in the future - u will be able to do some more stuff here,,,!! like pat catgirl- i mean um yeah... for now u can only see others's posts :c
KÍNH MỜI QUÝ KHÁN GIẢ THEO DÕI CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP "ĐỐI THOẠI CỬ TRI"
🔴Chủ đề: Đảm bảo an sinh xã hội vì một Bình Dương phát triển bền vững
🕘Thời gian: 9h10 - 10h40, Thứ Bảy ngày 16/11/2024.
☎️ Điện thoại giao lưu khách mời: 02743.801525
👍Zalo: 0966.339279
📺 Kênh phát sóng: BTV1
💻Livestream: Fanpage Phát thanh - Truyền hình Bình Dương, Truyền hình Bình Dương, BTV Chuyên đề
3 - 0
Kỷ niệm 76 năm truyền thống Ngành Kiểm tra Đảng (16/10/1948 – 16/10/2024)
🇻🇳Trước yêu cầu nhiệm vụ chính trị của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, công tác kiểm tra cần được tăng cường, ngày 16/10/1948 tại An toàn Khu Định Hóa - Thái Nguyên, Ban Thường vụ Trung ương Đảng (khoá I) ban hành Quyết nghị số 29/QN/TW thành lập Ban Kiểm tra Trung ương.
Ban Kiểm tra Trung ương đầu tiên gồm 3 đồng chí là: Trần Đăng Ninh, Nguyễn Thanh Bình, Hà Xuân Mỹ (tức Hà Minh Quốc), do đồng chí Trần Đăng Ninh làm Trưởng ban. Dưới ban Kiểm tra Trung ương là các phái viên có nhiệm vụ “đi xuống các khu xem xét chủ trương của Đảng có được thi hành và có sát, đúng không? đồng thời xem xét sự thi hành kỷ luật trong Đảng để tiếp thu kinh nghiệm giúp Trung ương bổ khuyết cho chính sách của Đảng”. Sự ra đời của Ban Kiểm tra Trung ương - Cơ quan Kiểm tra chuyên trách đầu tiên của Đảng là một tất yếu khách quan, nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác xây dựng Đảng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đây cũng là căn cứ để Thường vụ Bộ Chính trị khoá VIII đồng ý lấy ngày 16/10/1948 là Ngày truyền thống Ngành Kiểm tra của Đảng.
Từ khi ra đời đến nay, cơ quan kiểm tra chuyên trách của Đảng đã nhiều lần được bổ sung, điều chỉnh về chức năng, nhiệm vụ, phát triển về tổ chức và đội ngũ cán bộ để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ của từng giai đoạn khác nhau. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương quyết nghị: “Ban Kiểm tra Trung ương sẽ kiêm Ban Thanh tra của Chính phủ, có trách nhiệm kiểm tra cả trong quân đội”, vì vậy, Ban Kiểm tra Trung ương Đảng và Ban Thanh tra Chính phủ hợp nhất làm một, đồng chí Hồ Tùng Mậu, Trưởng Ban Kiểm tra Trung ương được cử kiêm chức Tổng Thanh tra Chính phủ. Ngày 25/4/1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 263/SL cử Đồng chí Nguyễn Lương Bằng làm Trưởng ban kiểm tra Trung ương kiêm chức Tổng thanh tra Chính phủ.
Tháng 4 năm 1957, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Chỉ thị số 16/CTTW quy định: “Về nội dung công tác Ban Kiểm tra của Đảng ở các cấp chỉ chuyên trách kiểm tra việc giữ gìn kỷ luật ở các cấp và xét đơn khiếu nại của các đảng viên về các vụ thi hành kỷ luật ở cấp dưới. Còn vấn đề kiểm tra việc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, của Chính phủ do Ban thanh tra của chính quyền ở các cấp giúp cấp uỷ và Ủy ban hành chính tiến hành”. Từ đó đến nay, ngành Kiểm tra của Đảng và Thanh tra của chính quyền được tách riêng.
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Điều lệ Đảng quy định tăng thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với đảng viên cho Ủy ban kiểm tra từ cấp huyện ủy, quận ủy và tương đương trở lên; quy định cơ quan Ủy ban kiểm tra cấp trên hướng dẫn, đôn đốc, chỉ đạo UBKT cấp dưới thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra.
Đến đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã được bổ sung nhiệm vụ “Giám sát cấp ủy viên cùng cấp, cán bộ diện cấp ủy cùng cấp quản lý và tổ chức đảng cấp dưới về việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Ðảng, nghị quyết của cấp ủy và đạo đức, lối sống...”. Riêng thẩm quyền xem xét kỷ luật của Ủy ban Kiểm tra đã được quy định từ Điều lệ Đảng khóa III, theo đó, Ủy ban Kiểm tra từ cấp huyện ủy, quận ủy, thị ủy trở lên có quyền thi hành kỷ luật đối với đảng viên, kể cả cán bộ thuộc diện cấp trên quản lý, nhưng không phải cấp ủy viên; quyền chuẩn y hoặc thay đổi hình thức kỷ luật trong việc giải quyết khiếu nại kỷ luật của đảng viên.
Đại hội XIII đã đánh giá cao hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng nhờ có đổi mới, công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong Đảng; những vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên được xử lý nghiêm minh, không có “ngoại lệ”, không có “vùng cấm”. Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng được tăng cường không chỉ có tác dụng giáo dục những cá nhân, tổ chức có vi phạm mà còn “có tác dụng cảnh báo, cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa sai phạm đối với tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên”.
2 - 0
#ngaynaynamay
27/8/1946: Chính phủ đã cho phép ngành Bưu điện in và phát hành bộ tem bưu chính đầu tiên của nước ta, theo sắc lệnh số 172/SL ngày 27/8/1946.
👉 Bộ tem đầu tiên này in chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, gồm 5 mẫu, màu và giá khác nhau. Tem in trên giấy tàu bạch. Hoạ sĩ Nguyễn Sáng đã thiết kế, thể hiện thành công những đường nét đặc sắc, khắc hoạ được hình ảnh Bác Hồ, người khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
💐Tại Điều 1 Quyết định 1670/QĐ-TTg năm 2016 quy định lấy ngày 27 tháng 8 hằng năm là “Ngày Tem Việt Nam”.
Ngày Tem Việt Nam được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh những đóng góp to lớn của tem bưu chính trong lịch sử dân tộc. Ngày Tem Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng, khẳng định vai trò lịch sử của tem bưu chính Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
2 - 0
#ngaynaynamay
Ngày 5-8-1930, Tạp chí Đỏ (tiền thân của Tạp chí Cộng sản) do đồng chí Nguyễn Ái Quốc sáng lập đã chính thức ra số đầu tiên. Qua các thời kỳ với các tên gọi khác nhau: Tạp chí Đỏ (1930); Tạp chí Cộng sản (1931); Tạp chí Bôn-sơ-vích (1935); Tạp chí Cộng sản (1941-1943); Tạp chí Sinh hoạt nội bộ (1947); Tạp chí Cộng sản (1950); Tạp chí Học tập (1955-1976); Tạp chí Cộng sản (1977 đến nay), Tạp chí đã đóng góp tích cực vào việc nghiên cứu, vận dụng, bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đóng góp cho công tác tuyên truyền, giáo dục lý luận, chính trị - tư tưởng và sự lãnh đạo, chỉ đạo thực tiễn cách mạng của Đảng.
3 - 0
Vô cùng tiếc thương, lưu luyến tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến!
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất xứng đáng là Người Cộng sản Chân chính, Nhà văn hóa lớn, Người học trò rất xuất sắc, gương mẫu, trung thành, tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo tiền bối ưu tú của Đảng ta, Dân tộc ta, Nhân dân ta.
Những ngày qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế hết sức đau buồn, tiếc thương về việc đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trút hơi thở cuối cùng và từ biệt chúng ta. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng với gia đình Tổng Bí thư đã ra Thông cáo đặc biệt về sự kiện này.
Cả nước tràn ngập niềm tiếc thương vô hạn, lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với nhà lãnh đạo tài năng, đức độ, tận tụy, gương mẫu của Đảng ta, quân và dân ta. Nhiều giọt nước mắt tuôn rơi nhưng không bi lụy; nhớ tiếc để làm sống dậy những kỷ niệm thân thương, tươi đẹp; nhiều việc làm tốt, nhiều suy nghĩ tích cực, nhân văn được lan tỏa mạnh mẽ trong đời sống và trên mạng xã hội những ngày qua.
Được tin đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam từ trần, Lãnh đạo các nước: Lào, Trung Quốc, Campuchia, Cuba, Nga, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu và lãnh đạo các nước thành viên ASEAN; nhiều nước, nhiều đảng cầm quyền, đảng chính trị, các tổ chức quốc tế đã đến các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài để viếng hoặc gửi điện, thư chia buồn đến Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất tâm đắc với những câu thơ của nhà thơ Tố Hữu viết về Bác Hồ lúc Người vừa đi xa "Mong manh áo vải hồn muôn trượng/ Hơn tượng đồng phơi những lối mòn". Tổng Bí thư khẳng định "Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, tất cả vì sự nghiệp chung, đó mới là người cộng sản chân chính !".
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất xứng đáng là Người Cộng sản Chân chính, Nhà văn hóa lớn, Người học trò rất xuất sắc, gương mẫu, trung thành, tiêu biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà lãnh đạo tiền bối ưu tú của Đảng ta, Dân tộc ta, Nhân dân ta.
Trong giờ phút đau thương này, tất cả chúng ta hãy đoàn kết cả trăm triệu người như một bên cạnh Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; biến đau thương, mang niềm tin yêu, kính trọng, biết ơn đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thành hành động cách mạng, thành mỗi suy nghĩ và việc làm tốt đẹp để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tất cả vì dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Xin nói lời cảm ơn sâu sắc nhất, lưu luyến nhất đưa tiễn đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng kính mến về với thế giới người hiền!
23 - 0
Ngày 09/07/1960 Thủ tướng chính phủ Phạm Văn Đồng đã ký Nghị định số 26 CP về việc thành lập Công ty du lịch Việt Nam - công ty trực thuộc bộ ngoại thương, bất chấp những khó khăn của chiến tranh và thiếu thốn cơ sở vật chất. Từ đó ngày 09/07 hàng năm cũng được chọn là ngày của du lịch Việt Nam nhằm ghi nhớ thời khắc lịch sử này, không ngừng trau dồi, phát triển để từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
5 - 0
Ngày của Cha hay còn được gọi với tên tiếng Anh là Father’s Day là ngày lễ tôn vinh những người làm cha. Tùy thuộc vào phong tục của nhiều nước mà ngày của Cha sẽ được tổ chức vào thời gian khác nhau. Tuy nhiên, ngày của Cha phổ biến nhất được tổ chức vào chủ nhật thứ 3 của tháng 6. Đây là ngày lễ bổ sung cho những ngày kỉ niệm nhằm tôn vinh cho các thành viên trong gia đình như ngày của mẹ, ngày của anh chị em, ngày của ông bà.
Trong năm 2024, ngày của Cha sẽ rơi vào Chủ Nhật, ngày 16/06.
* Nguồn gốc và ý nghĩa Ngày của Cha *
Ngày của Cha bắt nguồn từ câu chuyện có thật ở Mỹ, bởi bà Grace Golden Clayton. Vào ngày 5/7/1908 tại Fairmont, để tưởng niệm người cha quá cố trong một vụ nổ năm 1907. Vào năm 1908, bà đã chọn một ngày Chủ Nhật gần ngày sinh của cha để tưởng niệm về người cha yêu quý của mình.
Từ đó ngày Chủ Nhật thứ 3 của tháng 6 vào mỗi năm được chọn làm ngày của Cha và ngày ý nghĩa này dần phổ biến rộng ở nhiều nước trên thế giới.
Đây là một dịp nhằm tri ân công lao to lớn của người cha đã luôn yêu thương và che chở gia đình. Được xem là một ngày ý nghĩa để con cháu có thời gian nhìn lại và nhớ về những kỷ niệm đẹp của cha con, gắn kết thêm tình yêu thương lẫn nhau.
* Ngày của Cha tại Việt Nam *
Những năm gần đây với sự giao thoa văn hóa, bên cạnh những dịp truyền thống như lễ vu lan báo hiếu thì ngày của Cha cũng dần trở nên quen thuộc với mọi người. Đây là dịp để con cái thể hiện tấm lòng hiếu kính đối với người Cha của mình.
Thông thường trong dịp này mọi người sẽ chọn mua những món quà ý nghĩa tặng Bố trong ngày của Cha, những bó hoa hay lời chúc tốt đẹp sẽ được dành tặng đến người Cha. Đối với các bậc làm cha mẹ, không có niềm vui nào sánh bằng việc con cái trưởng thành khôn lớn . Vì vậy hãy cố gắng rèn luyện phấn đấu từng ngày để ngày nào cũng là ngày của Cha, ngày của Mẹ. Chúng ta hãy luôn trân trọng từng giây phút bên cạnh gia đình thân yêu của mình.
4 - 0
Ngày thanh toán không tiền mặt được tổ chức vào ngày 16/6 hằng năm nhằm khuyến khích việc thanh toán không sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế.
Thời gian qua, thanh toán không dùng tiền mặt đang tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam. Theo Ngân hàng Nhà nước, số lượng giao dịch thanh toán qua kênh Internet và Mobile bình quân giai đoạn 2021-2023 lần lượt tăng trưởng ở mức 52% và 103,3%; tăng trưởng về số lượng và giá trị thanh toán qua phương thức QR Code đạt hơn 170%. Đến hết 2023, Việt Nam có hơn 182 triệu tài khoản thanh toán cá nhân và có 87,08% người trưởng thành sở hữu tài khoản thanh toán.
Những con số tích cực về thanh toán không dùng tiền mặt cho thấy dịch vụ ngân hàng đã phổ cập đến phần lớn người dân và hệ sinh thái số đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam.
“Bật khoá an toàn - Mở đa tiện ích" cùng Ngày Không tiền mặt 2024!
4 - 0
Ngày 21/4 được chọn là Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam nhằm khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của sách đối với việc nâng cao kiến thức, kỹ năng, phát triển tư duy, giáo dục và rèn luyện nhân cách con người, khuyến khích và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng; đồng thời, tôn vinh những người có đóng góp cho việc phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.
2 - 0
“Tiếp tục bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới” là chủ đề của Tháng hành động vì an toàn thực phẩm, bắt đầu từ ngày 15/4 đến 15/5/2024 trên phạm vi toàn quốc. Thực phẩm là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng rất quan trọng và cần thiết cho cơ thể. Các chuyên gia dinh dưỡng gợi ý 4 nhóm thực phẩm an toàn tốt cho sức khỏe cần bổ sung vào thực đơn hằng ngày của mỗi gia đình.
2 - 0
Kênh Youtube: BTV Chuyên Đề - Kênh Youtube của Đài PTTH Bình Dương.
Cập nhật các thông tin liên quan đến tất cả các mặt của đời sống xã hội như: Văn hóa, kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ, khoa học đời sống, giáo dục, sức khỏe cuộc sống, kiến thức nông nghiệp, kiến thức pháp luật, kênh cầu nối phản ánh các thông tin của người dân đến các cơ quan chức năng,....
Rất mong Quý khán giả ủng hộ kênh: BTV Chuyên Đề.
Hãy nhấn SUBCRIBE hay ĐĂNG KÝ kênh ngay hôm nay để nhận những nội dung mới nhất.
🌹🌹🌹🌹🌹🌹 TRI THỨC LÀ KHÔNG GIỚI HẠN 🌹🌹🌹🌹🌹🌹