biên tập báo Người Lao Động TP HCM. Ông đã cho xuất bản gần 30 tác phẩm gồm nhiều tiểu thuyết, địa chí, nghiên cứu và sách giáo trình giảng dạy văn học… Đặc biệt, ông là tác giả của cuốn “Phan Châu Trinh - Người khởi xướng dân quyền”.
Vu Gia còn được biết đến là người đã có nhiều công trình nghiên cứu tường tận nhất về các tác giả nổi tiếng của nhóm “Tự lực văn đoàn”. Ông cho ra mắt hàng loạt các tác phẩm “Khái Hưng – Nhà tiểu thuyết”; “Thạch Lam - Thân thế và sự nghiệp”; “Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hóa văn học”; “Hoàng Đạo - Nhà báo, nhà văn”; “Trần Tiêu - Nhà văn độc đáo của Tự lực văn đoàn”; “Tú Mỡ - người gieo tiếng cười” và “Thế Lữ - Một khách tình si”. Là người con của xứ Quảng (cũng là quê hương của Phan Châu Trinh), nhà báo Vu Gia cũng dành nhiều tình cảm cho vùng đất này qua các tác phẩm ông.
#midnighttalks #metaminds #PhanChauTrinh #DuyTan #cachmang #yeunuoc
👉 Ngoài nhà báo Vu Gia, chương trình có sự tham gia của:
- Host: ThS. Nguyễn Thanh Hằng, Tổng Biên tập quyển sách “Một thế kỷ - Một con đường (1919-2019) của phong trào Việt kiều tại Pháp.
- Diễn giả:
+ TS. Trương Thị Bích Hạnh, Giảng viên Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
+ Ông Lại Nguyên Ân, nhà phê bình văn học, nhà nghiên cứu văn học, cây bút biên dịch thông tin văn học nghệ thuật.
👉 Quý khán giả quan tâm, xin kính mời đặt câu hỏi cho diễn giả tại: forms.gle/2oiyxnZNVvrt5i2n8
Chương trình được phát trực tiếp trên kênh Facebook Fanpage và Youtube Channel của Midnight Talks.
____________________
Theo dõi và xem lại chương trình qua:
📷 Youtube và Facebook: Midnight Talks
Liên hệ chúng mình qua:
📩 Email: midnighttalks.t7@gmail.com

3 - 0

Midnight Talks
Posted 2 years ago

GIỚI THIỆU DIỄN GIẢ CHƯƠNG TRÌNH MIDNIGHT TALKS SỐ 57
Chương trình Midnight Talks Số 57 với chủ đề “Dấu ấn Phan Châu Trinh từ góc nhìn của người đương thời” rất hân hạnh được đón chào TS. Trương Thị Bích Hạnh làm diễn giả.
TS. Trương Thị Bích Hạnh hiện đang là giảng viên Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp đại học tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, bà tiếp tục hoàn thành chương trình Thạc sĩ tại Asia - Europe Institute, University of Malaya, Malaysia. Đến 2015, chính tại ngôi trường bà đang công tác hiện nay, bà nhận bằng Tiến sĩ lĩnh vực Lịch sử - một lĩnh vực bà đã theo đuổi từ thời sinh viên.
TS. Trương Thị Bích Hạnh tập trung nghiên cứu về: Lịch sử Việt Nam cận đại, Các đảng phái chính trị trong lịch sử Việt Nam cận - hiện đại, Các vấn đề cư dân, đô thị trong lịch sử cận đại Việt Nam. Bà là tác giả của nhiều bài báo nghiên cứu khoa học được in trên các tạp chí lớn trong và ngoài nước.
Có thể kể đến một số công trình của bà như: “Les recherché sur le movement Duy Tan au Vietnam”,Collection le temps de l’histoire, Publications de l’Uiversité Provence (2008); Nguyễn Ái Quốc với các tổ chức chính trị trên hành trình tìm đường cứu nước in trong Hồ Chí Minh và con đường giải phóng dân tộc (2011); “Đào tạo và sử dụng trí thức thời Pháp thuộc”, in trong Xây dựng nguồn lực trí thức phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước (2011); “Phong trào Đông Du – vài nét về tình hình nghiên cứu và những vấn đề khoa học đang đặt ra” (2006); “100 năm nghiên cứu Đông Kinh nghĩa thục ở Việt Nam – thực trạng và triển vọng” (2006); “Tìm hiểu thêm về Nguyễn Ái Quốc với Hội Liên hiệp thuộc địa và Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức” (2011); “Các đảng phái chính trị ở Việt Nam trước năm 1945: Tiếp cận từ góc độ lý thuyết” (2015);....
#midnighttalks #metaminds #PhanChauTrinh #DuyTan #cachmang #yeunuoc
👉 Ngoài TS. Trương Thị Bích Hạnh, chương trình có sự tham gia của:
- Host: ThS. Nguyễn Thanh Hằng, Tổng Biên tập quyển sách “Một thế kỷ - Một con đường (1919-2019) của phong trào Việt kiều tại Pháp.
- Diễn giả:
+ Nhà báo Vu Gia, tên thật là Phạm Ngọc Phúc, là một nhà văn, nhà báo sinh ra trên mảnh đất Quảng Nam.
+ Ông Lại Nguyên Ân, nhà phê bình văn học, nhà nghiên cứu văn học, cây bút biên dịch thông tin văn học nghệ thuật.
👉 Quý khán giả quan tâm, xin kính mời đặt câu hỏi cho diễn giả tại: forms.gle/2oiyxnZNVvrt5i2n8
Chương trình được phát trực tiếp trên kênh Facebook Fanpage và Youtube Channel của Midnight Talks.
____________________
Theo dõi và xem lại chương trình qua:
📷 Youtube và Facebook: Midnight Talks
Liên hệ chúng mình qua:
📩 Email: midnighttalks.t7@gmail.com

1 - 0

Midnight Talks
Posted 2 years ago

Trong 25 năm đầu thế kỷ XX, phong trào cách mạng Việt Nam được gói gọn trong hai trường phái với hai khuôn mặt tiêu biểu là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh tương ứng với “ám xã” (chủ trương bạo động) và “minh xã” (chủ trương ôn hòa). Hai người tuy “tính chất giống nhau, chí khí giống nhau, cảnh ngộ giống nhau, nhưng ý kiến không giống nhau và chủ nghĩa thì khác hẳn nhau” (lời Phan Châu Trinh). Hai cụ sinh thời chỉ gặp nhau vẻn vẹn 3 lần, hai lần do Phan Châu Trinh tìm gặp, một lần do tình cờ.
Lần thứ nhất vào năm 1903 ở Huế, lúc này Phan Châu Trinh đang làm quan tại Bộ Lễ, còn Phan Bội Châu đang theo học tại Quốc Tử giám. Phan Châu Trinh chủ động tìm gặp Phan Bội Châu sau khi đọc tác phẩm nổi tiếng của ông là Lưu cầu huyết lệ tân thư, cuốn sách được người đồng hương với Phan Châu Trinh là Thượng thư Hồ Lệ (người Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam) “bảo môn hạ, thuộc lại sao chép và cho các thân sĩ đồng hương xem” (Tự phán, Phan Bội Châu, NXB Anh Minh, Huế, 1956).
Lần thứ hai vào năm 1904, có cả Trần Quý Cáp, tại nhà Huỳnh Thúc Kháng ở Thạnh Bình (huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam). Năm đó, Phan Bội Châu vào Quảng Nam gặp Tiểu La Nguyễn Thành để bàn việc sang Nhật cầu viện; bàn xong, có ghé thăm Huỳnh Thúc Kháng, “tình cờ” gặp cả “Bộ ba Duy Tân Quảng Nam” tại đây.
Lần thứ ba gặp ở Nhật, vào khoảng đầu năm 1906, lần này do Phan Châu Trinh chủ động tìm gặp. Hai cụ đã kề gối chung giường suốt mấy tháng, dốc cả “gan ruột” nói cho nhau nghe. Phan Bội Châu đã đưa Phan Châu Trinh đi thăm nhiều nơi, gặp nhiều nhân vật yêu nước Việt Nam và Nhật.
Hai lần gặp đầu, Phan Bội Châu đã không nói gì về sự khác biệt trong lập trường của Phan Châu Trinh với ông, lại còn “khoe” Phan Châu Trinh gặp ông lần đầu vì “mê” sách Lưu cầu huyết lệ tân thư của mình. Tuy nhiên, Huỳnh Thúc Kháng - một người hết sức khách quan đã chứng minh điều ngược lại, ông cho rằng cả hai lần gặp Phan Châu Trinh đều “bác” chủ trương của Phan Bội Châu. Phải đến lần gặp thứ ba, Phan Bội Châu mới “thừa nhận” sự bất đồng của ông với Phan Châu Trinh: “Trong khoảng hơn 10 ngày, cụ với tôi tranh luận qua lại, ý kiến rất trái ngược nhau. Cụ muốn đánh đổ quân quyền nhằm vun trồng gốc rễ dân quyền. Tôi thì muốn trước hết đánh đuổi giặc ngoài, chờ lúc nước nhà độc lập rồi mới có thể bàn tới việc khác. Ý tôi là muốn lợi dụng quân chủ thì cụ cực lực phản đối. Ý cụ muốn đề cao dân quyền và bài bác quân chủ thì tôi hết sức không tán thành. Bởi vì cụ và tôi tuy có cùng chung mục đích nhưng thủ đoạn thì khác xa nhau. Cụ thì muốn dựa Pháp để đánh đổ quân quyền, mà tôi thì muốn bài Pháp phục Việt, khác nhau là thế”.
Hai nhà cách mạng gặp nhau ba lần trong giai đoạn 1903-1906, những ưu điểm nổi trội của Phan Bội Châu đọng lại trong mắt Phan Châu Trinh là “người rất giàu chí khí, nhiều nghị lực, chịu nhẫn nhục và dám làm. Một khi ông đã tin vào điều gì rồi thì quyết không bỏ, cho dù sấm sét cũng không thay đổi,” bấy giờ trong nước “không ai có thể sánh với ông ấy.” (Tân Việt Nam). Về mối quan hệ với Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh viết: “Lịch sử cuộc đời của Phan Bội Châu là một trang sử u sầu ảm đạm, một lịch sử đầy gian truân vất vả. Lịch sử của ông cũng là lịch sử đời tôi. Tính chất giống nhau, chí khí giống nhau, cảnh ngộ giống nhau, nhưng ý kiến không giống nhau và chủ nghĩa thì khác hẳn. Bởi vậy ban đầu thì thương nhau mà cuối cùng thì xa nhau…”. (Tân Việt Nam)
#midnighttalks #metaminds #PhanChauTrinh #DuyTan #cachmang #yeunuoc
____________________
Theo dõi và xem lại chương trình qua:
📷 Youtube và Facebook: Midnight Talks
Liên hệ chúng mình qua:
📩 Email: midnighttalks.t7@gmail.com

5 - 0

Midnight Talks
Posted 2 years ago

Midnight Talks số 57 | Dấu ấn Phan Châu Trinh từ góc nhìn của người đương thời

⏰Thời gian: 21 - 23h, thứ 7 ngày 17/09/2022

Giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp xâm lược và biến nước ta thành một thuộc địa, nửa phong kiến. Chế độ phong kiến Việt Nam cùng với hệ tư tưởng Nho giáo ngày càng tỏ ra bất lực trước yêu cầu của công cuộc chống ngoại xâm vì nền độc lập dân tộc. Hoàn cảnh ấy đòi hỏi nhiệm vụ cách mạng giải phóng dân tộc cũng phải mang tính chất khác trước.

Một bộ phận các nhà Nho tiến bộ đã “khai phá” những phương pháp cứu nước, cứu dân theo những khuynh hướng khác nhau. Bên cạnh xu hướng bạo động, xu hướng cải cách cũng trở thành tôn chỉ cho nhiều nhà Nho yêu nước thời bấy giờ mà phải kể đến Phan Châu Trinh. Ông tiến hành cuộc vận động Duy Tân, chủ trương dùng những cải cách văn hóa, mở mang dân trí, nâng cao dân khí gắn liền với ba nhiệm vụ cấp bách: “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” để làm cho dân giàu, nước mạnh và buộc thực dân Pháp phải trao trả độc lập cho nước Việt Nam.

Mặc dù có những hạn chế nhất định, nhưng rõ ràng tư tưởng và hoạt động của Phan Châu Trinh đã góp phần quan trọng tạo nên bước chuyển trong tư duy của dân tộc, đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc trường kỳ kháng chiến lúc bấy giờ.

Để tìm hiểu sâu hơn về Phan Châu Trinh, về vai trò và tầm quan trọng của ông với những cải cách trong trong những năm đầu chống thực dân Pháp của nước ta. Hãy theo dõi Midnight Talks số 57 với chủ đề Dấu ấn Phan Châu Trinh từ góc nhìn của người đương thời vào lúc 21 - 23h, thứ 7 ngày 17/09/2022

👉 Chương trình có sự tham gia của:
- Host: Th.S Nguyễn Thanh Hằng - Thạc sĩ Lịch sử tại L'École des Hautes Études En Sciences Sociales (EHESS), Paris. Bà là cựu Tổng Biên tập tạp chí Đoàn Kết (tiền thân chính là tờ Người cùng khổ) của Hội người Việt Nam tại Pháp từ năm 2013 đến 2019. Tổng biên tập quyển "Một thế kỷ - Một con đường (1919-2019)" của Hội người Việt Nam tại Pháp.

- Diễn giả:
+ TS. Trương Thị Bích Hạnh, giảng viên Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Hướng nghiên cứu chính: Lịch sử Việt Nam cận đại, Các đảng phái chính trị trong lịch sử Việt Nam cận – hiện đại, Các vấn đề cư dân, đô thị trong lịch sử cận đại Việt Nam…

+ Nhà báo Vu Gia, tên thật là Phạm Ngọc Phúc, là một nhà văn, nhà báo sinh ra trên mảnh đất Quảng Nam. Ông đã xuất bản nhiều đầu sách các thể loại văn, thơ, tiểu thuyết, khảo cứu văn học, nghiên cứu văn học… từ năm 1982. Ông viết nhiều sách về các tác giả nổi tiếng của nhóm “Tự lực văn đoàn” và là một nhà viết về văn hóa Quảng Nam (quê hương Phan Châu Trinh) rất chuyên nghiệp.

+ Ông Lại Nguyên Ân là nhà phê bình văn học, nhà nghiên cứu văn học, cây bút biên dịch thông tin văn học nghệ thuật, là tác giả/đồng tác giả của hơn 60 cuốn sách đã xuất bản. Nhiều công trình nghiên cứu của ông được đánh giá cao, đặc biệt trong lĩnh vực biên khảo tư liệu văn học sử Việt Nam. Ông đã được trao giải thưởng nghiên cứu của Quỹ văn hóa Phan Châu Trinh vào năm 2010.

#midnighttalks #metaminds #PhanChauTrinh #DuyTan #cachmang #yeunuoc

👉 Quý khán giả quan tâm, xin kính mời đặt câu hỏi cho diễn giả tại: forms.gle/otR2ayhUXod3vCJZ8

Chương trình được phát trực tiếp trên kênh Facebook Fanpage và Youtube Channel của Midnight Talks.
____________________
Midnight Talks là chuỗi hoạt động được diễn ra tối thứ 7 hàng tuần, với mong muốn tạo ra không gian để cùng bàn luận, chia sẻ về những câu chuyện lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội, những vấn đề "cực nóng" đã và đang diễn ra trong và ngoài nước. Mục tiêu của Midnight Talks là đại chúng hóa kiến thức tinh hoa và phát triển tri thức Việt. Chuỗi sự kiện do anh Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch HĐQT MetaMinds Network, Chủ tịch Công ty CP Sách Alpha, Chủ tịch Công ty Omega+ và là Viện trưởng Viện lãnh đạo ABG khởi xướng. Chuỗi sự kiện được sáng lập, vận hành và phát triển bởi Mạng lưới Tri thức số MetaMinds.
____________________
Theo dõi và xem lại chương trình qua:
📷 Youtube và Facebook: Midnight Talks
Liên hệ chúng mình qua:
📩 Email: midnighttalks.t7@gmail.com

2 - 0

Midnight Talks
Posted 2 years ago

TỈNH QUỐC HỒN CA - TIẾNG NÓI CẢNH TỈNH CỦA PHAN CHÂU TRINH

Đối với Phan Châu Trinh để xây dựng nên một xã hội dân chủ, dân tộc phải có các đức tính cầu tiến, học hỏi,...đồng nghĩa với việc dứt bỏ hoàn toàn những lối sống lạc hậu lâu đời. Vì thế, ông đã sử dụng lý luận của mình, nêu rõ những nhược điểm của con người và xã hội Việt Nam lúc bấy giờ qua tác phẩm Tỉnh quốc hồn ca.

Tỉnh quốc hồn ca gồm 2 phần viết theo thể thơ song thất lục bát và đều mang đậm ngữ khí phê phán, tiếng nói cảnh tỉnh. Một phần hướng đến nội bộ dân tộc, một phần đối thoại với Chính quyền chính quốc và Chính quyền thực dân.

Tỉnh quốc hồn ca I được viết sau khi Phan Châu Trinh đi Nhật Bản trở về vào năm 1906. Tác phẩm so sánh 12 phương diện về dân khí dân trí giữa các nước văn minh trên thế giới và nước ta. Sau khi nói về quá khứ vẻ vang oanh liệt của dân tộc Việt, chê trách thái độ và trách nhiệm thờ ơ của kẻ trên dưới đối khiến nước nhà lụn bại, tác giả đưa ra vấn đề cần phải xem xét: phải học tập theo người u, người Mỹ. Nhìn chung, phần I của Tỉnh quốc hồn ca cổ vũ sự cách tân xã hội theo chiều hướng dân chủ tư sản, đối tượng kêu gọi là trung lưu và thượng lưu.

Tỉnh quốc hồn ca II được viết vào năm 1922 khi Phan Châu Trinh đang lưu vong tại Pháp nhưng đến năm 1925 tờ Việt Nam hồn mới đăng trọn bài và bí mật gửi về nước. Phần được coi là phần có giá trị lâu dài là phần phê phán và tố cáo các hạng người trên, chiếm đến 80% chiều dài tác phẩm. Cụ thể, Tỉnh quốc hồn ca II được phân thành 5 đoạn:
👉 Đoạn đầu: nhắc lại quá khứ oai hùng của dân tộc Việt, phê phán nhà Nguyễn, khoa cử nhà Thanh, đẻ ra bộ máy cầm quyền hủ bại dẫn đến nước mất về tay thực dân Pháp.
👉 Đoạn hai: nhấn mạnh sự hy sinh của người Việt giúp nước Pháp trong Thế chiến I nhưng lại bị nước Pháp đối đãi tệ bạc, tăng sưu thuế, giám sát và vơ vét cả khi người Việt đi lính trở về.
👉 Đoạn ba: công kích thực dân Pháp đầu độc dân Việt bằng thuốc phiện và rượu, đánh nhiều loại thuế vô lý, bắt bớ giam cầm người yêu nước, và cho lưu hành những thứ báo chí vô bổ trong khi cấm đoán sách báo tiến bộ.
👉 Đoạn bốn: ở chính quốc nhà nước Pháp lập những tổ chức đàn áp Việt kiều, bày trò triển lãm, đưa các đoàn đại biểu sang Pháp "đóng tuồng", làm nhục quốc thể và hoang phí tiền của dân Việt.
👉 Đoạn cuối: phê phán hạng trí thức người Việt chỉ biết "nương hơi dựa bóng" làm cho người ta đi sai đường, lạc lối; kêu gọi một sự hợp tác Pháp-Việt thực lòng, cũng như một chính sách tự trị cho Việt Nam.

#midnighttalks #metaminds #PhanChauTrinh #DuyTan #cachmang #yeunuoc
____________________
Theo dõi và xem lại chương trình qua:
📷 Youtube và Facebook: Midnight Talks
Liên hệ chúng mình qua:
📩 Email: midnighttalks.t7@gmail.com

7 - 0

Midnight Talks
Posted 2 years ago

MIDNIGHT TALKS SỐ 53 | MỸ THUẬT ĐÔNG DƯƠNG: TỪ LỊCH SỬ ĐẾN THỊ TRƯỜNG
⏰ Thời gian: 21 - 23h, thứ 7 ngày 20/08/2022
Kể từ khi trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thành lập năm 1925, lịch sử mỹ thuật hiện đại Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm với bao lứa hoạ sỹ thành danh ở cả trong và ngoài nước. Đặc biệt những năm gần đây, các tác phẩm nghệ thuật giai đoạn Đông Dương ngày càng xuất hiện với mật độ dày đặc trong thị trường giao dịch, trên sách báo khảo cứu và truyền thông đại chúng, với nhiều kỷ lục giá được phá vỡ liên tiếp.
Tranh Đông Dương có những đặc điểm gì mà thu hút công chúng đến vậy? Quá trình thẩm định và định giá có những thách thức gì? Những cơ hội nào mở ra cho nghệ thuật Việt Nam trên bản đồ thị trường thế giới? Hãy cùng Midnight Talks số 53 giải đáp những thắc mắc này qua chủ đề “Mỹ thuật Đông Dương: Từ lịch sử đến thị trường” vào lúc 21h ngày 20/8/2022.
#midnighttalks #metaminds #mythuat #dongduong #hoasi
👉 Chương trình có sự tham gia của:
- Host: Ông Đỗ Viết Tuấn, nhà nghiên cứu, nhà sưu tầm độc lập các tác phẩm hội họa Đông Dương; founder và Art Director của REI Artspace; Head Production Manager của triển lãm "Timeless Souls: Beyond The Voyage - Hồn xưa bến lạ" do Sotheby’s tổ chức.
- Diễn giả:
+ Ông Ngô Kim Khôi, nhà nghiên cứu độc lập, chuyên gia về lịch sử hội họa Việt Nam; nhà thực hành mẫu thời trang may đo cao cấp cho các hãng lớn như Hermès, Christian Dior, Givenchy,.. Ông đã cộng tác với Tòa Thị chính Paris, Bảo tàng Cernuschi Paris, Viện Hàn lâm hải ngoại Pháp…
+ Ông Ace Lê, nhà nghiên cứu và giám tuyển nghệ thuật độc lập; founder của Lân Tinh Foundation và là Tổng Biên tập tạp chí Art Republik Việt Nam; Co-founder nhóm giám tuyển Of Limits; giám tuyển của triển lãm "Timeless Souls: Beyond The Voyage - Hồn xưa bến lạ" do Sotheby’s tổ chức.
👉 Quý khán giả quan tâm, xin kính mời đặt câu hỏi cho diễn giả tại: forms.gle/iztBN5rBVjGddRNH6
Chương trình được phát trực tiếp trên kênh Facebook Fanpage và Youtube Channel của Midnight Talks.
____________________
Midnight Talks là chuỗi hoạt động được diễn ra tối thứ 7 hàng tuần, với mong muốn tạo ra không gian để cùng bàn luận, chia sẻ về những câu chuyện lịch sử, chính trị, văn hóa, xã hội, những vấn đề "cực nóng" đã và đang diễn ra trong và ngoài nước. Mục tiêu của Midnight Talks là đại chúng hóa kiến thức tinh hoa và phát triển tri thức Việt. Chuỗi sự kiện do anh Nguyễn Cảnh Bình, Chủ tịch HĐQT MetaMinds Network, Chủ tịch Công ty CP Sách Alpha, Chủ tịch Công ty Omega+ và là Viện trưởng Viện lãnh đạo ABG khởi xướng. Chuỗi sự kiện được sáng lập, vận hành và phát triển bởi Mạng lưới Tri thức số MetaMinds.
____________________
Theo dõi và xem lại chương trình qua:
📷 Youtube và Facebook: Midnight Talks
Liên hệ chúng mình qua:
📩 Email: midnighttalks.t7@gmail.com

0 - 0

Midnight Talks
Posted 2 years ago

MIDNIGHT TALKS ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 10.000 LƯỢT THÍCH FANPAGE VÀ 4.000 LƯỢT ĐĂNG KÝ TRÊN YOUTUBE
Midnight Talks xin trân trọng cảm ơn sự ủng hộ của quý khán giả trong suốt thời gian qua.
Những ai yêu quý Midnight Talks và thấy chương trình có ý nghĩa hãy:
- Đăng ký kênh Youtube Midnight Talks để xem lại các số đã phát sóng: youtube.com/c/MidnightTalks
- Đăng ký tham gia nhóm Gmail của Midnight Talks để nhận thông tin về các sự kiện qua mail: forms.gle/kRHn3ZoiuxsoVup97
- Tham gia nhóm Zalo của Midnight Talks để nhận thông tin về chương trình qua Zalo: zalo.me/g/tkpwni188
- Tham gia Cộng đồng Midnight Talks trên Facebook để chia sẻ và tìm hiểu thêm nhiều kiến thức: www.facebook.com/groups/metamindsnetwork
Tìm hiểu về các hoạt động của MetaMinds tại:
linktr.ee/metamindsnetwork
Ngoài ra, các bạn hãy chia sẻ ở phần bình luận các chủ đề mà các bạn muốn Midnight Talks tổ chức, các chuyên gia mà bạn muốn Midnight Talks mời nhé!
____________________
Để tiếp tục cải thiện và phát triển chương trình Midnight Talks, chúng mình kiếm sự tham gia đóng góp từ các bạn thanh niên ở các vị trí thực tập sinh. Chi tiết như sau: forms.gle/u1ypasruYq7YMEt56
____________________
Theo dõi và xem lại chương trình qua:
📷Youtube và Facebook: Midnight Talks
Liên hệ chúng mình qua:
📩Email: midnighttalks.t7@gmail.com

1 - 0